President's Day: Các vị tổng thống Hoa Kỳ

18 Tháng Hai 201611:18 CH(Xem: 12387)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 19 FEB  2016

Các vị tổng thống Hoa Kỳ

Giao Chỉ, San Jose

image158
​Thưa các bạn độc giả.

Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.

Tình tự dân tộc ở đâu?

Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.

Vẫn còn nhớ khởi đi từ cuối thập niên 70, anh em gặp nhau trên con đường xuôi ngược tìm nơi định cư. Tay bắt mặt mừng, hỏi rằng bây giờ bạn làm gì ở đâu. Câu trả lời nhẹ nhàng lý thú: trước làm hãng Ford, mới đây thì lãnh lương Carter. Check Carter lãnh đủ 4 năm, rồi qua làm việc với tổng thống Reagan. Cho đến bây giờ có nhiều bạn cao niên chúng tôi lãnh tiền già của vị tổng thống mới mà vẫn quen mồm gọi là anh Obama. Hết sức là tự do dân chủ.

Dân ta ở Mỹ đã 10, 20 hay thậm chí 40 năm. Đã đứng lên nghe đọc lời thề vào quốc tịch. Vui vẻ giơ tay thề bỏ hết những giây mơ rễ má với quê hương cũ, sẽ một lòng cầm súng chiến đấu cho Tổ Quốc mới, nhưng thật sự tấm lòng không hề rung động với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.

“Lòng quê gởi áng mây tần xa xa”

Người thì làm ăn cật lực để gởi tiền về quê. Mua đất, cất nhà. Người thì đi về như đi chợ. Người thì đốt lửa, thổi gió đấu tranh về quê hương. Hết năm này qua năm khác. Bao nhiêu là đám cưới, bao nhiêu lần khai sinh, bao nhiêu đám ma. Ở trên miền đất đầy cơ hội đã hơn một phần ba thế kỷ mà sao vẫn mang tâm trạng lưu đầy, mãi mãi làm người lưu vong trong hoàn cảnh tạm dung.

Bài học lịch sử và tình tự dành cho Tổ Quốc mới, khi thi xong nhập tịch là buông xuôi hết. Như vậy, phải chăng chúng ta đối xử với nước Mỹ dường như không phải đạo.

Kể từ năm 75 cho đến nay là năm hai không mười sáu.  Chẳng mấy chốc mà qua nửa thế kỷ lưu vong. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải dành cho cái đất nước tử tế này một chút tình dân tộc mới.

Xin vui lòng đọc bài giải bầy này với mối chân tình.

Xin đọc lại bài học quốc tịch bằng tấm lòng thành.

Các vị tổng thống Hoa Kỳ

Ghi dấu lịch sử đầu tiên dành cho vị tổng thống thứ nhất George Washington. Ông là vị khai quốc công thần, là cha già dân tộc, là quốc phụ của Hoa Kỳ. Vị tướng chỉ huy cuộc chiến tranh cách mạng chống Anh quốc. Thành lập Hiệp chủng Quốc và lên làm tổng thống 2 nhiệm kỳ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1796. Vì vậy nước Mỹ có ngày President’s Day cũng gọi là Washington’s Birthday. Sau đó người ta cũng ghép chung vào ngày lịch sử này để kỷ niệm thêm ngày sinh nhật của vị tổng thống thứ 16 là Abraham Lincoln. Ông sinh ngày 12 tháng 2-1809. Cho đến nay ngày President trở thành ngày quốc lễ và nước Mỹ chọn ngày Thứ hai của tháng Hai, nằm giữa sinh nhật của hai vị tổng thống vĩ đại. Một người lãnh đạo kháng chiến thành lập quốc gia. Một người chiến thắng cuộc nội chiến, thống nhất đất nước.

Nếu hỏi rằng, ngoài hai vị kể trên trong tất cả các vị tổng thống Hoa Kỳ hơn 200 năm qua thì còn có tổng thống nào xếp hạng cao trong lịch sử. Hoa Kỳ có ngay câu trả lời.

Các tổng thống vĩ đại của nước Mỹ

Câu trả lời không phải bằng văn bản mà bằng cả 1 công viên quốc gia. Không phải là vườn cảnh, tượng đài mà bằng núi đá. Tại tiểu bang South Dakota có hình tượng khắc trên đá. Các hình tượng vĩ đại của 4 ông tổng thống vĩ đại. Trái núi chiếm diện tích 1,300 mẫu tây, với tượng đài cao 60 bộ nằm trên khu đất cao 5,700 feet trên mặt biển. Từ trái qua phải là hình tổng thống Washington, Jefferson, Roosevelt, và Lincoln.

Tổng thống Jefferson là người nhậm chức thứ ba, nhưng là cha đẻ của bản Tuyên ngôn độc lập. Ông đã viết ra những câu bất hủ trong các bản văn lịch sử để làm khuôn vàng thước ngọc cho đời đời. Đó là câu: “Con người sinh ra bình đẳng và ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Vị sau cùng là tổng thống Roosevelt, người đã lãnh đạo nước Mỹ khi nhân loại bước vào thế kỷ 19. Tượng đài khắc trên núi Rushmore là công trình thực hiện cha truyền con nối của gia đình điêu khắc gia Borglum. Ngày nay có hai triệu du khách đến thăm hàng năm.

Tinh hoa của dân chủ

Với hơn 200 năm lập quốc, nền dân chủ của Hoa Kỳ không một lần nào thay đổi người lãnh đạo mà có rối loạn binh đao. Hoàn toàn không có đảo chính, cách mạng, binh biến. Ngay cả những lúc chiến tranh sóng gió hay lúc các vị tổng thống bị truất phế, từ chức thì việc thay đổi cũng tuần tự theo luật lệ hoàn tất rất nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối.

Theo hiến định, khi vị tổng thống tại chức qua đời hay từ chức thì ông phó lên thay. Nếu không có phó tổng thống hay vì lý do gì, ông phó không lên thay thì người thứ ba là chủ tịch hạ viện và kế tiếp là bộ trưởng ngoại giao. Trong thể chế dân chủ, quyền hạn do các chính trị gia nắm giữ nên vai trò bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng liên quân thuộc phe quân sự không nằm trong danh sách được giao quyền lãnh đạo đất nước.

Trong hoàn cảnh thuộc về đợt di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 20, nếu chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của tất cả các vị tổng thống Hoa Kỳ sẽ tìm thấy rất nhiều chi tiết lý thú. Tuy nhiên, nói đến mối giao tình Việt Mỹ phải kể lại câu chuyện sử liệu từ thời tổng thống thứ 18 của Hiệp Chủng Quốc là ông Grant vào năm 1869.

Việt sử ghi lại rằng vào năm 1870, ông Bùi Viện gốc làng Trình Phố, tỉnh Thái Bình dưới triều Tự Đức được cử đi sứ qua Hồng Kông rồi nhân dịp này theo tàu viễn dương qua Hoa kỳ vào triều đại Tổng thống Ulysses Grant. Tổng thống Mỹ tiếp kiến hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam canh tân. Ông Bùi Viện về nước trình lên kết quả và lại trở lại Mỹ quốc lần thứ hai. Tuy nhiên, kỳ này Hoa Kỳ lại đổi ý nên việc viện trợ không thành.

Dù sao thì đây cũng là một ghi dấu về những ngày bang giao Việt Mỹ đầu tiên. Nhưng suốt một trăm năm từ thời kỳ1850 đến 1950 miền Đông Nam Á vẫn trong vòng ảnh hưởng của Pháp nên Việt Nam không có cơ hội liên hệ với Hoa Kỳ. Cho đến năm 1975, cựu đại sứ Bùi Diễm, thuộc giòng họ Bùi Viện, đại diện Việt Nam Cộng Hòa lại thất bại trong lần xin viện trợ cuối cùng.

Tổng thống Hoa Kỳ và chiến tranh Việt Nam

Cho đến thời kỳ 1954 của tổng thống thứ 34 là ông Eisenhower, Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc.

Vào cuối thập niên 50, trong chuyến đi Mỹ, chúng ta thấy hình ảnh ông Eisenhower đón chào tổng thống Ngô Đình Diệm và ca ngợi vị nguyên thủ Việt Nam là vĩ nhân của Đông Nam Á. Và chẳng bao lâu sau đó, vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ là ông Kennedy đã gián tiếp trách nhiệm về cuộc đảo chánh và việc hạ sát anh em ông Diệm năm 1963 tại Sài Gòn. Ông Kennedy tuy giải tỏa được một chế độ cản đường nhưng cũng rất ân hận về cái chết của ông Diệm. Cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy đều là Thiên Chúa Giáo.

Nhưng niềm ân hận cũng không lâu, chỉ sau một thời gian ngắn đến lượt ông Kennedy bị ám sát chết tại Dallas, Texas.

Cái chết của cả hai vị tổng thống đều vẫn còn nhiều bí ẩn cho đến ngày nay. Ông Johnson lên thay trong vai trò tổng thống thứ 36 với gánh nặng chiến tranh Việt Nam. Ông là người quyết tâm nhưng vẫn không thành công và để cho ông Nixon lên thay với chiêu bài Việt Nam hóa chiến tranh, rút quân về bằng mọi giá.

Năm 1974, Nixon, vị tổng thống thứ 37 vì Watergate phải từ chức. Ông Gerald Ford thứ 38 lên thay, thể theo lòng dân và quốc hội, quay lưng cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ nay đối với Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ còn là vấn đề nhân đạo.

Với 5 vị tổng thống can dự vào chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford, người Mỹ gọi đây là The War of the Presidents. Ý nói là cuộc chiến riêng tư của các vị tổng thống, không can dự gì vào nước Mỹ và dân Mỹ. Làn sóng chống chiến tranh của dân Mỹ dâng cao với các cuộc xuống đường hàng triệu người. Bây giờ sống tại đây chúng ta mới có thể hiểu được là lòng dân của Mỹ quốc thực sự ảnh hưởng đến chính quyền ra sao. Không cần đúng hay sai, không cần giữ lời cam kết. Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng, hy sinh rất giới hạn. Đánh không xong thì rút, sống chết mặc bay. Từ các quan niệm đó, định mệnh đưa chúng ta đến Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ và dân tỵ nạn Việt Nam

Sau ông Ford, dân tỵ nạn lần lượt sống với 5 vị tổng thống của thời hậu chiến. Bắt đầu từ ông Carter, tổng thống thứ 39, ông già hiền lành đạo đức chính là vị ân nhân đầu tiên mở cửa nước Mỹ cho thuyền nhân từ các trại tỵ nạn vào Hoa Kỳ.

Khi đoàn biểu tình Việt Nam thắp nến đi trước Bạch Cung để than khóc cho thuyền nhân thì ông Carter đã mở cửa ban công ngó xuống vẫy tay chào. Nước mắt dân tỵ nạn Việt Nam di tản đợt đầu, nhỏ giọt xuống đại lộ Constitution đã làm động lòng ông tổng thống chuyên cất nhà Homeless. Lệnh tổng thống ban ra từ đây các tàu chiến của hạm đội số Bảy bắt đầu xua đuổi hải tặc và vớt người di tản. Các phái đoàn Mỹ lên đường đến phỏng vấn tại trại tỵ nạn Đông Nam Á. Rồi tiếp đến ông thứ 40 là Reagan suốt 8 năm đưa ra các đạo luật tỵ nạn, khởi sự các buổi thảo luận thả tù, để sau này ông Bush số 41 tiếp tục mở rộng tấm lòng nhân đạo.

Bước qua thập niên 90, triều đại Bill Clinton, tổng thống thứ 42 là thời kỳ của hòa giải và hàn gắn. Clinton mở đường hiệp thương, giải tỏa cấm vận, đưa tay dắt đường cho Hà Nội trở về với thế giới tự do. Sau cùng ông Clinton chấm dứt nhiệm kỳ bằng một chuyến công du cuối cùng dưới hình thức qua Việt Nam để trình diễn một màn Workshop dân chủ đi từ Hà Nội đến Sài Gòn.

Qua đến ông Bush, vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ đã đem bài học Việt Nam ra để đánh trận Trung Đông, nhưng đã gặp nhiều cay đắng. Bây giờ đến lượt tổng thống Obama, với hoàn cảnh thế giới điên đảo, nợ nần chồng chất, ông có quá nhiều mối bận tâm. Hồ sơ Việt Nam và hồ sơ di dân tỵ nạn sẽ còn lâu mới đem ra thảo luận.

Xem như vậy, lịch sử cận đại của Hoa Kỳ từ 1954 đến nay có 11 vị tổng thống. Năm vị tham dự vào cuộc chiến Việt Nam. Ba triệu lính lần lượt tham chiến. 58 ngàn người chết. Mỗi vị tổng thống khi nhắc đến Việt Nam đều mang một kỷ niệm cay đắng khôn nguôi.

Kể từ 1975 đến nay, 5 vị tổng thống liên quan đến dân Việt Nam hậu chiến, qua các lãnh vực di dân tỵ nạn và nhân đạo. Cả 5 người đã mang một quan niệm mới mẻ về hai chữ Việt Nam. Đã bớt phần đau thương cay đắng. Trong những năm gần đây, sự thành công của người Việt tại Hoa Kỳ trong tất cả các lãnh vực đã đem đến cho các ứng cử viên tổng thống một ý niệm mới mẻ tốt đẹp của chúng ta tại quê hương mới. Riêng tổng thống Obama, trong bài diễn văn nhậm chức đã nhắc đến Việt Nam qua trận Khe Sanh.

Bây giờ sẽ đến lượt con cháu chúng ta sẽ làm quen với vị tổng thống da mầu đầu tiên thứ 44 với niềm tự hào của một thế hệ di dân gốc Việt góp phần xây dựng đầy hưng phấn trong tương lai. Biết đâu sẽ có ngày Hoa kỳ chào mừng một tổng thống Việt Nam da vàng. Mặc dù ngày đó có thể còn rất xa, nhưng bây giờ xin vui lòng nhận chấp nhận tổng thống của chúng ta. Trong niềm tin mới, chúng ta cùng  ghi dấu ngày lễ tổng thống 2016. Dù rằng nghĩa trang Việt Nam tại Los Gatos có treo đôi câu đối: “Trăm năm xác tục gửi quê người, Vạn dặm hồn thiêng về cố quốc.” Tôi cũng xin nhắc lại hai bài học trăm năm của các di dân đến trước chúng ta. Một văn hào Nga đã nói rằng: “Nơi nào tôi sống có tự do, nơi đó chính là quê hương.” Một chính khách Ba Lan tỵ nạn lại nói rằng: “Muốn đấu tranh hữu hiệu cho quê hương cũ, hãy làm một công dân tốt trên quê hương mới.”   

 Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393


Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

04 Tháng Tám 2014(Xem: 20113)
GARDEN GROVE, California (NV) - Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ thứ 8 vừa diễn ra vào hôm Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, với hàng ngàn đồng hương ở Nam California đến tham dự suốt từ lúc 12 giờ trưa cho đến 7 giờ tối, và thu được hơn $500,000.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23334)
Tôi nhớ ngày xưa thưở nhỏ sống trong Cư Xá Hải Quân Bạch Đằng trên đường Lê Thánh Tôn, sát cạnh Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa, mỗi sáng sáng vào khoảng 6 giờ khi bình minh vừa ló dạng tôi nghe tiếng kèn "tò te tò te", giờ của đoàn quân Cọp Biển Mũ Xanh đi theo khúc quân hành thao diễn, nào, ắc ê, 1 2 3 4, 1 2 3 4...
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 18141)
Hơn một trăm nhà trí thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 18756)
Theo các nhân chứng thuật lại, vào thời điểm trên họ thấy một phụ nữ (khoảng 30 tuổi) đi bộ đến trước cổng Dinh Thống Nhất sau đó lấy xăng rưới lên người rồi châm lửa đốt.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 17002)
Dân Việt ở Nauy, Ukraina, Los Angeles, San Francisco biểu tình chống Trung cộng Xin chuyển 15 tấm hình ở Oslo-Nauy do KimAnh chụp
18 Tháng Năm 2014(Xem: 16308)
“Hẳn nhiều năm sau nữa, bé Hà My sẽ còn nhớ và hiểu rằng, Tổ quốc Việt Nam hiền hòa của bố mẹ cô và của cô đã, đang và sẽ luôn phải đương đầu với với một hàng xóm to xác nhưng ty tiện và tham lam…”. Hôm 12-5 vừa rồi bé Nguyễn Hà My 5 tuổi không đến nhà trẻ như mọi ngày. Bố em, một cựu chiến binh ở mặt trận Tây Nam chống Khmer Đỏ (chế độ diệt chủng được Trung Quốc hậu thuẫn) và mặt trận phía Bắc chống Trung Quốc năm 1979 đã đưa em đến trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Kiev (Ukraine) để biểu tình.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 19383)
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã phản ứng chiếu lệ trước hành vi ngang ngược này của Trung Cộng tại biển Đông. Cộng Sản Việt Nam đích thực là kẻ nội thù tiếp tay cho Trung Cộng đã và đang xâm lược và Hán hóa đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
06 Tháng Năm 2014(Xem: 19424)
Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay.
30 Tháng Tư 2014(Xem: 19304)
Tôi tham dự chuyến viếng thăm quần đảo Trường Sa do lời mời chính thức của ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài với mục đích tìm hiểu thực tế về tình hình biển đảo của Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Trường Sa, tôi đứng ở cương vị một người nghiên cứu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam hầu phục vụ nhu cầu hiểu biết của cộng đồng Việt hải ngoại...
16 Tháng Tư 2014(Xem: 19526)
Có phải ông Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng đang suy nghĩ như thế? Và có phải Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đang suy tính tương tự, để sẽ sắp xếp cho những ván cờ tương lai, nếu không kết nghĩa được Irvine với Nha Trang của Việt Nam hay với một thị trấn ở Hoa Lục,
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17299)
Cuối tuần này, 29 và 30/3/2014, Thượng-nghị-sĩ Dick Black Tiểu bang Virginia sẽ có mặt ở Quận Cam nhằm đẩy mạnh việc công-nhận rộng rãi quân, dân, cán, chính VNCH và nhất là Quân-lực VNCH.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16018)
Cuối tuần này, 29 và 30/3/2014, Thượng-nghị-sĩ Dick Black Tiểu bang Virginia sẽ có mặt ở Quận Cam nhằm đẩy mạnh việc công-nhận rộng rãi quân, dân, cán, chính VNCH và nhất là Quân-lực VNCH.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 15522)
Trong phiên tòa ngày 4 tháng 3 tại Đà Nẵng, blogger/nhà báo Trương Duy Nhất, 50 tuổi, đã bị tuyên án 2 năm tù với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16616)
Tháng 2/2014, khi nhân dân Ukraina xuống đường, trước khí thế nổi dậy đòi quyền tự do của quần chúng đông đảo, đã có khá nhiều nhân viên an ninh - công an trong bộ máy đàn áp, chủ yếu trong đơn vị mũi nhọn Berkut can thiệp nhanh, cùng bảo nhau quỳ gối cúi đầu xin lỗi nhân dân vì đã từng theo lệnh trên bắn vào hàng ngũ biểu tình chống chế độ độc tài.
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16276)
Kiều bào được sở hữu nhà không giới hạn số lượng? - Cùng 'mở' cho phép sở hữu nhà nhưng các quy định, điều kiện cho phép sở hữu với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam rất khác nhau.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16082)
PHÓ THỊ TRƯỞNG MADISON NGUYỄN SẼ PHÂN PHÁT HƠN 3 NGÀN BỘ Y PHỤC LỄ TIỆC TỐT NGHIỆP CHO CÁC NỮ SINH TRUNG HỌC SỰ KIỆN : Chương Trình Tặng Y Phục Tiệc Lễ Tốt Nghiệp Năm Thứ 6 Các Nữ Sinh Trung Học sẽ chọn các bộ Prom Dress Miễn Phí
02 Tháng Ba 2014(Xem: 18017)
WESTMINSTER, California (NV) – Phó Thị Trưởng San Jose Madison Nguyễn vừa có một cuộc họp báo lúc 11 giờ sáng Thứ Năm, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí (phía trong nhà hàng Zen, Westminster), cho biết sẽ tranh cử chức vụ thị trưởng San Jose trong kỳ bầu cử Tháng Mười Một năm nay.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 17130)
Hàng người xếp hàng xin thị thực trước Lãnh sự quán Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh Các phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ đưa ra một số bước giúp đơn giản hóa việc xin thị thực vào Mỹ bắt đầu từ ngày 22/1 tới, theo thông báo của sứ quán nước này ở Hà Nội.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 17012)
Vào tháng 8-2012, trong một dịp tiếp xúc cùng một số qu. vị thân hữu và cộng đồng tại quận Cam, tôi đã trình bày về 4 vấn đề như sau: (1) kể từ năm 2006, phong trào tranh đấu cho dân chủ tại VN đã phát triển từ những cá nhân đấu tranh đơn lẻ lên thành những tập hợp, nhóm hay phong trào