Tiến sĩ “lý luận” về việc hàng vạn Dân vừa đói-vừa chạy giặc dịch bỏ thành Hồ vê quê

06 Tháng Mười 20219:41 SA(Xem: 5761)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 06 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tiến sĩ “lý luận” về việc hàng vạn Dân vừa đói-vừa chạy giặc dịch bỏ thành Hồ vê quê

image011

Cơ hội nhìn từ cuộc di dân


06/10/2021


TS VŨ TIẾN LỘC - NGỌC AN ghi


TTO - Những cuộc di chuyển lớn của người dân về quê tiếp tục diễn ra ngay sau khi TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam bắt đầu mở cửa trở lại, cần phải được nhìn nhận là một quy luật tự nhiên và nhu cầu khách quan, tất yếu.


Thực sự, không thể cấm đoán, ngăn chặn hay dùng các biện pháp mạnh để giữ người dân ở lại TP.


Bởi trong 4 tháng qua, rất nhiều người lao động đã cùng chia sẻ với chính quyền, chịu "ở yên tại chỗ" để phòng chống dịch bệnh và giờ họ đã "sức cùng lực kiệt".


Sẽ không thể có phương án tối ưu nhất cho tất cả người lao động khi mà dịch bệnh đã xuyên thủng vào nhiều thành trì sản xuất lớn, đã bào mòn sức người, của cải tích lũy, nên chúng ta chỉ có thể chọn phương án ít xấu nhất.


Vì vậy, trước hết rất cần vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, công đoàn... trong truyền thông, vận động, sát cánh cùng người lao động. Cần phân loại nhu cầu của người dân để có phương án phù hợp nhất cho từng gia đình, từng người lao động.


Với những nhóm lao động vẫn mong muốn bám trụ lại TP, cần quan tâm nhiều hơn đến những đối tượng dễ bị tổn thương như lao động tự do, lao động thời vụ, lao động bị mất việc trong nhiều tháng...


Sự quan tâm đó không chỉ là những hỗ trợ về vật chất như nhà trọ 0 đồng, các gói an sinh, hỗ trợ tiền mặt, tiêm vắc xin... để người lao động ổn định tâm lý, được an toàn mà còn cần phải tạo việc làm, mưu sinh trong ngắn hạn để giảm bớt khó khăn. 


Còn những người dân mong muốn về quê vì không còn lựa chọn nào khác, các địa phương cần phối hợp để hỗ trợ người dân trở về "có trật tự, an toàn" như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Thay vì lo ngại người dân về quê có thể làm bùng phát thêm dịch bệnh, các địa phương hãy phối hợp thật tốt để đưa đón người về, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. 


Đồng thời, cần nhìn nhận cuộc di chuyển lao động quy mô lớn hiện nay như một cơ hội nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực lao động phục vụ cho nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.


Hiện có rất nhiều khu công nghiệp ở địa phương đang thiếu lao động, nên việc lao động hồi hương có thể là nguồn lực tốt bổ sung cho các khu công nghiệp, nhà máy này. Trên cơ sở đó, cần phân bổ lại lao động giữa các vùng miền theo hướng ly nông bất ly hương. 


Tức là tăng dần tỉ trọng đầu tư các nhà máy sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày ở các vùng quê để hạn chế việc người lao động phải ly hương; tập trung nguồn lực có trình độ, chất lượng cao hoạt động trong các ngành công nghệ, đô thị thông minh… ở các TP lớn, trung tâm kinh tế.


Chúng ta cũng đang nói đến ba mũi đột phá chiến lược cho giai đoạn tới là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế mạnh mẽ hơn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.


Cuộc di dân lớn lần này đặt ra nhiều thách thức để chúng ta thực hiện được yêu cầu đó và vì vậy cần đầu tư nhiều hơn để giáo dục thực hiện sứ mạng đào tạo lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng và chất lượng cao, phục vụ hiệu quả hơn cho tái cấu trúc, phục hồi kinh tế trong giai đoạn mới, đủ sức đương đầu trước những cuộc khủng hoảng lớn như hiện nay. TS VŨ TIẾN LỘC - NGỌC AN ghi


13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày


BBC 03/10/2021


image012Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10/2021 tại TP HCM


Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - nói ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê, theo báo Tuổi trẻ.


Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2/10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1.


"Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận", ông Lâu nhận định.


Báo Zing.news thông tin tại Hồ Nước Ngọt, hàng nghìn người được sàng lọc, phân loại trước khi được đưa lên xe về khu cách ly của các huyện, thị xã. Công ty Cấp nước tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp miễn phí gần 5.000 chai nước và thức ăn được lực lượng vũ trang mua mang vào cho mọi người.


Ở An Giang, sáng 3/10, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nói trong đêm 2/10, người dân về quê trên 10.000 người. Đến 8h30 ngày 3/10, số người về tỉnh An Giang đã lên trên 15.000 người. Các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người chưa bố trí cho các huyện.


Ông Bình nói tạm thời cho tất cả bà con tại các trường học hay nhà thi đấu đa năng của TP Long Xuyên để làm nơi tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ giao lại cho các huyện, thị, thành phố.


"Bà con về quê tự phát làm tỉnh quá tải sức chứa. Hầu như các trường học trong tỉnh đều trở thành khu cách ly", ông Bình nói.


Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các ca mắc trong cộng đồng tiếp tục tăng, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian gần đây tại các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới.


"Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1/10 đã có trên chục trường hợp dương tính Covid-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan", ông Bình nói thêm.


Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói rằng trong đêm 2/10, có trên 15.000 người dân đổ về quê. Tính từ ngày 1-10 đến nay, Đồng Tháp đã tiếp nhận trên 20.000 người về quê.


Tại Trà Vinh, Giám đốc Sở Y tế Kiên Sóc Kha cho biết tỉnh đã tiếp nhận trên 1.700 người về quê và vẫn còn nhiều người đang chạy xe máy về. Qua xét nghiệm nhanh và rRT-PCR, cơ quan y tế phát hiện hai ca dương tính. Theo ông Kha, khả năng còn nhiều F0 trong đoàn người về quê.


Còn ở Cà Mau, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Dũng cho biết có hơn 1.600 người về quê bằng xe máy được đưa vào các khu cách ly tập trung. Các khu cách ly của tỉnh này hiện có sức chứa gần 4.000 người.


Báo chí ở Việt Nam cũng cho biết vào tối 1/10, hàng trăm người dân đi xe máy chở theo đồ đạc đã tập trung trên quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vì muốn về quê ở các tỉnh miền Tây.


Một đoạn video tranh cãi truyền đi trên mạng internet ngày 1/10 dường như cho thấy dân quân tự vệ tỉnh Bình Dương vụt gậy vào nhóm dân chúng đi xe máy đòi mở chốt về quê.


Theo đó, báo Dân Việt viết: "Theo thông tin ban đầu, vào chiều 1/10, rất nhiều người dân ở phường Bình Hòa đã tự ý đi xe máy, mang ba lô về quê."


"Khi họ đến chốt kiểm soát dịch tại khu phố Đông Ba, lực lượng trực chốt yêu cầu quay đầu xe vì tỉnh Bình Dương chưa cho phép người dân được tự túc về quê. Tuy nhiên, nhóm người dân đi xe máy đã đồng loạt bóp còi, hò hét, gây huyên náo cả khu vực. Một số thanh niên đã kích động nhóm người dùng đá ném vào lực lượng Cảnh sát cơ động và dân quân tự vệ tại chốt trực."


"Bị ném đá, một số Cảnh sát cơ động cùng dân quân tự vệ đã phản ứng, đuổi theo bắt những đối tượng ném đá nên đã xảy ra xô xát."


Chiều 2/10, tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí của Bình Dương, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an Bình Dương, đã giải thích về vụ việc. Ông nói: "Công an không hề tấn công người dân, chỉ giữ 3 người có hành vi kích động đưa về phường xử lý. Sau đó, 3 người này đã thừa nhận hành vi vi phạm và xin bỏ qua. Chúng tôi đã để họ về lại nơi cư trú".


Theo báo Dân Việt, chủ yếu đây là những người có hộ khẩu tại các tỉnh miền Tây là lao động bị mắc kẹt tại tỉnh Bình Dương trong đợt dịch Covid-19.


Chỉ vài ngày trước, cũng tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, ông Võ Thanh Quan - Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú, Thuận An, đã trực tiếp gửi lời xin lỗi đến chị Hoàng Thị Phương Lan về hành động phá khóa cửa, cưỡng chế chưa phù hợp với quy định.


Nhiều người cho rằng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố chă có kế hoạch thực sự cho việc đưa đón công dân của mình về lại địa phương. Bằng chứng là cứ mỗi thời điểm mà chính sách những thành phố lớn như TP HCM thay đổi, dòng người lại đổ về các cửa ngõ để về quê vì họ không trụ được nữa.


Một người dân tại TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:


"Chính sách chống dịch của TP HCM làm nhiều người dân, đặc biệt là người lao động không chủ động lên kế hoạch được nên họ trở nên hoảng loạn. Họ nghe thành phố mở cửa là phải tranh thủ về vì sợ tiếp tục bị kẹt lại. Mặt khác, họ ở lại cũng không có việc làm và có khi đói ăn nên đổ hết về quê để đỡ tiền thuê nhà, tiền ăn uống. Bây giờ các nhà máy, xí nghiệp cũng cố mà cầm cự nên họ cũng chưa vội tuyển người vội. Cùng đường, người dân phải cố mà về. Tôi còn thấy video quay cảnh tượng đau lòng, nhiều người dân khóc quỳ xuống vái lạy lực lượng chức năng đang chặn đường về quê của họ."


"Nhiều tháng qua, các chủ nhà trọ dường như đều miễn hoặc giảm tiền cho công nhân thuê nhà, có khi chủ nhà phải cho thêm vì người lao động họ khổ quá. Có những dãy trọ nằm trong hẻm sâu, trong khu vực phong tỏa nên khó nhận được hỗ trợ. Vì vậy, chuyện mà họ tìm cách về quê tôi nghĩ ai cũng hiểu, chỉ còn chờ lãnh đạo giải quyết, sắp xếp thế nào để có thể kiểm soát được mặt dịch tễ."


Tính đến hôm nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 798.624 ca nhiễm, 19.601 ca tử vong.