Bùi Văn Phú: Sống lưu vong có ngày trở về?

13 Tháng Mười 201511:56 CH(Xem: 15184)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 14 OCT 2015

Sống lưu vong có ngày trở về?

Bùi Văn Phú Nhà báo độc lập gửi cho BBC Tiếng Việt từ California
image147

Tháng trước Hà Nội đưa thẳng tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần từ nhà tù ra phi trường, trục xuất đi Mỹ. Một năm trước đó, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cũng đã bị trục xuất như thế.

Image copyright Getty

Một người từng là công an, một là cựu bộ đội, họ là những tiếng nói tiêu biểu phản kháng các chính sách của Hà Nội về đất đai và tự do tôn giáo, về quan chức tham nhũng và quan hệ Việt-Trung.

Vì tham gia tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc lấn biển và đòi hỏi một nền tự do báo chí cho Việt Nam, họ đã bị giam tù nhiều năm.

Đi lưu vong vì chính trị như Điếu Cày và Tạ Phong Tần là ra đi với một niềm tin và quyết tâm đấu tranh cho một quê hương có tự do, nhân quyền.

Cùng lý tưởng đó, trước họ có Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm là những tên tuổi người Việt lưu vong được biết đến nhiều ở Mỹ; bên Nga có Nguyễn Minh Cần, Pháp có Bùi Tín.

Tất cả đều mong muốn quê hương có thay đổi chính trị để họ trở về.

Nhưng đi lưu vong vì đối kháng với chế độ cộng sản thường không có cơ hội quay về để tiếp tục đóng vai trò đối lập với nhà nước đương quyền, như đã thấy qua một số người Việt lưu vong từ hơn nửa thế kỷ qua.

Dưới chế độ độc tài, nhưng không phải độc tài cộng sản, thì người dân phải sống lưu vong có nhiều cơ hội hơn để trở về nguyên quán tiếp tục đường đấu tranh.

Từng sống lưu vong

Cựu Thượng Nghị sĩ Benigno Aquino Jr. của Philippines sau ba năm lưu vong ở Mỹ đã về nước năm 1983 khi tình hình chính trị tại quốc gia này có nhiều biến động.

Tuy biết trước những đe doạ từ chính phủ độc tài của Tổng thống Ferdinand Marcos, ông Aquino vẫn quyết định quay về để rồi bị ám sát chết ngay tại phi trường Manila.

Cựu dân biểu và từng là ứng viên tổng thống Nam Hàn Kim Dae-jung sau những năm sống lưu vong ở Nhật và ở Mỹ đã trở về nước tiếp tục tranh đấu chống độc tài quân phiệt cho đến ngày Nam Hàn được dân chủ hoá. Năm 1998 ông đã được bầu chọn làm tổng thống.

image145

Image copyright Other Image caption Tướng VNCH Nguyễn Khánh từng phải đi sống lưu vong

Thời Việt Nam Cộng hòa đã có nhiều tướng tá như Nguyễn Khánh, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Minh, Lâm Văn Phát, Vương Văn Đông phải sống lưu vong.

Một tướng lưu vong đã trở về và trở thành nhân tố trong chính trường miền Nam là Tướng Dương Văn Minh.

Đảo chánh 1/11/1963 thành công, Tướng Minh lên nắm quyền không được bao lâu rồi bị các tướng khác truất phế. Sau đó ông phải sống lưu vong nhiều năm ở Thái Lan.

Năm 1971, ông trở về và được những người ủng hộ đề cử ra tranh chức tổng thống, đối đầu với Tổng thống đương nhiệm Nguyễn Văn Thiệu tranh cử nhiệm kỳ hai. Tuy nhiên Tướng Minh đã rút lui vào giờ chót vì cho rằng chính quyền hiện hành sẽ gian lận bầu cử để ông Thiệu tiếp tục làm lãnh đạo.

Tháng 4/1975 Tướng Minh được trao quyền lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa. Hai ngày sau ông ra lệnh cho miền Nam đầu hàng.

Ngoài tướng Minh, trong lịch sử chính trị hơn nửa thế kỷ qua tại Việt Nam, chưa một ai phải đi lưu vong đã được trở về tham gia chính trường và làm thay đổi cục diện chính trị đất nước.

image149

Image copyright Nguyen Minh Can Image caption Ông Nguyễn Minh Cần rời Việt Nam để sống tại Moscow từ nhiều thập niên

Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Thủ đô Hà Nội Nguyễn Minh Cần năm 1962 được gửi qua Moscow học trường đảng cao cấp, nhưng vì có liên quan đến vụ án xét lại nên ông chọn ở lại Nga và sống lưu vong từ đó đến nay.

Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan thuộc phe thân Trung Quốc nên khi hai nước có xung đột ở biên giới phía bắc, ông đã đào thoát sang Bắc Kinh năm 1979 và sống ở đó cho đến ngày qua đời.

Đại tá Bùi Tín, đại diện phe Tướng Võ Nguyên Giáp, hiện sống lưu vong ở Pháp từ đầu thập niên 1990 đến nay.

Nước Pháp cũng đã là nơi cư trú của cựu bộ trưởng tư pháp Trương Như Tảng, một người vượt biển định cư ở đó từ đầu thập niên 1980.

Khi mới đi lưu vong, ông Tảng đã du hành qua nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, để vận động một giải pháp chính trị cho Việt Nam nhưng không thành công.

Hơn 30 năm trước có Tướng Hoàng Cơ Minh từ Mỹ, Võ Đại Tôn từ Úc, Trần Văn Bá từ Pháp và những người cùng chung chí hướng đã trở về Việt Nam bằng đường rừng với hy vọng đem lại thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

Nhưng tất cả đều thất bại, kẻ bị giết chết, người bị tử hình, kẻ bị bắt giam tù nhiều năm.

Trong hai thập niên qua, một lớp người Việt trẻ cũng đã trở về với lý tưởng đấu tranh cho dân chủ tự do như Đỗ Thành Công, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Minh Hoàng nhưng cũng đã bị phát hiện và bắt giam.

Cách đây một thập niên, một tướng Việt Nam Cộng hoà đã trở về là Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

image150

Image copyright Wang Dan Image caption Sinh viên Thiên An Môn, ông Vương Đan hiện sống tại Đài Loan

Rời Việt Nam trong cuộc di tản năm 1975, qua Mỹ ông hô hào đấu tranh chống cộng sản Hà Nội, tuyên bố giữ quốc tịch Việt Nam, không nhập tịch Mỹ, để tương lai có thể lãnh đạo đất nước.

Năm 2005 ông về nước, không trong vai trò đối lập mà là một người môi giới thương mại.

Năm 2011 Tướng Kỳ qua đời tại Malaysia.

Tại Trung Quốc, sau biến cố Thiên An Môn năm 1989, nhiều lãnh đạo phong trào dân chủ của giới sinh viên như Chai Linh, Vương Đan và Wu'er Kaixi đã phải sống lưu vong đến nay.

Trong khi đó, người tị nạn hay di dân đến Mỹ từ các quốc gia như Campuchia, Iraq và Đài Loan trong những năm qua đã được tham gia vào các sinh hoạt chính trị, vào các cuộc bầu cử tổ chức trong nước.

Ngày đó bao giờ đến?

Nhiều người Việt khi bị buộc rời khỏi quê hương đều mong muốn đất nước có cải cách chính trị đưa đến tự do dân chủ để họ có thể trở về tham gia.

Tuy có nhiều nỗ lực tranh đấu từ hơn nửa thế kỷ qua, ngày đó đã không đến với nhiều người trong đời họ.

Cuối năm ngoái, khi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa đặt chân đến phi trường Los Angeles ở California ông đã phát biểu rằng: “Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về, không phải cho riêng tôi mà cho tất cả đồng bào ở đây.”

image152

Image copyright bui tin Image caption Đại tá Bùi Tín sống tại Pháp từ nhiều năm qua

Câu nói của Điếu Cày hàm ý một ngày nào đó có tự do, dân chủ trên quê hương Việt Nam – theo như lý tưởng đấu tranh ông đang theo đuổi – thì ông sẽ trở về, cùng với nhiều người Việt khác đang sống tha hương ở xứ người.

Hai từ “trở về” đối với nhiều người Việt sống ở nước ngoài không mang nặng tính chính trị như ý muốn trở về của Điếu Cày, vì rất nhiều người, từ khi rời bỏ quê hương ra đi, vượt qua bao gian nguy và sau khi đã chọn xứ người làm quê hương thứ hai, có cuộc sống ổn định thì nhiều người đã trở về nguyên quán ít ra một lần.

Trở về để thấy lại xóm làng, thăm anh em bà con, bạn bè rồi lại quay về nơi đang sinh sống. Với nhiều người, cuộc sống không còn nặng tính lưu vong, tuy luôn mong cho đất Việt có tự do dân chủ, nhưng không phải lúc nào cũng đau đáu nghĩ về quê hương cũ mà lo âu thường xuyên hơn là về cuộc sống hiện tại nơi quê hương mới.

Ngày về của Điếu Cày cũng như của nhiều người Việt lưu vong khác là khi nào và trong điều kiện ra sao thì khó biết trước được. Cho đến khi có những biến động chính trị tại Việt Nam.

Với xu thế dân chủ thời đại và trào lưu hội nhập cùng thế giới, hy vọng ngày đó không còn xa./

BBC 10 tháng 10 2015

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, một nhà giáo hiện dạy đại học cộng đồng tại vùng Vịnh San Francisco, California

25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16000)
SAN JOSE, California (NV) - Công ty Lee's Sandwiches International vừa ra thông báo phát động và kêu gọi khách hàng cùng quyên góp trong thời gian từ 20 Tháng Mười Một đến 28 Tháng Mười Hai, để cứu trợ nạn nhân bị bão Haiyan tàn phá tài sản và ảnh hưởng đến đời sống của hơn 11.3 triệu người dân ở Philippines. Công ty sẽ đặt những bình nhựa 5 gallon, dùng để nhận tiền cứu trợ của khách hàng, tại tất cả 60 địa điểm Lee's Sandwiches trong năm tiểu bang tại Hoa Kỳ.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15387)
Chủ Nhật 15 tháng Tư, 2011, tại một nhà hàng ở Tp Westminster, Orange County, California, cựu Luật sư Trần Danh San và cựu Luật sư Triệu Bá Thiệp đã tổ chức buổi tiệc nhỏ trong vòng thân hữu. Thư mời ghi: “để cùng nhau nhớ lại các kỷ niệm đấu tranh
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16200)
Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17806)
Trong kỳ bầu cử Tháng 11, năm 2013, ứng cử viên Richard Nguyễn đã đánh bại Nghị Viên Al Hoàng trong Đơn vị F, thành phố Houston. Có khoảng trên dưới mười người trong ban vận động, cùng với gia đình và ủng hộ viên của ứng cử viên Richard Nguyễn, người ra tranh cử chức Nghị Viên Đơn vị F, với NV Al Hoàng, tụ họp trong một căn phòng nhỏ nằm trên đại lộ Kirkwood, để theo dõi kết quả cuộc bầu cử 2013.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26290)
LITTLE SAIGON. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm hy sinh vì Độc lập và Chủ quyền Quốc Gia, một Thánh lễ cầu hồn cho cố TT được cử hành vào lúc 10 giờ sáng ngày 02.11.2013 tại thánh đường Saint Barbara, thành phố Santa Ana, và vào lúc 1 giờ 30 chiều cùng ngày, một buổi Tưởng Niệm cố Tổng Thống và các chiến sĩ Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia được tổ chức hết sức trang trọng tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 16334)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 26 tháng 10 năm 2013, Tổng Hội Sinh Viên Nam California đã tổ chức họp báo để thông báo một số chi tiết về việc tổ chức Hội Chợ Tết 2014, tham dự buổi họp báo ngoài các cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí còn nhận thấy một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể trong đó có các Ông: Trần Quan An, Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Văn Ức, Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Mạnh Chí, Đoàn Thế Cường, Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Văn Chính, Lê Nguyễn Thiện Truyền, Nguyễn Tấn Lạc, Ngô Thiện Đức...
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19523)
Westminster (Bình Sa)- -Lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 20 tháng 10 năm 2013 tại Hội trường Việt Báo hơn 200 quan khách, qúy vị nhân sĩ, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các hội đồng hương, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự ngày Văn Hóa Lê Văn Duyệt do Hội Lê Văn Duyệt Foundation, Hội cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt và nhóm Cổ Nhạc Niềm Vui phối hợp tổ chức.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 17592)
VH - Đại Hội lần thứ XI của Mạng Lưới Nhân Quyền VN do Ts Nguyễn Bá Tùng làm Trưởng ban Phối hợp đã tổ chức 3 ngày đại hội, ngày cuối cùng Chủ Nhật 13/10, một buổi Hội thảo mở rộng về “Giới trè VN hải ngoại và công cuộc đấu tranh vì quyền làm người cho đồng bào trong nước” tổ chức tại hội trường Westminster Music School 9445 Edinger Ave. Buổi hội thảo mở rộng qui tụ giới trẻ dấn thân vào con đường Nhân quyền Dân chủ được coi như nét chấm phá đặc biệt đối với hầu hết các thành viên kỳ cựu trong MLNQ nay đã lớn tuổi.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 16600)
WESTMINSTER (NV) - Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thông báo bình chọn các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Quốc Quân, ba nhà tranh đấu tại Việt Nam, để trao Giải Nhân Quyền 2013.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 18396)
SANTA ANA (VB) – Sau hai năm rưỡi nỗ lực và kiên trì theo đuổi các thủ tục và tiến trình vận động xin giấy phép xây dựng Chùa Bát Nhã, vào trưa Chủ Nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2013, các nghị viên đại diện Hội Đồng Thành Phố Santa Ana, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, đã chính thức công bố giấy phép cho xây chánh điện Chùa Bát Nhã trong buổi Lễ Động Thổ tại Chùa Bát Nhã, với sự quang lâm của chư tôn đức Tăng, Ni, và sự hiện hiện của các giới chức dân cử tiểu bang California, thành phố Santa Ana, thành phố Westminster, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức, cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí, và đồng hương Phật Tử Việt tại Quận Cam.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 19164)
WESTMINSTER, California (NV) - Buổi tiệc kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại tổ chức tại nhà hàng Paracel Seafood, Westminster, tối Chủ Nhật xảy ra một trục trặc bất ngờ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 17994)
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, nguyên Chủ tịch Ban Vận Động Thành Lập Đài Á Châu Tự Do (Indochinese Committee for Radio Free Asia) đang đánh tiếng Chiêng đầu tiên khai mạc cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm Thứ Sáu 27/9/2013. Ảnh Thanh Phong.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18499)
VIỆT BÁO (09/12/2013) Garden Grove (Bình Sa)- - Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, nói đêm Thứ Ba trong buổi họp Hội Đồng Thành Phố Garden Grove rằng ông xin thành phố xem xét để Tổng Hội Sinh Viênt iếp tục tổ chức Hội Tết hàng năm vì đây là Hội Tết lớn nhất ở thế giới tự do.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 16040)
Trong phiên họp tối Thứ Ba, 10 tháng 9 vừa qua của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove, Nghị Viên Dina Nguyễn có vu khống cho Tổng Hội Sinh Viên những điều sau đây
18 Tháng Chín 2013(Xem: 16019)
Trân trọng thông báo cùng quý ACE Văn Phòng Thường Trực, Hội Đồng Chấp Hành và Hội Đồng Cố Vấn về cuộc biểu tình ngày 27 tháng 9 năm 2013 tại New York để chống Nguyễn Tấn Dũng đến thành phố này tham dự khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 18187)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật ngày 8 tháng 9 năm 2013 tại Westminster Rose Center, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Nam California đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Anh Hùng Đông Tiến.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 19779)
(VTC News) – Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hà Hồ.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 18770)
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 chỉ buồn cười khi đọc tâm thư của Đàm Vĩnh Hưng, ông bảo: 'muốn nói lại cũng phải có lễ phép'.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20185)
(VTC News) - Trước những lời chê thẳng thắn và không tiếc lời của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng giở trò 'đốp chát' đáp trả ngay trên trang cá nhân.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 19255)
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những cuộc biểu tình lớn. Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang...