Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận mới trừng phạt Nga

23 Tháng Bảy 20177:22 CH(Xem: 8973)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ  HAI 24 JULY  2017


Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận mới trừng phạt Nga


image018

Bản quyền hình ảnh Handout/Getty Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G20 tại Hamburg, CHLB Đức hôm 07/7/2017.


Các nhà lãnh đạo của lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý trên phương diện lập pháp cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga vì các cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm ngoái.


Thỏa thuận về lập pháp mới cũng sẽ hạn chế khả năng của Tổng thống Donald Trump về việc trừng phạt Nga.


"Một Quốc hội gần như đoàn kết hoàn toàn đã sẵn sàng để gửi tới Tổng thống Putin một thông điệp rõ ràng trên danh nghĩa của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta, và chúng ta cần Tổng thống Trump giúp chúng ta truyền đạt thông điệp đóThượng Nghị sỹ Ben Cardin


Trước đó, ông Trump từng nói rằng ông cần được tự do về ngoại giao với Kremlin.


Thời gian ông Trump nhậm chức đã bị trần ngập trong các cáo buộc rằng Nga đã cố gắng làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016.


Moscow phủ nhận bất kỳ hành động sai trái nào nhưng một số cuộc điều tra của Mỹ đang xem xét liệu có ai trong ê-kíp vận động tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga hay không.


Các phóng viên nói rằng thỏa thuận lưỡng đảng cho thấy quyết tâm của Quốc hội duy trì một lập trường vững chắc chống Nga, bất kể quan điểm của ông Trump.


Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật, nhưng làm như vậy sẽ chỉ làm tăng sự nghi ngờ rằng ông quá thân hay ủng hộ điện Kremlin, các phóng viên nói.


Mặt khác, nếu ông ký nó, ông sẽ áp phải thực thi các luật pháp mà chính quyền của ông, với tư cách cánh hành pháp, chống đối.


image019

Bản quyền hình ảnh Handout/Getty Image caption Tổng thống Trump từng nói ông cần có được tự do về ngoại giao với Kremlin.


'Quốc hội đoàn kết'


Thượng nghị sĩ Ben Cardin, nhân vật cao cấp nhất của đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói thỏa thuận đã đạt được sau "các đàm phán căng thẳng".


"Một Quốc hội gần như đoàn kết hoàn toàn đã sẵn sàng để gửi tới Tổng thống Putin một thông điệp rõ ràng trên danh nghĩa của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta, và chúng ta cần Tổng thống Trump giúp chúng ta truyền đạt thông điệp đó," ông nói.


Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ Thượng viện, cho biết Hạ viện và Thượng viện sẽ hành động theo luật "ngay lập tức, dựa trên cơ sở lưỡng đảng rộng lớn". Ông nói rằng một đạo luật trừng phạt mạnh mẽ là "cần thiết".


Dự luật cũng bao gồm khả năng trừng phạt thêm đối với Iran và Bắc Hàn. Dự luật đã được Thượng viện thông qua và Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào ngày thứ Ba, 25/7/2017.


image020

Bản quyền hình ảnh Alex Wong/Getty Image caption Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Sergei Kislyak (trái) đã lên đường về nước sau 9 năm làm quan chức ngoại giao cao cấp nhất của Moscow tại Hoa Kỳ.


Luật sẽ cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì sát nhập Crimea vào năm 2014, cũng như vì can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.


Hoa Kỳ đã có một loạt các biện pháp chế tài đối với nhiều cá nhân và công ty Nga trong vụ Crimea. Vào tháng 12, sau khi các tuyên bố về tấn công mạng đối với cuộc bầu cử ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã trục xuất 35 nhà ngoại giao và đóng cửa hai cơ sở ngoại giao của Nga ở Hoa Kỳ.


Kremlin đã yêu cầu các cơ sở bị chiếm giữ phải được trả lại và đã đe dọa có "các biện pháp cụ thể" để trả đũa.


Mặc dù tất cả đều đồng ý Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền ân xá, tại sao lại nghĩ đến điều đó khi tội ác duy nhất là các tin tức rò rỉ chống lại chúng tôi. Tin thất thiệtTổng thống Trump trên Twitter


Sau cuộc hội đàm cấp cao hồi tuần trước, một quan chức Nga nói rằng vụ việc gần như đã được giải quyết.


Tuy nhiên, dự luật mới của Mỹ sẽ gây khó khăn cho Tổng thống Trump sửa đổi các biện pháp trừng phạt hoặc trả lại tài sản ngoại giao mà không có sự đồng ý của Quốc hội.


Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump đã gợi ý ông sẽ cân nhắc việc công nhận Crimea là một phần của Nga và đề nghị gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.


Trong một diễn biến khác, đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak đã về nước, sau khi kết thúc nhiệm kỳ chín năm của mình.


Ông Kislyak đã được liên kết với một số cộng sự của Tổng thống Trump và đã được giới truyền thông Hoa Kỳ coi là một nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra về các can thiệp vào bầu cử Mỹ. Người kế nhiệm ông Kislyak chưa được nêu tên.


image021
Bản quyền hình ảnh Jeff J Mitchell/Getty Image caption Ông Donald Trump được cho là có thể sắp sử dụng quyền ân xá của tổng thống cho các thành viên gia đình, trợ lý và thậm chí với bản thân ông.

Chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục điều tra về khả năng có sự thông đồng giữa ê-kíp vận động tranh cử của Trump với Nga, điều mà ông Trump đã nhiều lần phủ nhận.


Trong một thông điệp trên Twitter hôm thứ Bảy, 22/7, tin cho hay ông Trump đang cân nhắc việc 'ân xá' của tổng thống cho các thành viên trong gia đình, các trợ lý và thậm chí chính bản thân.


Các tổng thống có quyền tha thứ cho người dân trước khi tội lỗi được xác định hoặc thậm chí trước khi bị buộc tội.


Ông Trump viết trên Twitter: "Mặc dù tất cả đều đồng ý Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền ân xá, tại sao lại nghĩ đến điều đó khi tội ác duy nhất là các tin tức rò rỉ chống lại chúng tôi. Tin thất thiệt."


Thượng nghị sĩ Mark Warner, một đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Tình báo Thượng viện, mô tả động thái trên là đáng lo ngại. "Xin lỗi bất cứ cá nhân nào có liên quan sẽ vượt qua một đường cơ bản," ông nói thêm./( BBC 23/7/17)