Bốn chục năm nhớ lại

23 Tháng Tư 201511:55 CH(Xem: 16930)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 24 APRIL 2015

Bốn chục năm nhớ lại

Tôn Ông Gò Vấp

 Nhân chứng :

1.- Đại tá Lê Khắc Lý (Cựu Chủ tịch Cộng Đồng VN tại Santa Ana/ Cali , hiện cư ngụ tại vùng Little Saigon/ CA. eMail = lekhacly@gmail.com  )
2.- Dược sỉ Mã Gia Minh ( chồng nữ danh ca Hoàng Oanh , hiện có văn phòng dịch vụ trên lầu hệ thống Y Tế Michael Đào tại Westminster/ CA 0
3.- Y Sỉ Trung tá Trần Quý Trung ( hiện có phòng mạch tại San Diego/ CA )
4.- Nha Sỉ Trung Úy Nguyễn Tấn Thành ( có phòng nha khoa tại Westminster/ CA )
5.- Nha Sỉ Đại Úy Nguyễn Tấn Sĩ ( có phòng nha khoa tại Westminster / CA )
6.- Y sỉ Trung Úy Nguyễn Tiến Cảnh ( hiện hành nghề tại Florida . eMail = Fxawy@aol.com     ( 904 ) XYZ- 1171 )
7.- Y sỉ Trung Úy Diệp Tuấn Khải ( khaidoc@gmail.com )
8.- Y sỉ Trung Úy Bùi Thế Khải ( thekhaib@yahoo.fr )
blank
Ngã ba sông Nhà Bè.

Nhập đề :
 
Sau khi tốt nghiệp tại trường Quân Y ( gần chợ cá Trần Quốc Toản ) . Với điểm số thi đậu ra trường khá cao , tôi được Cục Quân Y QuânLuc / VNCH điều hành lên Quân Y Viện Pleiku làm việc.Trong khi đó một số bạn đồng khóa được bổ nhiệm vào Bệnh viện Tiểu khu hay Liên Đoàn Quân Y, vì điểm thi đậu thấp hơn.

Ngày trình diện Y Sỉ Trung tá T.Q.T ( Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Pleiku ) tôi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Nhận Bệnh từ đó, cho đến khi tôi có bằng Tham Mưu Trung Cấp Quân Y thì được lệnh thuyên chuyển về Cục Quân Y Quân Lực VNCH .

Khi Hoaky gần hoàn tất vấn đề Quân sự hóa Việt Nam ,nghĩa là Hoaky sẽ không còn trực tiếp hành động về quân sự cho chính phủ VNCH II Miền Nam VN .

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có Trường Tham Mưu Cao Cấp Quân Sự dành cho các vị chỉ huy quân đội Việt Nam cấp Đại tá trở lên, thì sau đó Hoaky lập thêm chương trình huấn luyện cho các sỉ quan cấp Đại Úy , để được thụ huấn về Tham Mưu Trung Cấp ngành .Trường Tham Mưu Cao Cấp đóng tại Long Bình , gần thị xã Tam Hiệp / Biên Hòa . Ngày xưa căn cứ quân sự Long Bình là nơi Tổng Hành Dinh cho quân đôi Hoaky tham chiến tại miền Nam VN . Nếu lái xe gắn máy chạy giáp vòng rào Long Bình thì hơn 4- 5 tiếng đồng hồ mới xong . Vô cùng rộng lớn . Y như một thành phố trong thành phố .

Được điều động về Cục Quân Y , thay vì chọn Tổng Y Viện Cộng Hòa ( gần Gò Vấp ) hay tại Cục Quân Y , tôi chọn Liên Đoàn 73 Quân Y để dể thở hơn gần mặt trời của Cục Quân Y. Thời gian đó Cục Quân Y dưới quyền điều khiển của Y sỉ Thiếu tướng Phạm Hà Thanh , từ Tổng Y Viện Cộng Hòa được bồ nhiệm thay thế Y sỉ Thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn về vụ bê bối tham nhũng , gây án mạng của nhiều sỉ quan quân y thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ / Nha Trang .

Đại đội Quân Y của Liên Đoàn 73 Quân Y có nhiệm vụ cứu cấp và điều trị cho toàn thể quân , dân thuộc Quân Đoàn III . Cùng nhiệm vụ thường xuyên cho y tá và y sỉ đến đảo Nam Yết mà điều trị vài chứng bệnh thông thường của quân nhân đóng tại đảo Nam Yết nầy.
( Nhảy bỏ một phần về công việc hàng ngày tại Đại đội Quân Y / Liên Đoàn 73 Quân Y )

Trước 3 tuần lễ chót ngày 30 /4 / 1975  thì tình hình chiến sự rất thê thãm cho quân đội VNCH của chúng ta . Mất Pleiku , rồi mất Nha Trang , Đà Lạt làm tinh thần nhiều quân nhân tại quân đoàn III ( căn cứ Biên Hòa ) vô cùng dao động .

Có nhiều tin rò rỉ là Trung tướng nầy , Đại tá nọ đã bỏ ngũ không trình diện đơn vị ...( sự giao động về tinh thần của quân nhân quân y dưới quyền chúng tôi rất mảnh liệt )

Những buổi điểm danh vào những ngày chót , trước ngày 30 / 4 / 1975 , chúng tôi thường lập lại : “ chúng tôi không khuyên các anh bỏ ngũ , và cũng không khuyên các anh ở lại để bị bắt làm tù binh . Tôi còn đứng đây là còn làm việc với các anh “ .

Với lời nói không làm vẽ anh hùng và cũng không tỏ vẽ hèn nhát , cho nên khi chúng tôi gặp một vài trung sỉ y tá tại trại tị nạn đão Guam , các y tá ấy vẩn mến trọng, chào hỏi chúng tôi như xưa . Thật vậy nếu mình tuyên bố cấm mọi quân nhân đào ngũ mà mình chạy trước nhất , thì khi gặp họ thì mình là kẻ bị xấu hổ với quân nhân dưới quyền là cái chắc. Nghe tin TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức với sự chửi rủa Hoaky kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ trên đài Truyển Hình số 9 của Miền Nam Việt Nam .

Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố : “ Tôi từ chức , tôi sẽ trở về chiến đấu , sát cánh với anh em quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa “. Lệnh giới nghiêm về đêm được Thiệu ký ban hành lần cuối cùng .

Ba ngày sau đó , Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đêm khuya lên  phi cơ quân sự của Hoa kỳ bay sang Đài Loan ( Nguyễn văn Thiệu bổ nhiệm đại sứ VN là Nguyễn Văn Kiểu là anh ruột của mình, để tính chuyện đào tẩu mai sau ) ra đón . Họ chuẩn bị chuyển trốn chạy nầy từ vài năm trước , trước năm 1975 .

Ngày 28 tháng 4 năm 1975 , sau khi xuống cas trực tại đơn vị đóng tại Lonhg Bình , chúng tôi lái xe gắn máy chạy vội về nhà , định tắm rửa và đem vài lon đồ hộp ăn vội , rồi định trở lại đơn vị đại đội quân y thuộc Liên đoàn 73 Quân Y…thì lệnh cấm quân ban hành từ Bộ TTM / QL / VNCH . Đường quốc lộ Saigon – Vũng Tàu bị cắt đứt . Trường Bộ Binh Thủ Đức đóng tại  Long Thành bị mất liên lạc .

Ngày 29 / 4/ 1975 Quốc Hội VNCH họp liên miên , không muốn trao quyền Tổng thống cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh . Thủ đô Saigon cực kỳ hoảng hốt . Nhiều quang cảnh hôi của tại các thương xá , trung tâm thương mại Saigon , các building từng có quân nhân Mỹ thuê bị lục tung và đồ đạc , bàn ghế vứt vung vãi khắp nơi . Nhiều con đường phố ven biên , nhiều áo quần trận và súng ống của quân nhân VNCH được vứt bỏ đầy đường . Nơi xa xa Phú Lâm thì khói đen cháy bốc lên cuồn cuộn.

Cầu Xa Lộ Biên Hòa bị đóng , nhiều đơn vị Biệt động quân của chúng ta còn chiến đấu tại nơi nầy , súng nổ khắp nơi . Nhiều xa đò bị bắn cháy khói đen còn bốc lên , rãi rác khắp nơi . Bầu trời Saigon mây đen bao phủ âm u , lành lạnh   .

Sàng ngày 30 / 4/ 1975 Dương văn Minh lên làm Tổng thống VNCH . Mệnh lệnh đầu tiên của TT Dương Văn Minh là kêu gọi mọi quân nhân phải bỏ vũ khí , không được chiến đấu nữa.

Vì nhà chúng tôi ở Khánh Hội , quận Tư Saigon , sát con đường Trịnh Minh Thế nối dài xuống Nhà Bè. Kho 5 , là thương cảng chánh của miền Nam VN …ngày xưa là bến tàu đậu để xuất nhập hàng hóa từ nơi nầy . Tàu buôn , tàu viễn duyên , tàu du lịch cũng đậu nơi nầy .

Nhiều dãy kho chứa hàng thật dài , không đếm xuể là bao nhiêu dãy kho hàng tại Kho 5 Khánh Hội nầy.

Thời Sagon còn yên ổn , con đường Trịnh Minh Thế nầy tấp nập xe tải chở hàng hóa cho quân đội Hoaky . Mỗi đoàn xe tải ( convoy ) nhiều đến 10 chiếc xe tải loại 20 bánh , trên đó chứa đầy thực phẩm hay vật dụng cho quân đồng mình tại VNCH , cho dù xe tải được che kín mít những tấm vãi bạt xám đen , dầy và nhiều chiếc xe jeep của quân cảnh MP Hoaky bào vệ , nhưng vẩn có nhiều thanh niên nhỏ con , đu  nhảy lên,  chun vội vào tấm vãi bạt và dùng chân đạp ào ào những thùng cartoon thực phẩm và hàng gia dụng xuống đường Trịnh Minh Thế . Rồi từ đó , ven đường đám tay chân của những kẻ cướp của nầy ào ào chạy đến , kẻ khiêng người vác , chạy rần rần , biến mất vào những ngỏ hẽm quanh đó, cho dù quân cảnh PM Hoaky bắn súng chỉ thiên , nhưng bọn hội của , cướp cạn không sợ , vì họ biết quân cảnh MP không bắn đạn vào họ .

Tôi và vợ tay xách nách mang vài áo quần tư trang , đón chiếc xe Lam ba bánh chạy trờ tới . Tôi hỏi tài xế : “ Từ đây đi đến kho 5 bao nhiêu tiền ? “

Tài xế trả lời : “ Dạ xin ông bà 20 nghìn đồng “.

Vợ tôi dẩy nẩy : “ Sao mà đắt vậy ?...Mấy hôm trước có 5 ngàn đồng mà ?”

Tôi vôi vàng : “ Thôi được , chở tụi tôi đi gấp đi “

Trong lúc ngồi trong xe lam ba bánh , tôi nói nhỏ với vợ : “ Tụi Việt cộng vào thì tiền nầy là rác rến rồi “.

Xe chạy ra đường Trịnh Minh Thế , hướng về kho 5 Thương cảng thì bị nghẽn mạch.

Tại cổng kho 5 Thương Cảng  lề đường nhiều chiếc xe đắt giá bỏ lại , chủ nhân hy vọng được người gác cổng cho vào và nhận chiếc xe ấy. Hàng trăm người la ó vè than khóc vang góc trời .

Chúng tôi thấy không được rồi , nên bảo tài xế cho xe chạy ngược về hướng Saigon .

Trên đường Trịnh Minh Thế , chạy một đoạn khỏi kho 5 , chúng tôi thấy góc tường kho 5 ( nên nhớ kho 5 Thương Cảng rất dài , chạy suốt hàng cây số đường , bên trong còn nhiều kho lớn hơn ). Tại góc vách tường có một bải đỗ rác công cộng , được bao che bởi vách tường nhỏ để rác khỏi trào ra sân cỏ lề đường . Tôi còn nhớ lúc xưa , khi chạy xe gắn máy hóng mát từ Quận 4 đến Nhà Bè…thình thoảng thấy mấy chị bán hột vịt lộn đứng lên vách tường nhỏ nầy mà leo lên bờ thành . mất dạng.

Chúng tôi cho ngừng xe lại , trả tiền ..rồi đùn đẩy bà xả bám lên vách thành kho 5. Rất trầy da, tróc vảy , rốt cuộc chúng tôi đặt chân vào trong kho 5 Thương Cảng Saigon.

Thấy hơi bất ngờ vì hàng chục dãy kho hàng , dài đăng đẳng , không biết đường nào mà ra bến sông . thì bổng nhiên có một anh tài xe Honda ôm chạy trờ tới , ngỏ ý muốn chở chúng trôi ra bến sông vì anh ta nói có nhiều người đang tụ tập vào nơi bến sông nầy , không biết họ đón tàu nào .

Với giá cước gần bằng nữa tháng lương của một Trung úy , chúng tôi phải chịu vậy .

Xe chạy tới ra bờ sông , quà thật hàng trăm người đang lố nhố , vẩy tay kếu réo những chiếc tàu nhỏ chạy ngàng qua mặt…Tuyệt vọng…
Tôi nói với bà xả , mình nên đứng chổ xa mấy người nầy , vì nếu tàu nào ghé vào chở thì họ thấy đông  người quá , họ không ghé vào đâu .

Chúng tôi rảo bước đi ra khỏi đám đông đang đứng lố nhố trên bến tàu . Trên sông Saigon nườm nượp nhiều chiếc ghe , tàu và thuyền con đang cố gắng chạy hết sức mình về Nhà Bè và ra khơi .

Lúc đó đồng hồ chỉ đúng 11: 30 phút , ngày 30 / / 1975 . Vào giờ nầy thì chiến xa T-54 của Cộng sản Bắc Việt đang cán sập cổng sắt của Dinh Độc Lập Saigon . Chấm dứt chính phủ Miền Nam VNCH .

Đứng lóng ngóng trên bến tàu , bổng nhiên lù lù hiện ra mủi tàu Việt Nam Thương Tín , cao vòi vọi tiến sát chúng tôi , sau lưng chúng tôi là một nhóm khoảng 4 người , ăn vận complet đen , tay xách táp Samsonite nhỏ.

Trên boong tàu , người ta liệng xuống ngay chúng tôi một cây cầu thang bằng giây thừng nylon màu vàng nhạt. Có nghĩa là mời chúng tôi leo lên tàu Việt Nam Thương Tín .

Gió cuồn cuộn . thang dây xoắn góc , dong đưa . Vợ tôi ngần ngừ không dám leo thang dây , vì sợ dây thang xoắn lại thì té òm xuống sông.
Thấy chúng tôi ngần ngừ , người ăn vận complet đen , tay xách cặp Samsonite nói : “ Ông bà không lên , thì chúng tôi lên vậy . Chúng tôi là thuyền trưởng tàu nầy “.

Quả nhiên 4 người ấy lần lượt lên lên thang dây , đến boong tàu họ cuối chào chúng tôi . Và trời ơi ! thang dây bị cắt đứt phựt xuống sông . Tàu Việt Nam Thương Tín ùn ụt quay mủi ra sông và ầm ỉ nhả khói đi mất dạng.

Tôi tức bà vợ hết sức , cố kìm tiếc hét lớn trong lòng . Như vậy tiêu đời rồi Trời ơi !

Trên sông bổng chốc vắng lặng mọi thuyền bè .

Đồng hồ chúng tôi chỉ 12 giờ . Tân Tổng thống Dương Văn Minh trước đó đã ra lệnh mọi quân nhân từ bỏ súng ống , trở về lại đơn vị trình diện…

Ứa nước mắt , vì không còn gì để mà ra sông nữa rồi .

Bổng nhiên một chiếc tiểu đỉnh Hải quân VN từ bên kia sông chạy ào tới , cập bến .

Một anh thùy thù nhảy lên . Chúng tôi nhảy xuống tiểu đỉnh lớn giọng :

“ Mấy em đừng lên Saigon . Cộng sản đã chiếm Dinh Độc Lập rồi , đừng lên đừng lên “

Một anh Trung sỉ tiểu đỉnh nghe vậy vội cho tàu tách bến , chạy ra giữ sông .

Tôi bổng ngộ một điều , tôi móc vội $ 20 đô la trong túi quần đưa cho anh Trung sỉ nầy .

Tôi nói sảng “ Tụi em chở tụi anh rượt theo Tàu Việt Nam Thương Tín dùm cho tụi anh dùm , làm ơn đi , tên anh là L “

Tiểu đỉnh hướng về tàu Việt Nam Thương Tín mà trên không trung còn vương vấn những đám mây khói nhẹ của tàu tỏa ra từ lâu .

Trung sỉ tiểu đỉnh nầy chụm đầu bàn luận với 2 thùy thủ trong buồng lái .

Tự nhiên anh ta nói với chúng tôi “ Tàu của tụi em ở căn cứ Bến Cát , vừa rồi sáng nay , tàu bị Việt Cộng bắn B40 và tràng AK , trúng ngay Thiếu úy của tụi em . Nên tụi em phải bỏ căn cứ mà về đây . Thôi tụi em chở anh chị về chổ cũ , còn tụi em bỏ tàu mà về nhà , không đi nữa “
Tôi cố gắng hù dọa anh ta là Saigon không còn yên ổn nữa , náo loạn khắp nơi …nơi kia còn cháy khói đen ở hướng Tân Sơn Nhất ..vv…

Tiểu đình quay về bến , trả chúng tôi lên bến , tàu quẹo mũi ra sông đi mất .

Thấy tiểu đỉnh cặp bến , thì một đoàn khoảng 10 người , nơi xa chạy đến thì không dè tụi tôi nhảy trở lại bến .

Vậy chi tại bến có khoảng 12 người .

Có khoảng 6 lính Biệt Động quân , một anh Đại Úy , 3 người đàn bà và vợ chống chúng tôi . Nhóm lính Biệt động Quân nầy trong tay vẩn còn súng đạn , có người mang cả đại liên M-60 và máy truyền tin PRC 25 .

Không hẹn mà tự dưng tụ tập tại bến cả chục người , đứng lóng ngóng , chờ chết hay chăng ?

Chừng 15 phút trôi qua , thì thình lình tiểu đỉnh quen thuộc ấy xuất hiện lại cập bến .

Trung sỉ chỉ huy tiểu đỉnh không cho tàu cặp sát bến ,mà chỉ cách một khoảng nhỏ đủ người nhảy phóng vào .

Trung sỉ nói to “ Anh chị L…lên tàu tụi em mau lên, nhanh lên  “.

Cả đám đông bổng nhiên cùng loạt cất tiếng : “ Anh L..cho tụi tôi đi với “

Tôi nhảy xuống cùng vợ và nói với trung sỉ : “ Cho họ lên đi em “

Tôi nói xạo thêm “ Họ là người của anh đấy “

Thế là tất cả 12 người vội nhảy xuống tiểu đình nầy .

Dĩ nhiên những quân nhân ấy , kể cả viên Đại Úy ngầm xem tôi là người chỉ huy rồi .

Lúc rời nhà , tôi chỉ vận bộ quần jean và áo trắng cụt tay .

Cho nên khi viên Đại Úy ấy gọi tôi là anh anh em em ngọt sớt , thì cả tầu ngờ là tôi lớn lon hơn anh Đại Úy nầy . Thật ra nếu vận quân phục , đeo lon lá đàng hoàng thì tôi phải chào viên Đại Úy cả chục lần là cái chắc .

Như vậy tốt thôi .

Dĩ nhiên đám quân nhân nhảy xuống tàu , họ vẩn cầm vũ khí trong tay . Nào đại liên , nào súng trường M 16 ,nào máy truyền tin .. còn chúng tôi chỉ có 2 túi áo quần tư trang và vài chai nước lọc đem vội từ tủ lạnh ở nhà .

Anh turng sỉ hải quân tiểu đỉnh từ buồng lái , đến bên tôi anh nói nhỏ : “ Tàu của tụi em gần hết xăng rồi , vì từ lúc ở Cát Lái , tụi em bị Việt Cộng tấn công thình lình nên không còn kịp đổ xăng “

Tôi bị bất ngờ , nhưng vẩn giữ gương mặt lạnh cố hữu , tôi hỏi “ Vậy mình chạy được bao nhiêu giờ nữa ? “

Anh ta đáp : “ Chừng 30 phút thì sẽ cạn xăng “

- “ Thôi được ! Đừng nói cho ai biết , để anh tính cho “.

Trên dòng sông Nhà Bè , lũ lượt nhiều ghe thuyền , chic61 ta chiếc nhỏ cố gắng chạy thật nhanh ra cửa biển Nhà Bè. Trên những chiếc thuyền , ghe ấy đầy nhóc người là người , tất cả đều hoảng hốt , kinh hoàng trên gương mặt.

Tiểu đình chúng tôi cố gắng ra dấu hiệu xin quá giang , nhưng những chiếc tàu , ghe , thuyền ấy làm ngơ như không biết .

Tất cả đều không cho chúng tôi quá giang lên tàu của họ .

Chỉ còn vài chục phút là chiếc tiểu đỉnh nầy sẽ trở nên vô dụng , như một đống sắt biết trôi nổi mà thôi .

Không ai cho quá giang hết .

Sống chết chỉ có một sự quyết định mà thôi .

Tôi ra lệnh cho mọi quân nhân trên tiểu đỉnh : “ Tất cà anh em đều chỉa súng lên thành tàu , chờ lệnh tôi “

Tiểu đỉnh cũng có cây đại liên M60 trên trụ sắt , còn boong tàu có gần chục khẩu súng mà những anh em Biệt Động Quân mang theo , đều hướng về bên hông tàu , chờ tàu đến.

Chừng 5 phút sau , thì một chiếc tàu hạng trung chạy trờ đền. Vì tiểu đỉnh của chúng tôi đang trôi nổi giữa dòng sông Saigon , nên chiếc tàu nào đến cũng đều chạy gần sát bên hông tàu mình .

Tôi đứng trên mũi tiểu đỉnh hét lớn “ Nè ! tàu kia , mau ngừng lại , nếu không chúng tôi nở súng “.

Chiếc tàu ấy mà cột khói tàu có ghi chữ SHELL. Đây là loại tàu nhỏ dùng để chở dầu , xăng của hảng xăng Shell , chạy trên sông Saigon , dùng y như cây xăng lưu động trên sông.

Tàu nầy đề bán xăng hay dầu cho những ghe tàu nhỏ chạy trên con sông Saigon – Nhà Bè cần mua nhiên liệu.

Tàu dầu Shell thấy súng ông chỉa vào mình , liền tuân lệnh chúng tôi . Họ cho tàu ngừng sát bên hông tiểu đỉnh . Tôi ra lệnh bỏ tiểu đỉnh mà sang tàu dầu Shell .

Không cần nói nhiều ,, mọi người trên tiểu đỉnh đều leo qua tàu dầu Shell nầy .

Y như một linh tính nói cho biết trong đầu . Tôi nói : “ Ai đang giữ máy truyền tin PRC -25 thì phải đem lên mau ..”

Một anh trung sỉ BĐQ vội vác chiếc máy truyền tin nầy , anh hơi bực , nhưng thấy mặt tôi hầm hầm nên không bất mãn nhiều thêm. Anh đang thọ ơn chúng tôi mà , không phải riêng anh mà gần trên 20 người trên tiểu đỉnh nầy.

Sau khi mọi người lên hết tàu dầu Shell , trên đó vợ tôi đang nóng lòng chờ tôi , tôi là người cuối cùng bỏ tàu . Thấy trên boong tiểu đỉnh nằm lăn lóc 3 cây trái sáng , tôi vội bỏ nó vào túi ba lô .

Tiểu đỉnh được trôi tự do , dần dần nó tấp vào bên kia sông. Thật buồn vô hạn.

Trên boong tàu dầu Shell chật người của chúng tôi . Nhưng đám người tổ chức dùng tàu Shell thì đều ở dưới hầm . Buồng lái thì có 3 người của họ.

Trong lúc chộn rộn thì vợ tôi xuống hầm tàu .
Trời đất ơi !
Trong nhóm chủ tàu dầu Shell vượt biên thì là người quen với vợ tôi .
Vợ tôi là người cùng quê với vợ người chủ tàu dầu Shell nầy.
Đó là gia đình Đại tá Lê Khắc Lý vậy.
Như vậy là tin lành tốt rồi .
Tàu dầu Shell họ có ý định đi Singapore .
Như vậy uy tín của tôi mạnh hơn nữa rồi .

Đại Tá Lê Khắc Lý , ông là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II , Quân Y Viện Pleiku sát vòng rào cùa Quân Đoàn. Như vậy không còn xa lạ gì nữa rồi. Tất cà đều là người nhà.

Trện boong tàu , tôi hỏi cô gái nhỏ người Bắc , người mà chúng tôi cho lên cùng chung tàu tiểu đỉnh hải quân – “ Chồng cô đâu ! Sao cô đi có một mình vậy ?”

Cô ta đáp : “ Tụi em làm thông dịch viên cho tụi CIA , không ở lại được . Tụi em đi hụt phi cơ tại Tân Sơn Nhất . Chồng em thì hiện ở trên tàu Việt Nam Thương Tín đấy “.

Tàu dầu Shel chạy chừng mươi phút thì có một chiếc ghe , trên đó có chừng mươi người xin quá giang . Tôi cho tất cả lên tàu luôn . Trong số đám người nầy , có một dân biểu , một phi cơ trưởng hàng không Air Việt Nam ( biểu hiệu con Rồng lộn và cớ vàng 3 sọc đỏ ) . Viên phi cơ trưởng nầy phân bua vì đi đón vợ, nên phi cơ bay đi mất, bỏ anh ở lại sân bay, vợ thì chạy đâu mất không tìm ra.

Khoảng chừng mươi phút tiếp , thì một chiếc tàu khinh tốc đỉnh của hài quân VNCH . Chạy chạy như tên bắn trên sông Saigon , vượt chúng tôi thật nhanh .Trên tàu những lính hài quân với áo trận , mang pheo nổi màu cam ,đội nón sắt . Tay ghìm những khẩu đại liên nòng lớn  cả hai bên hông khinh tốc đỉnh .

Họ ngó chúng tôi chằm chằm , tôi đựa tay vẩy ra dấu là người cùng phe với nhau.

Khinh tốc đỉnh biến mất trong làn khói nhẹ nơi xa xa.

Nhờ sự vẩy tay ra hiệu anh em cùng phe với khinh tốc đỉnh ấy , nên ơn Trên cứu nạn liền trong ngày đó

Tàu dầu Shell chạy gần đến cửa sông Nhà Bè, thì thấy cũng một khinh tốc đỉnh của hải quân VNCH đang thả neo giữa dòng sông.

Trên boong tàu , có khoảng chừng 7 người dân sự đang vẩy tay xin quá giang một cách tuyệt vọng . Tôi – Vâng ! Tôi ra lệnh cho tàu dầu Shell ghè đến cứu họ.

Đám người nầy có một người vận đồng phục Cán bộ của chính phủ VNCH ( Bộ complet màu xanh da trời nhạt , bốn túi và giày đen bóng ) .
Anh nầy leo lên tàu chúng tôi , anh cám ơn . Anh nói : “ Nếu chúng tôi không ghé vào cứu thì tối nay cả đám nầy có chuyện với tàu khiong tốc đỉnh ấy .”

Thì ra họ tổ chức vượt biên , dùng tàu khinh tốc đỉnh mà vượt biên . Khi đến cửa sông Nhà Bè thì nhóm hải quân ấy làm bộ tàu hư máy , nằm nổi trên sông chờ tối đến .

Tôi cho đón đám người nầy . Tiếp tay đở những valy Samsonite nặng trỉu .

Sau nầy chúng tôi mới bết người vận đồng phục chính phủ VNCH ấy chính là anh Dược Sỉ Mã Gia Minh vậy.

Lúc đó anh đang làm Giám đốc trong ngành cấp giấy passport xuất ngoại cho dân Saigon . Cho nên anh phải ăn vận đồng phục mà dân Saigon gọi là đồng phục của đại cán .

Anh có mang theo khẩu súng ru- lô lận bên hông , nhưng làm sao cự nổi với dân nhà binh súng to , đạn lớn bên mình ?

Anh đi cùng với gia đình cha mẹ của anh . Còn nữ ca sỉ Hoàng Oanh thì kẹt ở bên Nhật Tokyo với đoàn văn nghệ của nhạc sỉ Hoàng Thi Thơ .

Tàu dầu Shell tiếp tục chạy qua quận Nhà Bè , tiến ra cửa sông Saigon , hướng về Vũng Tàu .

Lúc đó trên sông trời tối dần , bầu trời u ám từ buổi ban mai .

Thuyền trưởng tàu dầu Shell nói : “ Chúng mình ra khỏi sông rồi , kia là Vũng Tàu “

Bầu trời tối đen như mực . Lúc ấy khoảng 8 giờ tối hay hơn chút đỉnh.

Thành phố Vũng Tàu , trời tối đen như mực . Ngọn đèn hải đăng trên Núi Lớn bị tắt tối thui , lâu lâu có vài lằn đạn đỏ xẹt vun vút lên trời . Vũng Tàu đang hổn loạn , thành phố không đèn . Tàu dầu Shell chúng tôi cũng không dám lên đèn , chạy ì ầm đen thui trên biển.

Chạy khoảng chừng 1-2 tiếng thì tài công ( hay thuyền trưởng tàu dầu ) nói nhỏ với tôi : “ Tụi mình bị lạc hướng rồi , vì ngọn hải đăng tắt đèn , nên không biết giờ nầy Vũng Tàu ở hướng nào , để mà mình tính – Tụi tôi chỉ rành chạy trên sông , không rành đi biển “.

Cả như bầu trời đỗ sụp dưới chân. Kinh khủng , như vậy xong đời rồi . Tàu chạy không biết phương hướng trong đêm tối , còn gì kinh hoàng hơn .

Cố giữ bình tỉnh , tôi nói nhò với tài công : “ Anh giữ kín vụ nầy , đừng cho ai biết “.

Xuống boong tàu , ngồi nơi đầu mũi tàu dầu , tôi cho người mở máy truyền tin PRC -25 mà chùng tôi xách lên từ ban sáng …Nhờ cò kinh nghiêm trong quân đội , tôi không cho ai rớ đến máy truyền tin nầy , để giữ y nguyên tần số cũ .

Tôi cầm ống liên hợp máy truyền tin , gọi khản cả giọng :

“ Đây tàu dầu Shell , cầu cứu… Đây tàu dầu Shell cầu cứu ...Đây tàu dầu Shell cầu cứu “

Gọi một hồi , rồi tắt máy một lúc , rồi mở máy gọi lại tiếng gọi cầu cứu như trên.

Khoảng chừng 20 phút trôi qua , bổng có tiếng trả lời trong máy truyền tin :” Chúng tôi nhận tin anh , biết mấy anh rồi , có phải tàu mấy anh chạy đến Nhà Bè là vào buổi chiều hay không ? “

Tôi mừng hết lớn : “ Vâng ! đúng rồi , chúng tôi là tàu dầu Shell , có chạy ngang Nhà Bè lúc chiều nầy “.

- “ Vậy mấy anh từ đó có thấy chiếc tàu nào giống như tàu  hải quân của chúng tôi, chạy ngang qua mấy anh hay không ?

- “ Không ! chúng tôi không thấy tàu nào y như tàu hải quân của mấy anh hết !”

- “ Trời đất ! Tọi là Đại tá hải quân đây . Vợ con của tôi đi chung tàu với người bạn , tàu đi sau y như tàu chúng tôi vậy . Nhưng mấy anh ở đâu ?”

- “ Tôi không biết ở đâu , nhưng tôi biết đã ra khỏi Vũng Tàu khoảng 1- 2 tiếng rồi, “
- “ Vậy mấy anh có trái sáng thì đánh sáng lên trời cho chúng tôi biết “

Lật đật , tôi vôi chụp trái sáng , động đít mạnh dưới sàn tàu, đầu ống trái sáng hướng thẳng góc lên trời…ánh sáng phọt nhanh lên trời . Tỏa ánh sáng rừng rực màu trắng ngà chói mắt .

- “ Chúng tôi vừa thả tari1 sáng màu trắng , đại tá có thấy không ?”
- “ Không thấy gì hết “

Thình lình một tên lính Biệt Động Quân theo chúng tôi từ ban sáng , tên nầy vội chụp ống trái sáng , động mạnh đít trái sáng …làn sáng xẹt nhanh , kêu xèo . Thay vì chỉa thằng lên trời , tên nầy chỉa về mặt biển . Trái sáng bay sáng , tỏa ánh sáng sáng chói và đâm vào lòng biển tắt ngóm .

Thiệt tình mà nói , nếu không biết nhịn tôi sẽ đánh tên nầy văng xuống biền là cái chắc . Nộ khí xung thiên , tức gần bề ngực . Chuyện sống chết mà ngu xi xía vào thì chết cả đám là cái chắc .

“ Em xin lỗi anh , em xin lỗi thầy…”
“ Mầy đi ra chổ khác mau lên , tao nóng rồi đó nghe mậy ! “

Như vậy đem theo 3 trái sáng , hư hết 2 rồi .

Cầm trái sáng cuối cùng , tôi cầu khẩn Trời Phật cứu nạn . Tôi dộng trái sáng cuối cùng lện không trung. Một màu đỏ rực tỏa nhanh bầu trời đêm đầy sao lấp lánh . Thật sáng đỏ lung linh treo giữ bầu trời và bắt đầu tàn dần …

“ Tụi tôi vừa dộng trái sáng màu đỏ , Đại tá có thấy hay không ?
- “ Không thấy gì cả …À.. à ..nó màu đỏ , hình như nó sắp tắt rồi phải không ?”
- “ Vâng ! Đúng rồi , nó vừa mới tắt “
- “ Như vậy mấy anh đi ngược về Nha Trang rồi . Quày tàu đi ngược thì mấy anh sẽ gặp tàu tụi Mỹ đấy . Còn tụi tôi đi Phillpines , chúc may mắn “

Họ - Tàu khinh tốc đỉnh tắt máy truyền tin , không còn liên lạc gì nữa cả.

Nếu không may mắn , thì tôi sẽ không xách 3 trái sáng bỏ lăn lóc trên tàu tiểu đỉnh làm chi cho chật hành lý túi xách .

Nhờ có trái sáng thì tàu dầu Shell chúng tôi sẽ không vào Nha Trang mà sẽ vào trại tập trung CS là cái chắc , vì chạy đến đó thì không còn xăng đề chạy tiếp nữa rồi , tự dưng đút đầu vào rọ.

Không trách thuyền trưởng hay tài công tàu dầu Shell , vì anh ta chỉ biết chạy trên sông rạch Saigon mà thôi . Còn vượt đại dương trùng trùng diệp điệp thì làm sao tài công nầy làm được ?

1.- Như vậy nhờ tàu dầu Shell của Đại tá Lê Khắc Lý cho quá giang , cứu mạng.

2.- Nhờ trái sáng chỉ đường quay lui của tàu khinh tốc đỉnh của Đại tá hải quân VNCH mà chúng tôi không đút đầu vào rọ Nha Trang . Kể luôn sự vẩy tay làm quen chào hỏi vô duyên cớ của tôi – Trung úy Quân Y  PNL , Cựu trưởng phòng Nhận Bệnh Quân Y Viện Pleiku .

Kỳ sau nói tiếp chuyện quan trọng , tại sao dân đánh cá ven biển , gốc Công Giáo , quanh duyên hải Vũng Tàu ( Long Hải , Phước Hải …)  biết trước vụ di tản trên biển cà vào ngày 30 /4/1975?

+++++++++++++++++++++++++++++++

Nên chăng đổi tên Đảng Cộng sản?

Lê Hồng Kim Gửi cho BBC từ TP. HCM

BBC 20 tháng 4 2015

Tôi thuộc lứa thanh niên sinh năm 1975 ở thành phần chính thống với cả cha và mẹ đều là Đảng viên.

Từ nhỏ tôi luôn luôn ghét những người ở bên kia chiến tuyến và Mỹ.

Nhưng đẩy đưa thế nào thay vì học tiếng Nga, tôi lại vào học lớp tiếng Anh và tôi học tiếng Anh rất giỏi. Tiếp tục đẩy đưa đến chỗ sau khi ra trường tôi toàn làm cho công ty nước ngoài và đặc biệt rất nhiều công ty của Mỹ, rồi đi công tác nước ngoài nhiều lần bên Mỹ nên tôi cũng hiểu thêm nhiều về Mỹ và những người Việt vượt biên, định cư ở Mỹ. Thậm chí tôi còn có vài người bạn khá thân mà gia đình trước đây hoàn toàn làm cho chế độ cũ. Những năm gần đây tôi thường xuyên xem xét các tin tức ở cả hai luồng chính kiến để có cái nhìn nhiều chiều về quá khứ, về chế độ và về cuộc sống.

Sau đây là những ý kiến của cá nhân tôi:

Hiện nay có quá nhiều ý kiến chia rẽ chống đối chế độ hiện tại, có ý gần như phủ định những gì chế độ hiện hành đã làm mà tôi cảm thấy không thỏa đáng. Nhìn nhận khách quan mà nói, tôi thích đất nước Việt Nam thống nhất và thanh bình như thế này hơn, dù có nghèo hơn một chút. Nhìn cảnh Nam và Bắc Triều Tiên tôi không thích chút nào vì tình cảnh gia đình ly tán.

Những người bạn thuộc gia đình làm việc trong chế độ cũ hiện vẫn ở Việt Nam hầu hết có cuộc sống tốt đẹp trừ khi tham gia vào các hoạt động chống chính quyền.

Ngày xưa nhiều người hỏi vì sao Cộng Sản thắng? Tôi không biết nhiều lắm, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống và hình ảnh của cha mẹ tôi là tôi hiểu tại sao. Cha mẹ tôi mặc dù có những giai đoạn giữ chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước mà cực kỳ liêm chính, trong sạch, luôn luôn nghĩ và hy sinh vì người khác, luôn luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc và trau dồi kiến thức, chính vì vậy mà khá nghèo (tôi học toàn theo diện học bổng của trường, vào Đại học cũng phải cày dạy thêm như ai). Cha mẹ tôi bảo hồi còn chiến tranh, gần như ai cũng như cha mẹ tôi cả. Do đó cha mẹ tôi hiện nay thấy tham nhũng tràn lan cảm thấy rất bất mãn.

Quan điểm của tôi về Mỹ và người Mỹ hoàn toàn thay đổi, có thể nói gần như tôi thích mọi điều về nước Mỹ và người Mỹ. Họ là đất nước văn minh, hiện đại, con người rất giỏi, giàu lòng nhân ái. Làm cho công ty của Mỹ tại Việt Nam là làm việc trong số những công ty tốt nhất về lương bổng, phúc lợi, điều kiện làm việc, cơ hội học hỏi.

Những người bạn thuộc gia đình làm việc trong chế độ cũ hiện vẫn ở Việt Nam hầu hết có cuộc sống tốt đẹp trừ khi tham gia vào các hoạt động chống chính quyền.

Về chính phủ: Rõ ràng chính phủ có rất nhiều chính sách sai lầm sau năm 1975 về kinh tế, về đối xử với những người thuộc chế độ cũ gây hiềm thù dân tộc, v.v. Những sai lầm này nên được nhìn nhận một cách công khai cho toàn dân đặc biệt là ở phía bên kia hiểu và tha thứ.

Độc đảng, đa đảng


Nên chăng ta vẫn giữ một Đảng nhưng thay đổi tên, đừng dùng tên Đảng Cộng Sản, dùng tên gì đó thích hợp, cải cách lại toàn bộ hệ thống đem đến sự hòa giải dân tộc toàn diện.

Đôi khi tôi tự hỏi không biết nước mình độc đảng hay đa đảng thì sẽ tốt hơn. Theo nghĩa đơn thuần, cái gì độc thì là độc quyền không tốt cho sự phát triển là rất đúng. Nhưng đa đảng thì lại kèm theo những xáo trộn chính trị nhìn xung quang như Thái Lan, Philippines, và nhiều nước đa đảng nhưng vẫn nghèo đói như các nước ở châu Phi, châu Mỹ; đặc biệt với tình hình phức tạp ở Việt Nam làm sao tránh khỏi những cuộc thanh trừng đẫm máu sau này nếu ví dụ tổ chức của Việt Nam Cộng Hòa cũ thắng cử.

Nên chăng ta vẫn giữ một Đảng nhưng thay đổi tên, đừng dùng tên Đảng Cộng Sản, dùng tên gì đó thích hợp, cải cách lại toàn bộ hệ thống đem đến sự hòa giải dân tộc toàn diện. Chính phủ phải có biện pháp tích cực chống tham nhũng, chọn những con người vừa giỏi (được đào tạo kỹ ở những nước có trình học dạy học cao như Anh, Mỹ), vừa có tâm vừa có tầm đủ sức lãnh đạo đất nước.

40 năm từ ngày 30/4/1975, tôi thấy nước mình vẫn còn nghèo lắm. Tôi ước ao đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày một giàu có, phát triển, thanh bình và không có tham nhũng ở các cấp chính quyền; và mọi người trong và ngoài nước ngừng đấu đá nhau và cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 10405)
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9849)
Tổng thống Donald Trump tham dự triển lãm giới thiệu các mặt hàng được sản xuất tại Mỹ và kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa nhằm thúc đẩy nền kinh tế.