Chỉ 1 tuần nhân dân góp 100 tỉ gởi về Ca sĩ nổi tiếng Tình ca đỏ Thủy Tiên

22 Tháng Mười 20208:27 SA(Xem: 6731)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ NĂM 22 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Chỉ 1 tuần nhân dân góp 100 tỉ gởi về Ca sĩ nổi tiếng Tình ca đỏ Thủy Tiên đi cứu trợ


Hôm (20/10), sau tròn một tuần kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ miền Trung, Thủy Tiên đã nhận được tổng số tiền lên tới hơn 100 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn kỷ lục với những trường hợp cá nhân đứng lên kêu gọi làm từ thiện vì cộng đồng.


Theo Pháp luật và Bạn đọc


image042Hình ảnh ca sĩ Thuỷ Tiên đến miền Trung trợ giúp cho bà con chịu ảnh hưởng của mưa lũ (Ảnh: FBNV)

image041image043

(Ảnh: FBNV)


image044Ca sĩ Thủy Tiên đi trao quà cứu trợ người dân bị bão lụt - Ảnh: NSCC


image045Ca sĩ Mỹ Tâm đi trao quà cứu trợ người dân bị bão lụt - Ảnh: NSCC


image046Ca sĩ Thủy Tiên trong một lần đi làm từ thiện - Ảnh: FB NHÂN VẬT


image047"Thời gian vừa hạn hẹp mà vài chục người chạy việc còn không xuể để giúp bà con. Ăn trưa chỉ dám ăn vội cái bánh mì không trên xe sau khi làm xong việc. Hôm cuối cùng ăn được bát mì tôm lúc đợi thuyền đón là bữa ăn ngon nhất trong tuần rồi…", hình ảnh cùng lời chia sẻ của Thủy Tiên khiến nhiều người xúc động.


image048image049Những bản Tình ca đỏ nổi tiếng của Ca sĩ Thủy Tiên:


Cứu trợ nạn nhân lũ lụt: Dân Việt tin ca sĩ hơn tổ chức quốc doanh


VOA 21/10/2020


image050Người dân các tỉnh miền trung Việt Nam gặp khốn khó vì lũ lụt (ảnh chụp tại Quảng Trị, 12/10/2020)


Khi lũ lụt ở các tỉnh miền trung Việt Nam đẩy hàng chục vạn người dân vào cảnh khốn khó, hôm 14/10, ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp để cứu trợ các nạn nhân. Đến ngày 20/10, nữ ca sĩ nổi tiếng nhận được hơn 100 tỷ đồng từ nhiều người dân có hảo tâm, theo tin của Zing, VTC News, VietnamNet, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác ở trong nước.


Trong cùng thời gian, nhiều tổ chức thuộc nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… cũng kêu gọi “sẻ chia, hỗ trợ” cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, song chưa có tin tức cho hay tổng số tiền họ thu được là bao nhiêu, có vượt qua con số mà ca sĩ Thủy Tiên huy động được hay không.


Lý giải về hiện tượng Thủy Tiên kêu gọi được số tiền khổng lồ trong vòng 6 ngày, một bài viết của VTC News chỉ ra rằng tuy nữ ca sĩ không phải là người nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng điều mấu chốt làm nên thành công của cô trong hoạt động thiện nguyện là “niềm tin và khả năng truyền cảm hứng”.


“Thủy Tiên đã nhận được sự tin tưởng cực lớn, bởi chính cô liều mạng lăn xả vào vùng lũ, lặn ngòi ngoi nước bê từng thùng mỳ đi cứu trợ đồng bào”, VTC News viết, đồng thời lưu ý rằng nữ ca sĩ không chỉ đến một thôn, một xã, chụp ảnh quay phim trong một hai ngày rồi về, mà cô đi cả tuần liền.


Họ tin cô sẽ làm từ thiện bằng cái Tâm của mình. Họ tin cô không ăn bớt, ăn xén. Họ tin là cô thực làm... Còn thực sự là họ không tin được chính quyền... Mặc dù phường, xã, tổ dân phố đến gõ từng nhà bắt nộp... Dân không tin chính quyền trong công tác từ thiện , đó là một thực tế. Nhà văn-nhà báo Nguyễn Như Phong


Bài viết cũng nhấn mạnh rằng Thủy Tiên không chỉ trải qua vất vả, mà còn đối mặt với nguy hiểm, thậm chí cả về tính mạng, vì các nguy cơ bị nước cuốn, sạt lở đất, vùi lấp vẫn đang chực chờ.


Đối lập lại, VTC News nhắc đến thực tế đã được báo chí và người dân phản ánh nhiều lần trước đây là có quá nhiều vụ các quan chức địa phương “làm bậy” với tiền từ thiện.


“Nhiều cán bộ xã, thôn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để phân phát tiền không đúng đối tượng, phát cho họ hàng mình trong khi họ hoàn toàn không cần đến số tiền này. Không ít lần họ còn thu bớt số tiền lại ngay sau khi phát cho dân nghèo”, VTC News điểm lại.


Trên mạng xã hội, hiện tượng Thủy Tiên cũng được bàn luận rộng khắp với hầu hết các ý kiến ca ngợi việc làm của nữ ca sĩ, và đồng ý rằng niềm tin của người dân đặt vào Thủy Tiên nhiều hơn các tổ chức quốc doanh chính là yếu tố mang lại sự ủng hộ chảy về như thác đổ.


Trong số những người đưa ra ý kiến, nhà văn-nhà báo Nguyễn Như Phong viết trên trang cá nhân có khoảng 45.000 người theo dõi rằng nhiều người ta gửi tiền để Thủy Tiên chuyển đến nạn nhân lũ lụt “vì họ tin”.


image051Ca sĩ Thủy Tiên trao hàng cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt ở miền trung Việt Nam, 15/10/2020


“Họ tin cô sẽ làm từ thiện bằng cái Tâm của mình. Họ tin cô không ăn bớt, ăn xén. Họ tin là cô thực làm... Còn thực sự là họ không tin được chính quyền... Mặc dù phường, xã, tổ dân phố đến gõ từng nhà bắt nộp... Dân không tin chính quyền trong công tác từ thiện , đó là một thực tế”, ông Phong, từng là Phó Tổng biên tập báo Công An Nhân Dân và Tổng biên tập báo PetroTimes, viết.


Dẫn ra kinh nghiệm bản thân đã có vô số chuyến đi làm công tác xã hội-từ thiện ở các tỉnh Tây Bắc và nhiều nơi khác khi còn làm báo, ông Nguyễn Như Phong cho biết đã chứng kiến không ít cán bộ cấp địa phương gây khó khăn cho các đoàn từ thiện hoặc tìm cách bắt người nhận tiền, hàng từ thiện phải “chia sẻ”.


“Làm từ thiện mà cứ giao khoán cho mấy tổ chức đoàn thể là khéo mất toi. Nói thật là tôi mất niềm tin vào các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... và không bao giờ tôi phối hợp với các tổ chức này”, nhà văn-nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong bày tỏ.


Tiên chỉ là 1 cá nhân và Tiên sẽ làm việc theo cái tâm của 1 cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng, tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua 1 tổ chức nào cả VÀ CŨNG KHÔNG TẠO RA 1 TỔ CHỨC NÀO CẢ. Ca sĩ Thủy Tiên (viết trên fanpage)


Trong diễn đàn Góc nhìn Báo chí - Công dân và các trang cá nhân khác, nhiều người khẳng định rằng qua thảm nạn lũ lụt, người dân có thể thấy vai trò của các tổ chức quốc doanh như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… rất yếu ớt, chậm chạp, thậm chí hụt hơi trước yêu cầu của thực tiễn.


Tương phản lại, không ít người bình luận rằng một ca sĩ - mà theo quan niệm thông thường được coi là nữ nhi chân yếu tay mềm - lại có sức ảnh hưởng rộng lớn và làm việc hiệu quả, kịp thời hơn tất cả các đoàn thể cộng lại.


Trên trang Facebook có hơn 8,1 triệu người theo dõi, nữ ca sĩ Thủy Tiên cảm ơn sự ủng hộ và quan tâm của bạn bè và công chúng đối với hoạt động cứu trợ, từ thiện cô đang thực hiện.


Cô cũng khẳng định cô đang và sẽ làm việc “theo cái tâm của một cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng” với nguyên tắc là “tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua 1 tổ chức nào cả”, đồng thời nữ ca sĩ nhấn mạnh “cũng sẽ không tạo ra một tổ chức nào cả”.


“Tiền người dân gửi cho Tiên đi trực tiếp giúp đỡ, là Tiên phải cầm đi, dù có cực đến mấy”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.


Trong các cuộc thảo luận về “hiện tượng Thủy Tiên”, xuất hiện ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Trai và một bài báo trên tờ Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng Việt Nam có Nghị định 64/2008 không cho những cá nhân, nhóm người như Thủy Tiên được vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.


Tuy nhiên, luật sư Ngô Ngọc Trai và báo Pháp Luật TP.HCM nhận xét rằng nghị định ra đời cách đây 12 năm đã “lạc hậu”, đồng thời cũng là một văn bản dưới luật mà tự thân nó không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp.


Luật sư Trai và tờ báo kêu gọi rằng Nghị định 64/2008 “cần phải được nhanh chóng hủy bỏ”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Lũ lụt Việt Nam: Đại sứ quán Mỹ chia buồn, viện trợ trăm ngàn đô


20/10/2020


Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa gửi lời chia buồn với Việt Nam về những thiệt hại, mất mát do lũ lụt gây ra, đồng thời công bố khoản viện trợ ban đầu trị giá 100.000 đôla để góp phần ứng cứu nhân đạo cho người dân Việt Nam. (VOA)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Thứ tư, 21/10/2020


Thủy Tiên: 'Chết tôi còn không sợ nữa là bị nói xấu'


'Thấy người ta khổ tôi không chịu nổi', Thủy Tiên miêu tả ngắn gọn động lực làm từ thiện của mình. Đó cũng là lý do cô không sợ chết cũng không sợ bị nói xấu khi trốn chồng ra miền Trung hỗ trợ đồng bào vùng lũ.


- Gần một tuần đi cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở miền Trung, điều gì khiến chị ám ảnh?


- Lúc ở nhà, tôi xem những hình ảnh lũ lụt qua báo đài đã thấy khủng khiếp lắm rồi nhưng đến tận nơi mới thấy còn nhiều điều khủng khiếp hơn. Tôi ám ảnh mãi cảnh nước dâng lên quá lớn còn người dân vứt bỏ hết của cải để giữ mạng rồi hoảng loạn vì nhận ra mình đã mất hết tất cả. Chứng kiến điều đó, tôi thấy thương xót vô cùng và nhận ra sự giúp đỡ của mình có thể là một tia hy vọng cho họ.


Ở những nơi tôi đi qua, người dân không hẳn bị đói vì làng xóm có chia sẻ cho nhau, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ để người dân cầm cự đến khi nước rút. Lũ đến vài ngày là rút nhưng mang theo tất cả nhà cửa, tài sản. Cái đói không làm người ta sợ mà cảm giác mất hết tất cả mới khiến người ta hoảng loạn. Nghe mọi người tâm sự, tôi không cầm được nước mắt. Có mặt ở đó, an ủi được mọi người khiến tôi thấy hạnh phúc. Ai cũng vậy thôi, khi sắp chết đuối mà được đưa cho cái phao thì ít nhất cũng yên tâm là mình sẽ không chết.

image052

Ca sĩ Thủy Tiên.


- Thế còn những nguy hiểm trên đường đi thì sao?


- Trong gần một tuần ở miền Trung, tôi nhiều lần gặp nguy hiểm suýt chết vì nước lớn, sóng cao, lật thuyền. Tôi không biết diễn tả cảm xúc lúc đó ra sao nhưng chắc ai cũng như ai, mặt không còn miếng máu nào. Thế nhưng, tôi vẫn cứ nhớ mãi câu mẹ hay nói, nếu mình làm việc tốt thì Trời Phật sẽ phù hộ, bảo vệ. Đừng có lo gì cả, nếu có chuyện gì xảy ra thì cũng bình thường vì sống chết là có số mà.


Trước khi đi, tôi không nghĩ mình sẽ gặp nguy hiểm như vậy. Đi rồi mới thấm thía tại sao người dân bị chia cắt, tại sao cứu hộ không đến được. Lũ lớn như thế, người ta lo cho bản thân họ còn không xong thì làm sao mà lo cho mình được. Khi tôi đi, tình hình đã đỡ hơn rất nhiều, chỉ còn bằng một phần mười so với trước đó rồi mà còn nguy hiểm như vậy thì lúc trước chắc chắn còn kinh khủng hơn. Lũ ào về lúc 3h sáng thì ai mà sống sót nổi. Trong hoàn cảnh đó, lực lượng cứu hộ cũng chỉ như muối bỏ bể thôi.


- Động lực nào khiến chị bất chấp nguy hiểm, trốn chồng vào tâm lũ như thế?


- Tuổi thơ của tôi có nhiều ngày tháng nghèo khó, cơ cực. Khi còn nghèo, ai cho đồng tiền nào tôi cũng thấy quý lắm. Trời ơi, lúc đó tôi thèm được người ta cho tiền lắm vì mua được cái này cái nọ, giải quyết được việc này việc kia. Vì vậy, giờ tôi nghĩ mình giúp được người ta cái gì thì giúp.


Tôi cầm tiền đi đến đâu cũng thấy có xin, thấy tội lắm. Trong số đó dĩ nhiên sẽ có cả những người vừa thiếu đói vừa tham. Ngày xưa tôi nghèo nhưng vì tự trọng nên không dám đi xin vậy đâu. Thế nhưng nếu bạn đi theo Phật thì sẽ thấy bản chất của chúng sinh là như vậy, mình không thương họ thì thôi đừng trách móc làm gì.


- Ông xã chị, cầu thủ Công Vinh, từng chia sẻ anh lo lắng khi chị đi như vậy vì sức khỏe của chị vốn rất yếu. Đâu là sức mạnh giúp chị vượt qua sự hạn chế về thể lực để dầm mưa trong bão lũ suốt từng đó ngày?


- Động lực là thấy người ta khổ thì mình không chịu được. Tôi thấy giúp được gì thì mình cố gắng đến đó. Khi đi, tôi biết mình sẽ mất rất nhiều công sức, đến đó chưa chắc đã giúp hết được mọi người nhưng cứ phải đi đã, còn hơn là không đi thì chẳng giúp được ai cả. Tôi cũng chẳng biết mình lấy sức khỏe ở đâu ra để đi như thế. Có lẽ tôi khỏe vì cứ khi nào đi làm việc tốt là thấy có động lực.


- Chị nghĩ thế nào khi số tiền quyên góp đổ về tài khoản của mình lên tới hơn 100 tỷ đồng?


- Trước khi đứng lên quyên góp, tôi không nghĩ số tiền sẽ lên tới 100 tỷ đồng. Khi làm từ thiện, chẳng ai biết trước được mình sẽ quyên được bao nhiêu tiền, cái gì cũng biết trước được thì chắc mua số ai cũng trúng (cười). Vì thế, tôi xác định có đến đâu làm đến đấy và làm bằng cái tâm của mình, việc gì khó khăn thì sẽ cố gắng. Đúng việc này rất áp lực nhưng ai cũng sợ áp lực, không đứng ra làm, mặc kệ những người khó khăn thì tội người ta quá.


- Chị áp lực ra sao với số tiền hơn 100 tỷ quyên góp được?


- Áp lực thì chắc chắn ai cũng có nhưng "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ thuộc về ai?". Tôi thấy câu hát đấy rất đúng. Khi đi đến nơi, tôi mới thấy việc làm của mình rất ý nghĩa. Ra ngoài đó, tôi mới nhận ra người dân không hẳn quá đói khổ vì nước hiện tại đã bắt đầu rút. Người dân không hoảng sợ vì đói mà hoảng sợ vì mất hết rồi, tâm lý của họ hoảng loạn và khóc rất nhiều, không biết ngày mai sẽ sống ra sao, bắt đầu từ đâu. Tôi đi ngay lúc đó để hiểu họ cần gì thôi, cho lương thực hay vài triệu để đi chợ cũng chỉ là "chữa cháy" mà thôi. Điều lớn nhất tôi có thể giúp lúc ấy là mang đến hy vọng, trấn an để họ bình tĩnh, tin rằng Thủy Tiên sẽ quay trở lại nên không cần hoảng sợ rằng ngày mai sẽ ra sao.


- Chị dự định dùng 100 tỷ đó như thế nào?


- Tôi sẽ dùng số tiền 100 tỷ vào việc hỗ trợ cho đồng bào thiết lập lại cuộc sống sau lũ. Nhiều gia đình bị trôi hết nhà cửa, đồ đạc, đến cái chén ăn cơm cũng chẳng có... Tôi sẽ xây nhà, đưa cho họ một số tiền nhất định để tái thiết cuộc sống, lấy vốn làm ăn như mua giống trồng cây, cải tạo đất đai... Rất nhiều người dân vay vốn ngân hàng để làm ăn nhưng giờ mất hết rồi chẳng biết lấy tiền đâu ra mà trả. Đó là những trường hợp cần được giúp đỡ.


100 tỷ, ai nhìn vào cũng bảo nhiều và bàn tán đủ thứ nhưng liệu nó có đủ để xây nhà, ổn định cuộc sống cho tất cả mọi người hay không?

image053

Thủy Tiên dầm mưa, vượt lũ đi cứu trợ đồng bào ở miền Trung.


- Chị phân chia số tiền đó thế nào cho các địa phương?


- Tôi chia đều cho các tỉnh chứ không tập trung vào một địa phương nhất định, chỗ nào khó nhiều thì chia sẻ nhiều. Nếu địa phương nào chỉ bị trôi đồ đạc, còn nhà cửa thì tôi sẽ hỗ trợ tiền đi chợ, sắm sửa đồ mới còn nơi nào bị mất hết nhà cửa thì hỗ trợ xây nhà, tiền vốn tái thiết cuộc sống.


Tôi sẽ liên hệ với chính quyền các tỉnh để biết có bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ và phát tiền cho toàn bộ các gia đình đó. Đương nhiên là lũ đến thì người giàu hay người nghèo cũng đều khổ cả. Dù ít hay nhiều cũng phải có để hỗ trợ mọi người vượt qua khó khăn sau lũ. Việc nhận tiền là do ý thức của mỗi người, nếu người ta cảm thấy mình đủ rồi, muốn chia sẻ cho người khác thì sẽ không đến nhận. Với những người có đủ rồi vẫn đến nhận thì mình cũng phải chịu thôi. Đó là ở cái tâm của mỗi người chứ tôi không thể nào biết rõ được hàng triệu hoàn cảnh. Tôi chỉ xác định trước hết là hỗ trợ họ như vậy, thứ hai là những hoàn cảnh đặc biệt hơn. Nếu có duyên thì chắc chắn tôi sẽ giúp tùy theo từng làng, từng xóm để giúp cho họ.


- Với kế hoạch hỗ trợ trên diện rộng như thế, chị làm thế nào để đảm đương hết?


- Trước mắt, tôi chẳng biết mình sẽ tìm ai làm cùng vì thực sự, tôi chỉ làm với cái tâm của một công dân muốn hỗ trợ cộng đồng và đất nước mình thôi chứ không có một tổ chức nào đó lớn lao đứng sau. Tôi không đủ thời gian và cũng không định lập ra một tổ chức từ thiện nào cả, chỉ làm với mong muốn giúp được ai thì giúp thôi. Nếu phải lên kế hoạch làm với ai hay tổ chức với êkíp chuyên nghiệp thì thực lòng, tôi làm gì có đủ tiền để trả lương cho họ. Tôi có rất nhiều tình nguyện viên hỗ trợ nhưng tất cả những người đi theo tôi đều là đi làm không lương thôi mà.

image054

Thủy Tiên ra Huế từ 13/10 và tiếp tục di chuyển đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng vì bão lũ.


- Bên cạnh rất nhiều lời khen ngợi, sự cảm phục từ mọi người, vẫn có một số bình luận tiêu cực về việc mình làm, chị đối diện với điều đó như thế nào?


- Bình luận tiêu cực thì ở đâu cũng có nên tôi cảm thấy bình thường lắm. Chết tôi còn không sợ nữa là bị người ta chửi hay nói xấu (cười).


- Chồng con nói gì khi chị về Sài Gòn sau gần một tuần ở miền Trung?


- Tôi về nhưng chưa gặp chồng vì anh ấy đi làm 2-3 ngày nữa mới về. Gạo thì đi học suốt ngày, khi nào về thì kiếm mẹ vậy thôi. Tôi dự định ở Sài Gòn vài ngày để giải quyết công việc rồi sẽ ra lại miền Trung để tiếp tục hỗ trợ bà con. Tùy tình hình lúc đó như thế nào tôi sẽ tính đến việc tiếp tục cứu trợ "chữa cháy" bằng lương thực, thực phẩm hay bắt đầu giai đoạn hai là xây nhà, kiến thiết lại cuộc sống cho mọi người.


Chi Yên

30 Tháng Mười 2014(Xem: 22593)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 24052)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18080)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17915)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17706)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19364)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18234)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 18006)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16951)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18568)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19412)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17924)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19025)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19131)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19447)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32574)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21174)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18203)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19755)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.