Ấn Độ: Ký sự chuyến Hành hương ''Thắp Lửa Tâm Linh'' mùa Thu 2016

24 Tháng Mười Một 20168:33 CH(Xem: 11998)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU   25  NOV  2016


Ký sự chuyến Hành hương ''Thắp Lửa Tâm Linh'' mùa Thu 2016



GocKhuat Tam Hon


 


image033


 Namo Sakya Muni Buddha



Hành hương chiêm bái Tứ động tâm


 


Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời


 và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca. Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, 


Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp


 lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Sở dĩ được gọi


 là động tâm vì bốn nơi này là Thánh địa rất linh thiêng, khiến cho khách hành hương bị xúc động, chấn động 


mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn dõng mãnh hơn trong sự nghiệp tu tập.


 


Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, 


có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, 


Tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sanh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ 


Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập 


Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ,


 thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.


 


Như vậy, theo lời dạy của Đức Phật, những ai có đủ duyên lành hành hương chiêm bái, đảnh lễ Tứ động tâm thì


 được phước báo lớn. Đặc biệt, những vị hành giả nào trong và sau khi chiêm bái Thánh tích mà thành tựu được tâm


 tịnh tín, tức lòng tin kiên cố không lay chuyển, bất động vào Tam bảo cùng với tâm hoan hỷ, luôn vui vẻ và an lạc 


nhẹ nhàng, thì chắc chắn vị ấy sẽ được sanh vào các cõi lành. Đồng thời, nếu những vị ấy phát tâm cầu giải thoát, 


thì việc chiêm bái Tứ thánh tích sẽ trợ duyên cho các hành giả rất nhiều trong lộ trình tu tập, nhất là sự tinh tấn 


và nhiếp phục tâm.


 


Ngày nay, tại các Thánh tích này, mỗi ngày có rất nhiều chư Tăng và Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đến


 hành hương chiêm bái. Mặc dù các Thánh tích Phật giáo tại Ấn đã theo thời gian trở nên hoang phế nhưng


 năng lượng tâm linh của Đức Phật và chư vị Thánh tăng ở những nơi ấy vẫn còn dào dạt, khách hành hương 


cảm nhận được sự hộ trì của Tam bảo rất rõ ràng. Đặc biệt, tại Thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật


 thành đạo dưới cội bồ đề, nhiều vị hành giả đã dừng chân khá lâu ở đây để miên mật dụng công tu tập. 


Theo kinh nghiệm riêng của họ, được tu tập ngay trên Thánh địa là một phước duyên, vì họ nhận được rất 


nhiều sức gia trì và hộ niệm của Đức Phật.


 


Như vậy, trường hợp của quí Đạo hữu Phật tử nếu hội đủ duyên lành hành hương chiêm bái Tứ động tâm với tất 


cả sự khát ngưỡng của một cuộc hành trình tâm linh thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều phước báu. Chính sự 


chuyển hóa nội tâm sau cuộc hành hương sẽ làm thay đổi quan niệm sống, biết tỉnh thức trước tham ái, phiền não 


nên cải tạo được nghiệp lực. Một khi nghiệp nhân đã được thay đổi, chuyển hóa theo hướng thiện lành thì nghiệp 


quả sẽ tốt đẹp, viên mãn ngay trong đời này và những đời sau.


 


Điều cần thiết phải thành tựu trong lúc hành hương là ngoài việc thành tâm chiêm bái, đảnh lễ với hình thức bên


 ngoài thì trong tâm linh phải tiếp xúc và cảm nhận được sự gia trì và hộ niệm của Phật tổ. Một người hời hợt, 


chỉ chú trọng hình thức, tâm không chí thành, hành hương về đất Phật như một cuộc du ngoạn hay nghiên cứu 


lịch sử thì khó “động tâm” để thức tỉnh và chuyển hóa. Trong ý nghĩa đó, nếu chưa hội đủ duyên lành để thực hiện 


một chuyến hành hương về đất Phật, chiêm bái và đảnh lễ bốn Thánh tích thì chúng ta hãy hướng về Pháp thân. 


Pháp thân Phật có ở khắp nơi, chiêm bái và đảnh lễ Phật bằng tâm thanh tịnh của chính mình cũng giúp chúng ta 


thành tựu phước báo vô lượng và nhận được trọn vẹn sức gia hộ của chư Phật.


.. Con trở về đây dưới bóng Từ 


Như vừa thức giấc cõi phù hư .


Trăm năm sương khói trần gian mộng


Sao bằng một bước hướng Chân Như....


Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ


 


Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, chư Pháp hữu, quí Phật tử và toàn thể thành viên của chuyến 


Hành hương '' Theo Dấu Như Lai '' kỳ 9 một số hình ảnh của cuộc hành trình Tâm linh trong tháng 11 -2016


 vừa được viên mãn. Nguyện cầu tất cả đều được vô lượng an lành trong hồng ân Tam Bảo. Kính chúc ''cả nhà'' 


luôn tinh tấn trên lộ trình hướng về giải thoát, và mọi sự đều được tùy tâm mãn nguyện. 


Xin chân thành tri ân.   


 


  Nguyện đem tâm thanh tịnh


  Cầu pháp giới chúng sinh


  Thoát ly luân hồi khổ


  Phật đạo chóng viên thành. 


With Metta


  Thích Tánh Tuệ


 image035


image036


image038


 image040


image042


 image044


image046

image048

 


image050


image052image054 image056


image058


Con trở về đây với Thế Tôn - Buồn, vui xen lẫn ở trong hồn


Như từ lâu lắm chưa về gặp - Giây phút làm sao vơi ý ngôn!!


 image060


image062


 image064


Đoàn hành hương Theo Dấu Như Lai kỳ 9 chiêm bái Xá Lợi Phật tại viện bảo tàng Quốc gia New Delhi


 image066


image068


 image070


image072


 image074


image076


 image078


image080


 

Lộc Uyển (鹿苑-Sarnath) còn gọi là Lộc Dã (鹿野-Mrigadava, vườn nai) là nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như (陈如-Koṇḍañña), kinh gọi là chuyển pháp luân. Vườn Lộc Uyển nằm cách thành phố cổ Varanasi (Ba La Nại-菠羅奈) khoảng 10 km. Varanasi trước đây là thủ phủ của bang Uttar Pradesh, nay thủ phủ dời về Lucknow. Tại đây có tháp Dharmarajika là một trong số những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng, vật liệu của tháp đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18.


 image082


image084


 image086


image088


 image090


image092


 image094


image096


image098 


image100


 image102


image104


 image106


image108


 image110


image112


 image114



Thành Xá Vệ (舍衛-sa. śrāvastī pa. Savatthi) là kinh đô của nước Kiều Tát La (憍薩羅- Kosala), do vua Ba Tư Nặc (波斯匿-Pasenadi) cai trị. Nơi đây có Tịnh Xá Kỳ Viên mà trưởng lão Cấp Cô Độc đã mua của thái tử Kỳ Đà (Jeta) để làm nơi cư trú chính cho Đức Phật và các đệ tử. Về sau thái tử Kỳ Đà bị em là Tỳ Lưu Ly sát hại vì không ủng hộ cuộc tàn sát dòng họ Thích Ca. Phật đã trải qua 25 mùa an cư kiết hạ tại đây. Cách tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) khoảng 5 km có một vườn xoài, đó là khu Đông viên Lộc Mẫu giảng đường (東園鹿母講堂-Pubbārāma Migāramātupāsāda), do nữ thí chủ Tỳ Xá Khư (毗舍佉-Visakha) cúng dường. Bà sống trên 120 tuổi, qua đời sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 60 năm. Trước cổng tịnh xá Kỳ Viên có một cây Bồ Đề cổ thụ đến nay vẫn còn, do tôn giả A Nan Đà (阿難陀-Ānanda) trồng, chiết cành từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo. Savatthi ngày nay cũng nằm sát biên giới Nepal- Ấn Độ,  thuộc quận Shravasti, bang Uttar Pradesh, cách Lucknow (thủ phủ của bang) 170km về phía bắc.


 image116


image118


 image120


image122


 image124


image126


 image128


image130


 image132


image134


 image136


image138


 image140


image142


 image144


image146


 image148


image150


 



 



 



 



 



 



 



 



 



 


 

29 Tháng Năm 2019(Xem: 10573)