Xạo sự về cuộc họp Thượng Đỉnh

14 Tháng Sáu 20217:07 SA(Xem: 5983)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ HAI 14 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Xạo sự về cuộc họp Thượng Đỉnh


Trương Văn Út (Út bạch lan)


image031Các nguyên thủ G7 họp ngày 11-6-2021 tại Cornwall, miền nam Vương quốc Anh - Ảnh: G7 UK/Twitter


Nhân đọc được bản tin ngắn: "Ngày 12/06/2021, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ. Ngoài các hồ sơ quốc tế, việc xem xét các mối tương quan lực lượng và xác định một mối quan hệ mới với Nga là một thách thức lớn cho chính quyền Biden".


Lịch sử có những khúc quanh hay những bước ngoặt làm thay đổi toàn diện bộ mặt của thế giới. Thường những khúc quanh hay bước ngoặt này được thể hiện qua những hội nghị thượng đỉnh của hai hoặc nhiều lãnh tụ của các quốc gia toàn cầu. Họp thượng đỉnh chỉ dùng cho các cuộc hội nghị của các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ mà thôi. Đây là một hình thức sao phỏng dùng để dịch danh từ summit của tiếng Anh, thường được giải nghĩa một cách đơn giản là “a meeting between heads of government” là hội nghị giữa những người đứng đầu chính phủ, còn chi tiết hơn thì là “an international meeting of heads of state or government, usually with considerable media exposure, tight security, and a prearranged agenda” tức hội nghị quốc tế của những người đứng đầu quốc gia hoặc chính phủ, có truyền thông đưa tin rộng rãi, an ninh thắt chặt và một nghị trình được sắp xếp trước. Summit là dạng tắt của summit meeting, cũng gọi là summit conference ít được dùng hơn, đều có nghĩa là “hội nghị thượng đỉnh”.


Năm 1932, một cuộc họp thượng đỉnh bí mật giữa bộ ba Adolf Hitler - Đức, Mussolini – Ý và Hirohito - Nhật để hình thành phe trục và khởi động Thế Chiến lần thứ hai, trong đó chia phần, Đức sẽ chiếm toàn thể lục địa Âu Châu, Ý sẽ chiếm Phi Châu và Nhật sẽ chiếm Á Châu. Năm 1940, một cuộc họp thượng đỉnh cũng hoàn toàn trong vòng bí mật giữa Winston Churchill - Anh Quốc và Tổng Thống Franklin Roosevelt - Hoa Kỳ nhằm thảo hoạch chiến lược phản công phe trục. Kết quả cuộc chiến như thế nào, xạo sự tôi nghĩ không cần nhắc lại, chỉ tiếc có một điều là vì thời tiết mùa đông quá khắc nghiệt khiến cho quân Đức Quốc Xã không chiếm được Stalingrad phải rút lui gây thảm họa liên tục sau đó.


Thảm họa nặng nề nhất là cuộc họp thượng đỉnh giữa bộ ba MỸ - ANH - NGA, Franklin do D. Roosevelt – Churchill - Stalin năm 1941 chấp nhận cho Cộng Sản Nga của Stalin là đồng minh giải phóng Âu Châu, và kết quả là phân nửa Âu Châu rơi vào tay Cộng Sản. Chưa hết, sau Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Harry  S.Truman đồng thuận với Churchill không giúp sức yểm trợ cho Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch để toàn thể Trung Hoa Lục Địa rơi vào tay Mao Trạch Đông vốn dĩ là một đồng chí trung thành với Stalin, khiến cán cân ý thức hệ Tư Bản và Cộng Sản ngang ngửa trong lĩnh vực chiến lược toàn cầu, gây ra bao nhiêu cuộc chiến tranh tang tóc cho hầu hết các quốc gia nhược tiểu, trong đó điển hình nhất là chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến tranh lạnh giữa hai thế lực siêu cường Nga - Mỹ kéo dài gần nửa thế kỷ. Kết quả cuộc họp thượng đỉnh năm 1972 giữa Richard Nixon và Mao Trạch Đông kết thúc chiến tranh Việt Nam, và cũng là thời điểm thế lực thứ ba ngoi lên để thành thế chân vạc ngày nay.


   Vào ngày 19/11 năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Trước đó, cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 là giai đoạn không mấy tốt đẹp trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ: Liên Xô đưa quân tới Afghanistan và Mỹ thì tìm cách khiến Liên Xô thất bại thảm hại. Bên cạnh đó, cũng không có cuộc gặp nào giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ sau khi Tổng thống Jimmy Carter gặp Nhà lãnh đạo Leonid Brezhnev ở Vienna năm 1979.


   Mọi thứ đã thay đổi khi nhà lãnh đạo Liên Xô Chernenko qua đời năm 1985, dẫn đến những thay đổi bất ngờ trên chính trường nước này. Cũng năm đó, theo tiến cử của nhà ngoại giao có ảnh hưởng Andrei Gromyko, lãnh đạo chính trị cấp cao Liên Xô đã chọn một nhân vật tương đối trẻ là Mikhail Gorbachev lúc đó mới 54 tuổi làm tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Cho tới khi Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev gặp nhau tại Geneva, đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận quan trọng gì cả. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này có chiều hướng tốt, để hình thành xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi có tính cách tích cực sẽ giải quyết những xung đột và bế tắt lịch sử.  Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về Chủ Nghĩa Cộng Sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng Thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử . 


Về phần Gorbachev, thượng đỉnh lần này là một tín hiệu rõ ràng khác về mong muốn của ông nhằm tạo dựng quan hệ tốt hơn với Mỹ, từ đó giúp ông có thể theo đuổi cải cách trong nước tốt hơn. Đã chưa có thành tựu nào đáng kể. Hai bên ký với nhau sáu thỏa thuận, từ trao đổi văn hóa và khoa học đến các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, cả Reagan và Gorbachev đều bày tỏ sự hài lòng sau khi hội nghị kết thúc vào ngày 21/11. Thượng đỉnh tiếp theo được tổ chức vào tháng 10/1986 tại Reykjavik với kết thúc có phần thất bại, khi cam kết của Reagan đối với Sáng kiến Phòng Thủ Chiến Lược hay Hệ Thống Phòng Thủ Hỏa Tiễn còn gọi là “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” gây trở ngại lớn cho tiến trình đàm phán kiểm soát vũ khí.


Tuy nhiên, vào thời điểm diễn ra thượng đỉnh lần thứ ba ở Washington D.C vào năm 1987, cả hai bên đều đã nhượng bộ để đạt được thỏa thuận về một loạt các vấn đề kiểm soát vũ khí. Hai nhà lãnh đạo ban đầu nghi ngờ và chỉ trích lẫn nhau, nhưng cuối cùng vẫn có thể khiến cho việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh trở nên khả thi. Gorbachev muốn thay đổi chiến lược “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau” (MAD) vốn là một học thuyết cho rằng hai siêu cường nguyên tử này sẽ an toàn, miễn là họ duy trì đủ số đầu đạn nguyên tử tiêu diệt đối phương, nếu một trong hai bên phóng tên lửa trước. Thay vào đó, ông muốn khai thác tiềm năng của ý tưởng “an ninh chung”, trong đó cho rằng Liên Xô có thể bảo vệ chính mình khỏi một cuộc tấn công của Mỹ bằng cách đẩy mạnh hợp tác. Ở bên kia “bức màn sắt”, Tổng Thống thứ 40 của nước Mỹ - Ronald Reagan theo đuổi kế hoạch kiềm chế năng lực nguyên tử của Liên Xô và bảo vệ nước Mỹ trước một cuộc tấn công nguyên tử tiềm tàng bằng cách sử dụng công nghệ cho phép quân đội Mỹ bắn hạ tên lửa nguyên tử đang bay tới gần trên không gian. 


Đó là những chuyện trên mặt bàn, truớc hàng trăm ký giả phóng viên của truyền thông thế giới, còn những buổi gặp trong bí mật và thân mật chỉ giữa Reagan và Gorbachev cùng với hai "Thông Dịch Viên" tối đặc biệt mà thôi. Tổng Thống  Reagan nửa đùa nửa thật hỏi Gorbachev rằng:


-Ngài nghĩ sao nếu chúng tôi trở lại Việt Nam?


Gorbachev nần ngừ trả lời:


-Thưa ngài, câu trả lời không nằm trong thm quyn ca tôi !


Thật sự cuộc gặp gỡ giữa hai ông Reagan và Gorbachev không phải vì chuyện MAD hay SDI mà chính vì chuyện Biển Đông. Biển đông là cái diện mà điểm chính là Việt Nam. Xin nhắc lại trong thời điểm này, Hà Nội và Bắc Kinh còn đang quay lưng với nhau sau khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam một bài học "phản sư môn" ở biên giới Việt Bắc (1979). Năm 1987 bộ ba Ronald Reagan, Ngoại Trưởng George P. Shult và bộ trưởng quốc phòng Caspar Willard Weinberger đã lên kế hoạch cho dự tính "Mỹ Sẽ Trở Lại Vit Nam". Ngay sau đó Mỹ đã nhận được sự trả lời của Nga rằng: "Xin Quý Vị Đừng Dn Chúng Tôi Vào Chân Tường. Chúng Tôi S Tng Bước Gii Quyết". Giải quyết bằng cách nào? Và từ ngày đó tới bây giờ diễn biến ra sao? Lẽ đương nhiên câu chuyện bí mật lịch sử này không có mấy ai biết! Do “duyên nước, phước nhà” và may mắn cả đời người không uổng phí tâm chí, công sức nan hành, khổ hạnh “tầm sư học đạo” và được “Kiến Long Tại Điền” là Hào Nhị trong Kinh Dịch mong sao cho chí sự Hào Lục “Bát Thuần Càn – Phi Long Tại Thiên” để giải cứu dân tộc, nước nhà thoát họa diệt vong. Một câu chuyện dài chưa có hồi kết! 


 Một chuỗi những sự kiện của cuộc cách mạng toàn diện chống chế độ Cộng Sản bắt đầutừ Poland-1988, rồi đến Hungary, East Germany, Bungari, Chezch và Romania. Romania là duy nhất của khối Đông Âu trong cuộc diện lật đổ Cộng Sản dữ dội và tàn bạo nhất. Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn từ tháng 4 tới tháng 6 năm 1989 không kích thích được những thay đổi chính trị lớn trong Trung Quốc. Nhưng hình ảnh có tầm ảnh hưởng là sự can đảm bất chấp của quần chúng trong cuộc biểu tình đó đã giúp thúc đẩy các sự kiện ở những nơi khác trên thế giới. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, công đoàn Tinh Thần Đoàn Kết giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tự do một phần ở Poland, dẫn đến sự sụp đổ chế độ Cộng Sản vào mùa hè năm 1989. Cũng trong tháng 6 năm 1989, Hungary và các quốc gia đông âu khác bắt đầu tháo bức màn sắt của điện Cẩm Linh. Một điu rất quan trọng  đây là Hng Quân ca Liên Bang Xô Viết tuyt đối không can thip vào nhng cuc biến lon này. Qua trung gian của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gốc Ba Lan (1978-2005) Gorbachev chấp nhận giải pháp "Đảo Chính Giả" để Yeltsin lên thay thế làm Tổng Thống thay vì chức Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, và Gorbachev trở thành một "Đại Tư Bản Đỏ" của thế giới Cộng Sản kể từ năm 1991. Một cuộc cách mạng nhung làm sụp đổ chế độ Cộng Sản chỉ thiệt mạng một binh sĩ Nga vì tai nạn giao thông!, để sau đó Tổng Thống George H.W. Bush cùng với Tổng Thống Mikhail Gorbachev bắt tay nhau cùng tuyên bố: "Cuộc Chiến Tranh Lạnh Nga - M đã hoàn toàn chm dt cui năm 1991".


   Cựu Tổng Thống Donald Trump đã gặp Tổng Thống Nga Vladimir V. Putin bao nhiêu lần trong bối cảnh chính trị gay gắt với Trung Cộng, không ai biết, giới quan sát chính trị chỉ biết Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - Nga 2018 là một cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin còn được gọi là hội nghị thượng đỉnh Trump – Putin . Nó diễn ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2018, tại Helsinki, Phần Lan. Bộ Ngoại giao Phần Lan chính thức đặt tên cho hội nghị thượng đỉnh là "Cuộc họp HELSINKI 2018". Nó được chủ trì bởi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto. Cuộc họp thượng đỉnh xảy ra tại cung điện tổng thống Phần Lan. Các đề tài Trump tuyên bố sẽ thảo luận tại cuộc họp báo gồm tình trạng ở Syria và Ukraina. Ngoại trưởng Mike Popeo nhậm chức ngày 26/4/2018 gặp hai đồng nghiệp Nga Sergei Lavrov và Phần Lan Timo Soini. Tổng thống Phần Lan  tiếp Trump và Putin ban đầu riêng lẻ. Buổi sáng hôm đó Niinistö và vợ tiếp đón Donald và Melania tại nơi cư trú chính thức của họ ở Mantyniemi. Trong khi 2 tổng thống nói chuyện, 2 phu nhân cùng nhau ăn sáng. 


Cuộc họp thượng đỉnh Helsinki 2018 bắt đầu tại cung điện tổng thống khoảng 1 pm trưa, Tổng Thống Niinistö chính thức tiếp đón Putin, sau đó là Trump. Cuộc thảo luận song phương giữa tổng thống Mỹ và Nga xảy ra tại Gothic Hall trong cung điện; Trump và Putin gặp mặt nhau chỉ với thông dịch viên của mỗi bên. Sau cuộc họp đó là bữa làm việc có ăn trưa thêm các viên chức tại Hall of Mirrors. Hội nghị tập trung vào việc cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước đã xuống cấp kể từ khi vùng Krym sát nhập vào Nga và do đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ rằng Nga đã cố gắng can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.


 Ngày hôm sau Trump và Putin đã gặp riêng trong hai tiếng, không có trợ lý hoặc người lập biên bản, chỉ có người "Thông Dịch Viên" của mỗi bên. Cuộc họp được lên kế hoạch 90 phút nhưng kéo dài hai tiếng. Một điều đáng chú ý ở đây là hai người gặp nhau riêng chỉ với hai thông dịch viên, họ thảo luận và đồng thuận với nhau điều gì việc gì chỉ có bốn người họ biết, có thể hai thông dịch viên biết rõ hơn hai ông Tổng Thống, và... quả thật là chỉ có "TRỜI" biết mà thôi ! Trong thời gian này Tập Cận Bình đang bị vật vã, te tua với Trump vì "Trad War" mà Putin vẫn bình chân như vại không một lời ủng hộ cũng không một lời phản đối.


Theo như tin tức của White House loan báo, ngày 16/6 tới đây Tổng Thống Joe Biden sẽ gặp Tổng Thống Putin tại Geneva trong một cuộc họp thượng đỉnh tay đôi. Trước khi tiếp đón Biden chỉ có năm ngày, ngày thứ sáu hôm qua 11/6/2021, trong cuộc phỏng vấn với Keir Simmons của NBC New, Putin đã nói:  "Well even now, I believe that former U.S. president Mr. Trump is an extraordinary individual, talented individual, otherwise he would not have become U.S. president. He is a colorful individual. You may like him or not. And, but he didn't come from the U.S. establishment. He had not been part of big-time politics before, and some like it, some don’t like it but that is a fact”. Tạm dịch: 


  "Ngay c bây gi, tôi tin rng cu tng thng M Trump là mt cá nhân phi thường, mt cá nhân tài năng, nếu không thì ông y đã không tr thành tng thng M. Ông y là mt cá nhân đầy màu sc. Bn có th thích Ông y hoc không. Và, nhưng Ông y không đến t nn móng xây dng ca Hoa K. Ông y không phi là mt trong nhng chính tr gia ln trước đây, và mt s người thích điều đó, một số không thích nó nhưng đó là một sự thật ". 


Đối với một lãnh tụ của một siêu cường, trước khi tuyên bố một điều gì với giới truyền thông, họ cân nhắc rất thận trọng và kỹ lưỡng. Đón ông tổng thống mới mà khen tổng thống cũ thì cũng chẳng khác gì là coi thường ông mới nếu không nói là châm biếm chê bai Joe Biden. Mà thực tế thì xem ra có vẽ đúng như vậy. Hình ảnh quỳ gối trước cái hòm ôm xác tên du côn “Chọt Loi” đầu đường xó chợ mà phong thánh cho nó của Joe Biden vẫn còn nguyên đó. Hình ảnh của tên Hynos Kenya chui cửa sau chiếc Air Force One để đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh với chú Ba bán ve chai ông vịt cũng vẫn còn nguyên đó.


Trong bối cảnh thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ sau cơn đại dịch Wuhanvirus, các siêu cường đang cân bằng thế lực chân vạc, hai vị nguyên thủ siêu cường đứng đầu thế giới Nga - Mỹ có quởn đâu mà đi bàn cái chuyện "môi trường khí hậu", chuyện "puônpán" dầu lửa, chuyện cắt giảm vũ khí nguyên tử ! Đừng quên rằng hiện nay đang có vũ khí sinh học Biological Warfare còn nguy hiểm gấp ngàn lần. Chuyến Nga du của Biden lần này chẳng khác gì Tây Thục muốn đánh gục Đông Ngô phải cầu hòa với Bắc Tháo vậy, nhưng tiếc thay Tây Thục dưới quyền của Joe Biden giờ đây đang ở thế "hạ phong" không còn ở thế "thượng phong" như dưới thời của Trump Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn nữa.


Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa Ronald Reagan và Gorbachev năm 1985 đưa đến chấm dứt sau 50 năm chiến tranh lạnh.


Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa Joe Biden và Vladimir V. Putin sẽ đưa thế giới về đâu, thiên đàng hay địa ngục xin hỏi ông Tập Cận Bình?.


Chuyện gì phải tới sẽ tới. Chuyện chưa tới mà bình loạn thì vác chiếu về Lăng Ông Bà Chiểu sờ mu rùa lạy ông đi qua lạy bà đi lại làm ơn xin bói một quẻ... Xạo sự cà tửng xem qua rồi bỏ coi như hổng có gì. Ai muốn biết có gì thì nên xem lại bản mệnh mình thọ - yểu ra sao và zip mouth lại tri kỳ phận tốt hơn. 


Thân Kính Chúc Quí Vị Ngày Vui Qua Lâu… 


Út Bạch Lan.


Việt Nữ HOA TỰ DO


https://www.youtube.com/watch?v=6zNgckNCSx8

26 Tháng Mười 2014(Xem: 23855)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 17937)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17760)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17584)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19216)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18103)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17849)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16790)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18418)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19248)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17753)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18861)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 18981)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19284)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32442)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 20998)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18035)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19555)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 26597)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.