Dân chủ hóa ‘phải do người Việt tự giải quyết’

26 Tháng Tám 202110:21 SA(Xem: 5428)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ NĂM 26 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Dân chủ hóa ‘phải do người Việt tự giải quyết’


  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt


26/8/2021


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bà Kamala Harris gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm 25/8/2021


Trong chuyến thăm Việt Nam tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tái khẳng định nhân quyền là 'trung tâm trong chính sách đối ngoại' của Tổng thống Joe Biden.


Văn bản Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, công bố ngày 25/8/2021, nói: "Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam — như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ."


Chuyến thăm của bà Kamala Harris cũng đặt ra hy vọng cho một số nhà quan sát rằng có thể một số tù nhân chính trị được trả tự do sau đó.


Will Nguyễn, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, từng bị giam 41 ngày tại nhà giam Chí Hòa ở Việt Nam năm 2018 sau khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh. Việt Nam khi đó nói bị cáo đã tham gia biểu tình tại TP Hồ Chí Minh và đã có những hành vi gây rối trật tự công cộng.


Hôm 25/8, nhân chuyến thăm của bà Kamala Harris đến Hà Nội, ông Will Nguyễn bày tỏ một số suy nghĩ.


BBC: Chuyến thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có tầm quan trọng như thế nào đối với nhân quyền và việc trả tự do cho các tù nhân chính trị ở Việt Nam, theo ông?


Will Nguyễn: Tôi cho rằng nó phụ thuộc vào những gì bà Kamala Harris phải nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam về nhân quyền và tù nhân chính trị.


Nếu bà ấy có thể mang chủ đề này ra bàn thảo trong chuyến thăm, tôi nghĩ đó sẽ là một hành động rất quan trọng về mặt biểu tượng, vì nó tái khẳng định uy tín của Hoa Kỳ và tiếp thêm sinh lực cho các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước, những người hiện cảm thấy họ có sự ủng hộ về mặt tư tưởng.

image021

BBC: Thời gian bị giam ở Việt Nam năm 2018 có cho ông thấy điều gì về thay đổi trong chính sách của Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến không?


Will Nguyễn: Trong tù, chắc chắn là tôi đã được đối xử tốt hơn bởi vì ván cờ hẳn sẽ khác khi có sự tham gia của một quốc gia nước ngoài (hùng mạnh). Lính gác cho tôi thêm trái cây hoặc mì gói, và họ đảm bảo rằng tôi được ở cùng những tù nhân có tiền ký quỹ, để có thể mua thêm thức ăn cho tôi.


Một phần tôi biết việc đối xử tốt hơn là do cân nhắc ngoại giao, phần khác, tôi lạc quan khi biết rằng có những người tốt trong số nhân viên tại nhà tù Chí Hòa. Một trong số họ đã cho tôi tờ 100 ngàn VND trong đêm đầu tiên, vì anh ta biết tôi không có tiền mặt.


Anh ta muốn tôi có thể mua xà phòng, đồ dùng vệ sinh cá nhân hoặc nhiều thức ăn hơn nếu cần. Đó là số tiền duy nhất tôi dùng đến trong thời gian ngồi tù.


image022Nguồn hình ảnh, Reuters. Will Nguyễn trước phiên tòa ngày 20/7/2018 tại TP Hồ Chí Minh


Bản thân việc tôi bị cầm tù không tiết lộ gì về sự thay đổi chính sách đối với những người bất đồng chính kiến, nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cho tôi thấy rằng chính phủ Việt Nam coi rẻ người dân.


Tôi nhớ đã được cảnh sát và các đảng viên nói đi nói lại rằng những người biểu tình đi cùng tôi trên đường phố ngày hôm đó là tội phạm, rằng họ bạo lực, dễ bị nước ngoài thao túng, và được trả tiền để gây rối.


Họ không bao giờ nghĩ được rằng hàng ngàn người biểu tình đó có thể là những người yêu nước, những người không nghĩ cho bản thân mình, và mối quan tâm thực sự đối với đất nước đã đánh bại nỗi sợ hãi cảnh sát của họ.

image023

Chừng nào chủ nghĩa can thiệp của Mỹ còn có tác dụng, và ngay cả khi Mỹ gây đủ áp lực để những người bất đồng chính kiến ​​được trả tự do, tôi cho rằng đó sẽ chỉ là một giải pháp hỗ trợ tạm thời.


Chắc chắn đây sẽ là một bước đi đúng hướng, nhưng nó sẽ không giải quyết được vấn đề trọng tâm. Đó là việc tại sao cả một hệ thống chính trị không cho người dân được hưởng các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ. Tại sao lại có những tiếng nói bất đồng?


Đây là vấn đề người dân Việt Nam phải tự giải quyết, và với lịch sử đầy bạo lực của Việt Nam đối với chủ nghĩa can thiệp của Mỹ, sẽ thật ngu ngốc nếu một lần nữa đặt tất cả hy vọng của chúng ta vào Hoa Kỳ.


Triết lý của tôi với tư cách là một thành viên của phong trào dân chủ Việt Nam đã được phản ánh trong hành động của tôi vào tháng 6/2018: Tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ phong trào dân chủ (bản địa) hiện có tại Việt Nam, nhưng tôi sẽ không bao giờ tạo ra hoặc áp đặt chúng. Bởi trên thực tế, làm như vậy là trái ngược với dân chủ.


Vì vậy, tôi sẵn sàng đề nghị bà Kamala giúp đỡ để đưa những người bất đồng chính kiến Việt Nam ra khỏi nhà tù, nhưng tôi sẽ không bao giờ đề nghị Hoa Kỳ can thiệp để buộc ĐCSVN phải dân chủ hóa.


Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đó là trách nhiệm của người dân Việt Nam.


BBC: Ông có hy vọng lớn về việc một số tù nhân chính trị cụ thể nàoở Việt Nam sẽ được trả tự do trong thời gian tới?


Will Nguyễn: Tôi sẽ luôn nuôi dưỡng hy vọng, nhưng tôi biết rằng việc này bị hạn chế về mặt chính trị, đặc biệt là nhiều nhà bất đồng chính kiến đang bị tù từ chối rời Việt Nam và sống lưu vong.


Ngay cả với áp lực của Mỹ, ĐCSVN có động cơ gì để thả những người mà họ coi là sẽ chỉ gây "rắc rối" một khi được trả tự do?


Người ta có thể lập luận rằng một ĐCS cho phép những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​là một ĐCS biết củng cố sự ủng hộ của dân chúng và tính chính danh của mình. Nhưng tôi ngờ rằng Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép dù chỉ là một chút cơ hội mất quyền lực.


Ngoại trừ một sự thay đổi hoàn toàn về mặt nhân bản của Đảng, tôi không thấy khả năng chính phủ Việt Nam trả tự do nhiều người bất đồng chính kiến dịp này. Ngoại trừ có thể có Trần Huỳnh Duy Thức, hiện sức khỏe rất kém. Nếu ông chết trong tù do tuyệt thực, chính phủ Việt Nam sẽ chẳng đẹp mặt gì.


Dự án 88 đã có một lá thư ngỏ được ký bởi 13 tổ chức khác nhau, và Tổ chức Sáng kiến ​​Pháp lý cho Việt Nam (đơn vị điều hành cả The Vietnamese và Luật Khoa Tạp chí) đã viết một bản kiến ​​nghị. Cả hai đều nhằm thuyết phục bà Kamala Harris trong việc khiến chính phủ Việt Nam thay đổi cách đối xử với tù nhân lương tâm.


Do dịch Covid cản trở việc đi lại và chiếm trọn sự chú ý ở Việt Nam và trên thế giới, các cố gắng của chúng tôi nhằm kéo sự chú ý đến những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị hạn chế.


image024Nguồn hình ảnh, HRW. Một số trường hợp đang bị giam giữ được dư luận quan tâm: Phạm Chí Dũng,, Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Tường Thụy


BBC: Theo ông, cần làm những gì để tận dụng tốt nhất chuyến thăm này nhằm cải thiện nhân quyền ở Việt Nam


Will Nguyễn: Gần đây, tôi đã viết một bài báo cho Washington Post về chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala. Bề ngoài, bài báo là thông điệp gửi đến bà phó tổng thống Mỹ, và lập luận tại sao bà nên quan tâm đến vấn đề nhân quyền và tự do cho tù chính trị ở Việt Nam.


Nhưng tôi cũng đã viết bức thư theo cách tiết lộ cho chính người dân Việt Nam biết hệ thống chính trị của họ bất công như thế nào, hệ thống chính trị của họ từ chối cho người dân các quyền được hiến pháp bảo đảm như thế nào (quyền mà người Việt Nam đã đấu tranh từ những ngày Pháp thuộc) và ĐCS đã bỏ tù không thương xót đồng bào nào dám lên tiếng như thế nào.


Tôi hy vọng bài viết của tôi sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam nhận ra rằng hàng trăm người bất đồng chính kiến ​​đã phải ngồi tù vì đấu tranh cho chính đồng bào mình.


image025Nguồn hình ảnh, Pham Đoan Trang. Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang


Trong phạm vi phong trào dân chủ rộng lớn hơn, tôi nghĩ rằng việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ nên là mục tiêu hàng đầu ngay từ lúc này.


Nếu diễn đạt từ 'đấu tranh' theo một cách khác, và khẳng định rằng đây là các quyền mà mọi người thực sự 'sở hữu' và họ đang bị 'từ chối' được hưởng các quyền này, thì điều đó sẽ đặt nền tảng để họ hiểu hơn về dân chủ, và thúc đẩy nhiều người hành động hơn để khôi phục những quyền hợp pháp của họ .


Hiện nay, hầu hết công dân Việt Nam không hiểu về hiến pháp Việt Nam hoặc các quyền hiến định, không bao giờ bận tâm đến việc giúp đỡ những người bất đồng chính kiến ​​đang ở trong tù.


Cho đến khi ý thức của người dân Việt Nam về quyền chính trị của họ được cải thiện, họ sẽ luôn coi những người bất đồng chính kiến ​​là những cá nhân đứng ngoài lề tự gây rắc rối, chứ không phải là những người yêu nước dũng cảm, vị tha.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20719)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20702)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18146)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17622)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22788)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20087)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18360)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17841)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18271)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17144)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16726)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19608)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17057)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17016)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19787)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21030)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17542)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23161)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17295)
Cuộc tuyệt thực ở Houston, Texas để phản đối sự bất công đối xử của nhà cầm quyền Hà Nội với tù nhân lương tâm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ngày 14/06/2013 (từ trái cư sĩ Võ Nghiệp và anh Kim Long, ông Đào văn Thảo và ông Phạm Tố Thư.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17308)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.