Việt Nam lo ngại hàng hóa nhập vào Mỹ bị đánh thuế

15 Tháng Bảy 20219:15 SA(Xem: 5567)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ NĂM 15 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam lo ngại hàng hóa nhập vào Mỹ bị đánh thuế


image024Xe ủi là tang vật của lâm tặc bị lực lượng kiểm lâm, công an và biên phòng của H. Ngọc Hồi, Kon Tum, giữ lại đã không cánh mà bay. Ảnh trên: Ngày 12.11, Hạt tưởng Hạt kiểm lâm H.Ngọc Hồi (Kon Tum) ông Vũ Thanh Thành cho biết, xe ủi là tang vật của lâm tặc bỏ lại trong rừng bị lực lượng kiểm lâm, công an và biên phòng của H.Ngọc Hồi bắt được vào đêm 2.11.2015, sát đường biên giới với Lào đã không cánh mà bay.  2 xe bò vàng gỗ lậu bị đưa về trụ sở Hạt kiểm lâm H.Ngọc Hồi – (theo TNO 12/11/2015 /Ảnh: Phạm Anh)


Chính phủ Biden xem xét có nên đánh thuế hàng hoá nhập từ Việt Nam


VOA 15/07/2021


Hoa Kỳ đang thảo luận về việc có nên tiến tới áp thuế lên hàng hoá nhập từ Việt Nam hay không do các hành vi tiền tệ mà dưới thời Tổng thống Donald Trump bị coi là bất hợp lý và gây trở ngại đối với các doanh nghiệp Mỹ.


“Các cuộc thảo luận này đang diễn ra và chính quyền (Tổng thống Joe Biden) đang tìm cách quyết định một hướng hành động”, ông John Goyer, giám đốc điều hành phụ trách Đông Nam Á của Phòng thương mại Mỹ ở thủ đô Washington, nói với VOA, và cho biết rằng các hướng hành động khác nhau đang được xem xét nhưng không đưa ra thêm chi tiết vì ông không trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận kín này.


Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ, dưới thời Tổng thống Trump, cho vào danh sách thao túng tiền tệ, nhưng lại được tháo bỏ “nhãn mác” này dưới thời Tổng thống Biden. Mặc dù vậy các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ và nguồn gốc xuất xứ gỗ nhập của Việt Nam vẫn đang được chính quyền Biden tiếp tục tiến hành và mối lo ngại về các loại thuế tiềm tàng mà Mỹ có thể áp lên hàng hoá Việt Nam vẫn hiện hữu.


Đánh thuế hay không đánh thuế?


Chính quyền Biden đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp vào tuần trước về việc có nên tiến tới đánh thuế hàng Việt Nam hay không, theo một nguồn tin của Bloomberg cho biết. Nguồn tin này nói rằng các quan chức từ Bộ Tài chính, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia tham gia cuộc thảo luận được cho là riêng tư này.


VOA gửi yêu cầu bình luận trước thông tin về các cuộc thảo luận liên quan tới Việt Nam tới Bộ Tài chính, USTR, Bộ Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia nhưng không nhận được hồi âm.


Việc thảo luận này diễn ra trước thời hạn tháng 10, một năm sau khi bắt đầu cuộc điều tra của USTR, theo yêu cầu của Tổng thống Trump lúc đó, để Mỹ xem xét áp đặt thuế theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974.


Vào tháng 1 năm nay, trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump, chính phủ Mỹ cho rằng các hành vi tiền tệ của Việt Nam là “bất hợp lý và gây hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ” nhưng không quyết định trừng phạt quốc gia Đông Nam Á bằng các mức thuế.


Tuy nhiên, các cuộc điều tra thương mại đối với Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Người phát ngôn của USTR, Adam Hodge, nói với Bloomberg rằng cơ quan này vẫn đang điều tra về các hành vi tiền tệ của Việt Nam. USTR cũng vẫn đang điều tra việc nhập khẩu gỗ của Việt Nam vì nghi ngờ rằng chúng được khai thác hoặc buôn bán trái phép.


Nếu Mỹ quyết định chính thức đề xuất áp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam thì sẽ cần có thời gian để lấy ý kiến và điều trần công khai. Điều đó, theo các chuyên gia thương mại được Bloomberg trích dẫn, có nghĩa là bước đầu tiên của quy trình này, tức việc công bố danh sách sản phẩm được đề xuất, sẽ cần phải thực hiện trong vài tuần tới.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn nói rằng chính sách tiền tệ của Hà Nội không nhằm mục đích tạo ra cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Nhiều cuộc thảo luận của các quan chức cấp cao giữa hai chính phủ đã diễn ra từ cuối năm ngoái về các tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.


Các quan chức Việt Nam hôm 9/7 đã gặp Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ qua một cuộc họp trực tuyến để bàn thảo về các vấn đề thương mại, gồm việc nhập khẩu gỗ của Việt Nam và các quan ngại từ phía Washington về các hành vi thương mại của Hà Nội, theo nguồn tin của Bloomberg.


Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của VOA về cuộc họp này.


Chính quyền Biden cho đến nay đã có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm của ông. Khi đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ dù đã “đạt đến ngưỡng” để bị gắn mác hồi tháng 4, Bộ Tài chính của chính quyền Biden cho biết “không có đủ bằng chứng” để kết luận Việt Nam, cùng với Thuỵ Sỹ và Đài Loan, có mục đích “ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế”.


Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với giá trị hàng hoá tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Nhưng mức thâm hụt thương mại của Mỹ trong giao thương với Việt Nam ngày càng tăng khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành mục tiêu đánh thuế của Tổng thống Trump. Việt Nam hiện đang là quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn thứ 3 với Mỹ, đạt gần 70 tỷ USD vào năm ngoái, sau Trung Quốc và Mexico.


Đối tác quan trọng


Bất kỳ mức thuế trừng phạt nào cũng sẽ đều có nguy cơ làm căng thẳng quan hệ đối tác an ninh đang phát triển giữa Việt Nam và Mỹ, vốn được củng cố trong những năm gần đây để đối trọng sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, theo nhận định của các nhà quan sát. Năm 2016, Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và hai nước luôn có lập trường chung về việc phản đối các yêu sách lãnh thổ ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông.


“Việt Nam là một đối tác quan trọng về mặt chiến lược đối với Hoa Kỳ và trong bối cảnh chúng ta gặp nhiều thách thức từ Trung Quốc cùng với việc chính quyền (Biden) đang nỗ lực tăng cường liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực, thì chúng ta cần thúc đẩy cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, không để cho nó suy yếu,” ông Goyer nói và cho rằng việc áp thuế sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước.


Ông Goyer cho biết rằng các doanh nghiệp Mỹ đang rất lo ngại về các mức thuế tiềm năng mà chính quyền Biden có thể đưa ra và Phòng Thương mại Mỹ, một tổ chức vận động chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, phản đối việc áp thuế lên hàng hoá nhập từ quốc gia Đông Nam Á.


“Có rất nhiều lo lắng rằng thuế quan sẽ được áp đặt,” ông Goyer nói và cho biết các mức thuế, nếu được áp dụng, sẽ có “một ảnh hưởng rất nguy hại” tới các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Việt Nam vì theo ông nó làm giảm sự cạnh tranh của họ do giá cả các sản phẩm tăng cao khi bị đánh thuế. Theo ông Goyer, người có 9 năm làm việc với Việt Nam, người tiêu dùng ở Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng do giá hàng nhập từ Việt Nam, trong đó có đồ nội thất, quần áo, giầy dép, tăng cao.


Hầu hết những đại diện doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam trong buổi điều trần của USTR về vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam được tổ chức cuối tháng 12 năm ngoái, trong đó có ông Goyer, đều cho rằng việc áp thuế không phải là một giải pháp thích hợp.


Chính quyền Tổng thống Trump đã dùng cuộc điều tra theo Mục 301, hiện đang được tiến hành với Việt Nam, để áp thuế lên hàng hoá trị giá hàng tỷ USD nhập từ Trung Quốc, gây ra cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Tuy nhiên, theo ông Goyer, Tổng thống Biden không cần thiết phải dùng tới Mục 301 để giải quyết tranh chấp thương mại với Việt Nam.


“Chính quyền (Biden) nên tiếp tục ngoại giao tài chính, tiếp tục các cuộc thảo luận đang được tiến hành giữa các quan chức của Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, ông Goyer nói. 14:22 “Chúng tôi muốn tránh thuế quan. Chúng tôi muốn thấy vấn đề này được giải quyết thông qua ngoại giao tài chính”.


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt Nam sử dụng bao nhiêu gỗ có nguồn gốc từ Campuchia, Lào?


Dân trí


Tỷ trọng các loại gỗ quý, bao gồm loại gỗ có tên trong các nhóm 1-2 trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam được nhập khẩu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại gỗ có tên nằm trong các nhóm này có mức độ rủi ro lớn về tính hợp pháp của gỗ.


image026Nhấn để phóng to ảnh (Ảnh minh hoạ),


Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục xu hướng giảm từ tháng 5/2016. Tính chung 7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu ước đạt 1.013 triệu USD giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2015 tương ứng 263 triệu USD.


Trong đó, do lượng nhập khẩu giảm làm kim ngạch giảm 9,14% (tương ứng 102 triệu USD) và do giá nhập khẩu giảm 12,61% làm kim ngạch giảm 161 triệu USD.


Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục trở thành những thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ chính thứ 1 và 2 cho các doanh nghiệp trong nước. Thị trường có kim ngạch lớn thứ 3 trong 7 tháng năm 2016 là Campuchia; thị trường có kim ngạch lớn thứ 4 là Malaysia.


Riêng đối với thị trường Lào, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh trong những tháng qua, tới tháng 6/2016, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Lào chỉ còn 1,5 triệu USD, tính chung kim ngạch 6 tháng đầu năm 2016 đạt 74 triệu USD, bằng 1/3 cùng kỳ năm trước. Năm 2015, Lào và Campuchia là 2 thị trường cung cấp gỗ & sản phẩm gỗ chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giảm từ tháng 9/2015, do chính phủ Lào ban hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu chưa qua chế biến có hiệu lực từ tháng 8/2015. Các năm trước các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hơn 70 chủng loại gỗ khác nhau từ thị trường này. Giá nhập khẩu từ thị trường này tháng 7/2016 giảm thêm thêm 9,25% so với tháng trước và giảm 19,93% so với tháng 7/2015, giá các loại gỗ giảm là gỗ chò tròn, gỗ gõ tròn, gỗ giổi tròn, gỗ hương tròn, gỗ gõ xẻ... Một số loại gỗ vẫn có giá tăng là gỗ trắc tròn, gỗ giổi xẻ.


Các doanh nghiệp nhập khẩu từ Campuchia chủ yếu là gỗ xẻ, kim ngạch gỗ xẻ gấp hơn 20 lần kim ngạch gỗ tròn, đây là nguồn cung gỗ nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Lượng gỗ nhập khẩu từ thị trường này tăng để thay thế lượng gỗ tròn từ thị trường Myanmar do Chính phủ nước này thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn từ 1/4/2014.


Đối với loại gỗ tròn, Chính phủ Campuchia ban hành chính sách cấm xuất khẩu từ năm 1996 và vẫn còn hiệu lực đến nay. Tuy nhiên, các chính sách lâm nghiệp tại Campuchia nói chung bao gồm cả chính sách có liên quan đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu nói riêng không nhất quán. Đây là nguyên nhân dẫn đến gỗ tròn của Campuchia tiếp tục được xuất khẩu sang các nước, bao gồm cả Việt Nam.


Một số loại gỗ tròn vẫn được các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ Campuchia là gỗ căm xe, gỗ dầu, gỗ sến, gỗ bằng lăng, gỗ cà chít, gỗ tràm bông vàng. Các loại gỗ xẻ chính được nhập khẩu từ thị trường này là gỗ hương xẻ, gỗ cẩm xẻ, gỗ cẩm lai xẻ, gỗ lim xẻ, gỗ sến xẻ, gỗ cao su xẻ... Giá gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Campuchia quay đầu giảm 6,24% so với tháng trước và giảm 6,15% so với tháng 7/2015.


Theo Bộ Công Thương, tỷ trọng các loại gỗ quý, bao gồm loại gỗ có tên trong các nhóm 1-2 trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam được nhập khẩu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại gỗ có tên nằm trong các nhóm này có mức độ rủi ro lớn về tính hợp pháp của gỗ.


Cụ thể, một lượng lớn gỗ của Campuchia có nguồn gốc từ các cánh rừng chuyển đổi, và các dự án chuyển đổi rừng sang các diện tích đất trồng cây công nghiệp thường liên quan đến các vi phạm về quyền của cộng đồng. Điều này làm làm xuất hiện nhiều tranh cãi về tính hợp pháp của gỗ được khai thác từ các dự án này.


Bên cạnh đó, hầu hết các loài gỗ quý, có tên nằm trong nhóm 1-2 theo bảng phân loại của Việt Nam đều được khai thác từ các khu vực rừng cần được bảo vệ. Với lý do này, các rủi ro có liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là gỗ đối với các loại gỗ quý có tên trong nhóm 1-2 của Việt Nam là rất cao.


Các loại gỗ thuộc nhóm gỗ quý được nhập khẩu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ. Các loại gỗ thuộc các nhóm phổ thông hơn được đem vào chế biến và sử dụng tại thị trường nội địa của Việt Nam.


"Đến nay vẫn còn một số câu hỏi chưa có câu trả lời: Tỉ trọng gỗ nhập khẩu từ Campuchia, Lào được xuất khẩu đi các nước là bao nhiêu? Gỗ nhập khẩu từ Campuchia, Lào có được đưa vào chuỗi cung để xuất khẩu sang các nước có độ nhạy cảm cao về môi trường như Mỹ, EU hay không? Thị trường nội địa sử dụng bao nhiêu gỗ có nguồn gốc từ Campuchia, Lào? Những vấn đề này cần được nghiên cứu, thống kê và đưa ra kết luận trong thời gian tới", Bộ Công Thương cho biết. (Phương Dung)
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18705)
Từ phải: Ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân; Thượng nghị sĩ Bob Carr, Bộ trưởng Ngoại Giao Úc; Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh. ẢNH DO THÂN HỮU CUNG CẤP.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25366)
Theo tin tức ở một số truyền thông báo chí trong nước đang ra sức “tố cáo” chế độ, chính sách của VNCH đã ngược đãi, tra tấn tù binh cộng sản, khi họ bị giam giữ ở trại giam An Thới – Phú Quốc. Cao điểm của “chiến dịch tố cáo” này, vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, ban quản lý đảo Phú Quốc đã làm một buổi lễ mà họ gọi là “Lễ khánh thành khu di tích lịch sử trại giam tù binh CSVN / Phú Quốc”.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19497)
Westminster (Bình Sa) -- Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba ngày 30 tháng 4 năm 2013, Cộng Đồng Việt Nam Nam California Tổ Chức Lễ Cầu Nguyện Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4, hiện diện trong buổi lễ có qúy vị đại diện tinh thần có: Hòa Thượng Thích Viên Lý, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Điều Ngự và Chùa Diệu Pháp; Ông Huỳnh Kim, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương; Mục Sư David Huỳnh...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 18613)
Trong mấy tuần lễ qua các cơ quan truyền thông và báo chí tại Quận Cam vùng Little Saigon, nam California đã nhận được Thư Mời của các sinh viên Việt Nam thuộc Hội Sinh Viên VN: Vietnamese Student Union (VSU) at UCLA để đến tham dự lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen Black April năm nay vào 6 giờ chiều ngày 30-04-2013.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 19638)
Lời phi lộ: Là một tham dự viên độc lập, mặc dầu trời khá lạnh và đổ mưa nhưng tôi và vài người bạn ở Munich đã khởi hành từ sáng sớm tinh sương, khi vừng thái dương mới bắt đầu ló dạng nơi chân trời để kịp về Frankfurt/M hôm 27-04 tham dự ngày quốc hận 2013, với mục đích ủng hộ Ban Tổ Chức (BTC) trong một công tác đấu tranh đầy chính nghĩa của người Việt Tỵ Nạn cộng sản đang định cư tại Đức.
29 Tháng Tư 2013(Xem: 20944)
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.
28 Tháng Tư 2013(Xem: 20136)
Mỗi năm, cuối tháng Tư là lúc người Việt hải ngoại nhớ về một sự kiện đau thương đã làm gia đình ly tán, buộc nhiều người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi. Thời điểm này cũng đánh dấu sự khai sinh cộng đồng người Việt tại nhiều nơi trên thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ với hơn 100 nghìn người tị nạn Việt Nam đầu tiên được định cư.
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20171)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu 19 tháng 4-2013 tại Sân cỏ trước khu thương xá Phước Lộc Thọ Ban Tổ Chức Tưởng Niệm Tháng Tư Đen và Quốc Hận 30 tháng 4 Năm 2013 Nam California Tổ Chức Lễ Khánh Thành Mô Hình Bức Tường Đen và Lễ Xuất Phát Treo Cờ Mỹ Việt trong chuỗi sinh hoạt mùa quốc hận. Tham dự buổi lễ có qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, Ban Tù Ca Xuân Điềm, một số qúy hội đồng hương, qúy cơ quan truyền thông. Về phía dân cử có Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Cô Quyên Trần, Thị Trưởng Thành Phố Westminster Ông Tạ Đức Trí cùng các Nghị Viên Sergio Contreras, Diana Carey, cựu Nghị Viên Thành Phố Westminster Diệp Miên Trường, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, nguyên Ủy Viên Giáo Dục Quận Cam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20928)
Tại sân Trường Bolsa Grade High School lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu ngày 5 tháng 4 năm 2003, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nén Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam, Ủng hộ việc đòi hỏi thay đổi hiến pháp của các tôn giáo và đồng bào trong nước.
20 Tháng Tư 2013(Xem: 19649)
Một cuộc gặp gỡ thân mật giữa Cộng Đồng Nguời Việt Quốc Gia Liên bang Hoa Kỳ (CĐNVQG/LBHK) và CĐVN vùng HTĐ đã được tổ chức vào lúc 2 giờ trưa ngày 3 Tháng 3, 2013, tại Trung tâm Cộng Đồng Wilston ở Falls Church, VA. Hiện diện có hơn năm mươi người, hầu hết là những đại diện các hội đoàn, đoàn thể chính trị trong vùng, trong đó có Ông Lý Văn Phước, Cố Vấn CĐHTĐ, MD&VA; Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CĐVN/HTĐ, MD&VA; Ông Đỗ Hồng Anh...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 19984)
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại số 803 S. Sullivan, Santa Ana, CA 92704, điện thoại (714) 571-0473, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 26 tháng 1 năm 2013 đã tổ chức tiệc tất niên với sự tham dự của một số qúy chư Tôn Đức Tăng Ni thuộc các chùa và tự viện Nam California, một số qúy Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy vị cư sĩ trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng có mặt trong buổi tiệc chay tất niên.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 21107)
Trưa Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 tại nhà hàng Diamond Seafood Restaurant, Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã tổ chức tiệc họp mặt tất niên, đón mừng Xuân Qúy Tỵ 2013 với sự tham dự của hơn 200 quan khách, qúy vị nhân sĩ, qúy vị đại diện một số các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái đấu tranh, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương, dân cử có các Nghị Viên Thành Phố Westminster Bà Diana Lee Carey, ông Sergio Contreras.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25713)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18401)
Orange County với dân số trên 3 triệu người là nơi tập trung đông nhất người Mỹ gốc Việt (theo thống kê 2010 là 590,000) và cũng là địa phương hành chánh có mật độ cao nhất 20%, vài nét điển hình như thị trưởng dân cử của thành phố Westminster, trung tâm của khu Little Saigon, là người gốc Việt, có nghị viên dân cử gốc Việt tại các thành phố Westminster, Fountain Valley, Garden Grove; có ủy viên giáo dục dân cử tại các học khu Westminster, Garden Grove.