Ban Vận động đài Á Châu Tự Do (RFA) họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 17980)

image008

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, nguyên Chủ tịch Ban Vận Động Thành Lập Đài Á Châu Tự Do (Indochinese Committee for Radio Free Asia) đang đánh tiếng Chiêng đầu tiên khai mạc cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm Thứ Sáu 27/9/2013. Ảnh Thanh Phong.

image009

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu Giám đốc chương trình Tiếng Việt đài RFA phát biểu về những kinh nghiệm trong thời gian ông điều hành RFA tại cuộc họp báo ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam. Ảnh từ trái trên bàn chủ tọa các ông: Trần Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Trang, Nguyên Anh Giao và Đỗ Như Điện. Ảnh Thanh Phong.

image010

Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí giới thiệu 9 cơ quan truyền thông đến tham dự buổi họp báo gồm có: nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, nhật báo Việt Báo, đài truyền hình SBTN & SET, đài truyền hình Free.net, đài truyền hình VNA, đài truyền hình Little Saigon TV, đài VNCR, đài Bolsa Radio, báo Văn Hóa Magazine California.

 

Một số dữ kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công cho cuộc vận động thành lập Đài Á Châu Tự Do

 

Nguyễn Thanh Trang

 

- Bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989 đưa đến sự sụp đổ của các nước Cộng Sản tại Đông Âu và Liên bang Sô Viết vào các năm 1990 và 1991.

- Ngày 29-4-1991 T.T. Bush cho thành lập một Ủy Ban Đặc Nhiệm (Task Force)để duyệt xét sự hữu hiệu của tất cả các chương trình phát sóng, gồm VOA, Radio Free Europe, Radio Liberty, Radio & TV Marti (Phát sóng qua Cuba) để kiểm điểm chức năng và cơ cấu vận hành của tất cả các cơ quan đó để đưa ra những khuyến cáo cho Tổng Thống.

- Trong bản phúc trình của Ủy Ban Đặc Nhiệm đệ nạp Tổng Thống vào tháng 12-1991, ngoài các khuyến cáo liên hệ đến các chương trình phát sóng nói trên, Ủy Ban dặc nhiệm còn khuyến cáo nên thành lập một đài phát thanh tự do cho Á Châu để phá vỡ sự bưng bít thông tin của các nước Cộng Sản và độc tài, đặc biệt là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và Căm Bốt.

- Sau khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Dân biểu John Porter (Illinois) và Thượng Nghị Sĩ Josepn Biden (Delaware) mỗi vị đệ nạp một dự luật tại Hạ Viện và Thượng Viện Dự Luật thành lập Radio Free China.

- Ngày 31-7-1990, Bà Helen Bentley, dân biểu Mỹ gốc Nam Tư, đệ nạp dự luật cho thành lập Đài Á Châu Tự Do (HR-5413) để phát sang Việt Nam, Lào và Căm Bốt nhưng chưa được thông qua thì có cuộc bầu cử Hạ Viện, nên trong khòa họp mới, ngày 21-2-1991, DB Bentley tái đệ nạp dự luật RFA, lần này mang số HR-1049.

- Ngày 21-8-1990, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam phát động chiến dịch “Tiếng Gọi Tự Do” để ủng hộ dự luật RFA. Tổng Đoàn Thanh Niên, một tổ chức ngoại vi của Tổ Chức Phục Hưng và tuần báo Diễn Đàn Thanh Niên đã tổ chức nhiều buổi hội thảo về Đài RFA tại nhiều thành phố thuộc California, Texas và Hoa Thịnh Đốn. Tại các buổi hội thảo, Tổng Đoàn Thanh Niên đã phân phối 46 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng hương tham gia chiến dịch. Đặc biệt, vào tháng 11-1991 và đến tháng 3-1992, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã tổ chức hai Dạ Tiệc tại Orange County, California và tại Hoa Thịnh Đốn để dẩy mạnh nỗ lực ủng hộ Dự Luật thành lập RFA và gây quỹ yểm trơ Bà Dân Biểu Helen Bentlet tái tranh cử.

- Sự Ra Đời của Ban Vận Động Thành Lập Đài Á Châu Tự Do (Ban Vận Động, tiếng Anh là Indochinese Committee for Radio Free Asia) ra đời tại San Diego, ngày 21-10-1991, gồm có 23 thành viên. Cơ cấu điều hành đã được bầu lên như sau:

 _Chủ Tịch: Nguyễn Thanh Trang

 _Phó Chủ Tịch: Đỗ Như Điện

_Tổng Thư Ký: Nguyễn Anh Giao

Chỉ vài tuần lễ sau đó, qua sự quen biết và giới thiệu của thân hữu, Ban Vận Động đã mở rộng địa bàn hoạt động nhờ sự tham gia của nhiều nhân sĩ và tổ chức tại nhiều tiểu bang, trong số đó có nhiều vị nhiệt tình và tích cực như Ông Trần Minh Công và Luật Sư Đoàn Văn Tiên (Nam California), nhà báo Vũ Văn Hoa (Seattle), Luật Sư Nguyễn Đình Khương và Bác Sĩ Đoằn Yến (Los Angeles), ông Nguyễn Văn Bân (Portland), nhà báo Huỳnh Lương Thiện và Tiến Sĩ Đỗ Hùng (Bắc California), ông Bùi Quang Lâm và ông Phạm Văn Sinh (Arizona), Giáo Sư Phạm Thư Đăng (Massachussets), ông Phạm Đình Đệ (New Hamshire), ông Trần Văn Giỏi (New York) và ông Chu Bá Yến (Forida). Riêng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Ban Vận Động đã được sự giúp đỡ tận tình của anh Ngô Ngọc Hùng, một bạn trẻ có chương trình truyền hình Việt Nam duy nhất lúc bấy giờ, phỏng vấn chúng tôi và giới thiệu đến Cộng Đồng người Việt trong vùng về chiến dịch vận động thành lập Đài RFA. Cũng tại vùng nầy, Ban Vận Động đã nhận được sự hợp tác tận tình của rất nhiều nhân sĩ như GS Nguyễn Ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, BS Nguyễn Quốc Quân, Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh và quý ông Nguyễn Văn Tần, Trần Tử Thanh, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thanh Truyền và bà Marie Chi Ray.

Các Sự Kiện ành hưởng đến sự thành công:

- Một ngày sau khi Ban Vận Động ra đời, Nhật Báo San Diego Union Tribune và Đài truyền hình số 8 tại San Diego đã phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Trang về sự ra đời, mục đích và kế hoạch vận động của tổ chức mới ra đời.

- Ngày 18-12-1991, San Diego Council thông qua Nghị Quyết ủng hộ việc thành lập RFA.

- Ngày 7-1-1992, Quốc Hội Tiểu Bang Cakifornia thông qua California Assembly Joint Resolution No. 54 ủng hộ việc thành lập RFA.

- Ngày 19-2-1992, AFL-CIO Executive Council tuyên bố ủng hộ RFA và kêu gọi Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ cho thành lập RFA.

- Do nỗ lực của Ban Vận Động, ngày 25-3-1992, Thượng Nghị Sĩ John Seymour đã đồng ý đưa ra Dự Luật Thành Lập RFA (S-2407) tại Thượng viện

- Washington Times Editor (Mona Charen) ủng hộ RFA (1992).

- Tất cả 5 Dân biểu tại San Diego county đồng ý bảo trợ (co-sponsors) RFA (Tháng 3, 1992).

- 5 Dân Biểu tại San Diego cùng ký chung một bức thư gởi đến tất cả các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ liên bang kêu gọi họ ủng hộ RFA (Tháng 5, 1992).

- Trong một cuộc Town Hall Meeting với cử tri tại vùng Bắc Los Angeles (ngày 11-7-1992), Dân biểu Howard Berman đã tuyên bố ủng hộ RFA sau khi ngheBan Vận Đông trình bày lý do và nhu cầu tại sao RFA sẽ có lợi cho Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam và quyền lợi của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương.

- Có ba bài học quan trọng trong khi đi vận động, đó là (1) Khi vận động chính trị cũng phải phải tôn trọng nguyên tắc “có qua có lại”, nghĩa các vị dân cử sốt sắn giúp cử tri, thì cử tri phải sẵn sàng yễm trợ quỹ tranh cử và lá phiếu của cộng đồng; (2) Trước hết cần vận động các giời chức địa phương như City Council rồi mới đến các vị dân cừ tiểu bang và liên bang; (3) Uy thế và vai trò của các ký giả trong khi đi vân động chính giới ngoại quốc. Một bài báo giới thiệu về lập trường và thành tích của một ứng cử viên rất quan trọng, nhất là trong lúc họ ra tranh cử.

 

Về bài học thứ nhất, mỗi lần Ban Vận Động xin lấy hẹn để tiếp xúc với dân biểu hay thượng nghị sĩ nào, câu hỏi đầu tiên họ hỏi là trong phái đoàn có ai à cử tri của vị dân cử đó không. Nếu không có, thì họ sẽ từ chối ngay. Cũng trong tinh thần đó, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã tổ chức hai Dạ Tiệc trong hai năm 1991 và 1992, và vào thang 8-1992, Ban Vận Động Thành Lập Dài Á Châu Tự Do cũng đã tổ chức một buổi Hội Thảo tại San Diego về Dự Luật Thành Lập RFA với sự tham dự của Dân Biểu Helen Bently, nhân dịp đó đồng bào đã tích cực đóng góp vào quỹ tái tranh cử của tác giả Dự Luật RFA.

 

Về bài học thứ hai, chúng tôi đã nhờ nhật báo San Diego Union Tribune và đài TV số 8 của Mỹ để giới thiệu Ban Vận Động và Dự Luật thành lập RFA đến quần chúng Mỹ tại San Diego. Sau đó chúng tôi đã nhờ bà Gloria McCall, nghị viên thành phố San Diego vận động San Diego City Council thông qua một Nghị Quyết (Resolution) tuyên bố ủng hộ Dự Luật RFA. Tiếp đến, chúng tôi đã tiếp xúc tất cả các dân biểu Cộng Hòa lẫn Dân Chủ tại San Diego county để xin họ ủng hộ và bảo trợ Dự Luật RFA, đồng thời Ban Vận Động cũng nhờ một Dân Biểu và một Thượng Nghị Sĩ tiểu bang California soan chung môt Nghi Quyết để xin lưỡng viện Quốc Hội California ủng hộ Dự Luật RFA.

 

Về bài học thứ ba, chúng tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm, nhưng nỗi bật nhất là trường hợp nhà báo Vũ Văn Hoa với dân biểu Rod Chandlers từ Seattle. Hồi đó anh Vũ Văn Hoa là chủ nhiệm tờ Việt Nam Mới tại Seattle. Nhóm chúng tôi gồm có 5 người: các anh Vũ Văn Hoa, Trần Minh Công, Đoàn yến, Đoàn Văn Tiên và Nguyễn Thanh Trang. Anh Hoa là cử tri và là nhà báo tại Seattle nên chúng tôi cử anh Hoa đại diện khi đến văn phòng dân biều Rod Chandlers. Chúng tôi chỉ được một phụ tá tiếp đón vì họ bảo ông dân biểu đang bận họp. Trước khi chia tay, anh Hoa đã cho ông phụ tá biết là tờ báo của anh sẵn sàng dành cho ông dân biểu cơ hội trình bày chương trình và thông diệp ông muốn gởi đến khối cử tri người Mỹ gốc Việt. Thế là sau khi phái đoàn chúng tôi ra khỏi văn phòng đã khá xa thì ông phụ tá đã chạy theo mời phái đoàn trở lại vì ông dân biểu đã họp xong và sẵn sàng gặp phái đoàn. Kết quả là dân biểu Chandlers dã đồng ý ký tên ủng hộ dự luật RFA, và không những thế, sau đó ông còn vận động thêm vài dân biểu khác ủng hộ dự luật nầy. Cố nhiên, anh Hoa cũng đã giữ lời hứa và tận tình giúp đỡ ứng cử viên Chandlers.

 

Vài Sự Kiện Tiêu Biểu:

• Dân biểu Howard Berman, gốc Do Thái, Chairman, International Operations Sub-Committee đã ngâm tôm Dự Luật RFA của bà Helen Bentley khá lâu, không chịu đưa Dự Luật ấy ra cứu xét. Ban Vận Động đã nhiều lần xin gặp đều không được đáp ứng. Cuối cùng, đã phải đợi đến lúc ông ta tổ chức Town Hall Meeting trong tháng 6-1992 để vận động tái cử tại vùng Bắc Los Angeles, Ban Vận Động đã nhờ TT Thích Đức Niệm, giám đốc Phật Học Viện Quốc Tế gần nơi có Town Hall Meeting, mời được 12 cử tri phật tử và 2 Đại Đức cùng đi với Nguyễn Thanh Trang đến dự Town Hall Meeting. Nhờ cuộc gặp gỡ đó, dân biểu Howard Berman đã đồng ý co-sponsor dự luật RFA và đưa dự luật RFA ra để được Tiểu Ban do ông làm Chủ Tịch thông qua trước khi đưa ra cho toàn thể Hạ Viện thảo luận và bỏ phiếu.

• Heritage Foundation, một tổ chức think tank của Đảng Cộng Hòa tại Hoa Thịn Đốn đã có một cuộc họp với Ban Vận Động vào mùa Xuân năm 1992 và đồng ý ủng hộ dự luật thành lập RFA.

• Ông Phạm Thư Đăng, một phụ tá của Bill Clinton, ứng cử viên Tổng Thống đảng Dân Chủ và là thân hữu của Nguyễn Thanh Trang và Trần Minh Công đã vận động và được Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 1993 đưa vào Platform là Đảng Dân Chủ ủng hộ RFA. Từ đó, công cuộc vận động đã trở nên dễ dàng hơn trước, nhất là đối với các vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ.

• Sau nhiều lần gởi thư xin Tổng Thống Bush ủng hộ RFA nhưng vẫn không có kết quả, ngày 28-10-1992, Nguyễn Thanh Trang đã cho đăng trên nhật báo San Diego Union Tribune trang OPINION, bài báo nhan đề “A link to truth inside the Bamboo Curtain”dài hơn nửa trang nhật báo trình bày nhu cầu phải phá vỡ sự bưng bít thông tin tại các nước Cộng Sản độc tài ở Á Châu và công khai kêu gọi TT Bush ủng hộ Dự Luật RFA. Vào đoạn cuối bài báo, tác giả đã kết luận:

“ Unless President Bush changes his mind and pledges his support for this plan, many Asian Americans – who constitute about 10 percent of California’s electorate and are generally solid Republican voters – will desert him next week”. Nhưng Tổng Thống Bush vẫn giữ im lặng và chỉ mấy ngày sau ông đã bị thất cử trước đối thủ Bill Clinton thuộc Đảng Dân Chủ.


Vài chi tiết quan trọng khác:

- Ban Vận Động đã mời được nhiều thân hữu và tổ chức người Việt tại nhiều thành phố và tiểu bang quan trọng khắp Hoa Kỳ tham gia vận động.

- Thành viên của BVĐ tại các địa phương đã hoạt động rất tích cực và hữu hiệu. Họ đã vận động đồng hương gởi thư, lập phái đoàn đến gặp các vị dân cử để xin hỗ trợ. Nhờ đó nhiếu Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ tại nhiều tiểu bang đã đồng ý ghi tên vào danh sách “Co-sponsors” cho Dự Luật RFA.

- Trong 3 năm liên tiếp 1992, 1993 và 1994 BVD đã tổ chức 3 phái đoàn về Hoa Thịnh Đốn để vận động lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ. Mỗi lần có trên 30 người đến từ nhiều nơi như Seattle, Oregon, San Francisco, San Jose, Los Angeles, Orange County, San Diego, Illinois, Michigan, Arizona, Massachusetts, New Hampshire, New York, New Jersey, Philadelphia, Maryland, Virginia, New Orleans, Florida, Dallas và Houston, Texas. Các phái đoàn nầy đã tổ chức thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người, chia nhau đến vận động các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc.

- BVĐ đã nhận được sự hỗ trợ tích của Tổ Chức Phục Hưng và một số thành viên của Nghị Hội tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

- Đây là một cuộc vận động quy mô có tính cách “Grass root”, vì thế, sau khi Dự luật RFA đã được lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã đưa ra một Nghị Quyết ca ngợi nỗ lực vận động Dự Luật RFA của chúng ta hữu hiệu và xuất sắc chưa từng thấy từ các cộng đồng thiểu số.

- BVĐ luôn luôn xử dụng thế đòn bẩy để gia tăng hiệu năng vận động, ví dụ nhờ báo chí, T.V và quần chúng hậu thuẩn. Điễn hình nhất là nhờ 5 dân biểu tại San Dego có cả Dân Chủ và Cộng Hòa cùng ký thư chung kêu gọi các vị dân cử khác và Tổng Thống ủng hộ Dự Luật RFA.

- Nhật báo Orange County Register đã ca ngợi nỗ lực vận đông hành lang quốc hội của Ban Vận Động và cộng đồng người Việt còn giỏi hơn cả kỷ nghệ thuốc lá.

- Vào đầu năm 1995, dự luật RFA được lưỡng viện Quốc Hội thông qua, và đến ngày 30-4-1995, TT Bill Clinton ký ban hành đạo luật Thành Lập RFA.

- RFA bắt đầu phát thanh sang Trung quốc vào tháng 9-1996, và đúng ngày Mồng Một Tết âm lịch (tháng 2- 1997), RFA Việt ngữ bắt đầu phát sóng về Việt Nam./

30 Tháng Mười 2014(Xem: 22493)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 23953)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18041)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17872)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17654)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19330)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18179)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17930)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16880)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18507)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19348)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17871)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18963)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19086)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19385)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32509)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21088)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18123)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19663)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.