Xử án Đồng Tâm: Tranh cãi tại tòa và trên mạng xã hội

10 Tháng Chín 20209:48 SA(Xem: 7239)

 VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ NĂM 10 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image020Nguồn hình ảnh, LS Lê Hòa. Chụp lại hình ảnh. Các luật sư bảo về quyền lợi pháp lý cho 29 người Đồng Tâm.


Xử án Đồng Tâm: Tranh cãi tại tòa và trên mạng xã hội


BBC 9/ 9/2020


Tường thuật trực tiếp


  1. Đăng ở 2:412:41'Không nên thực nghiệm điều tra'

image021Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân (CÔNG AN), luật sư Nguyễn Hồng Bách nói:


“Một số luật sư đặt câu hỏi: lực lượng này vào thôn Hoành có hợp pháp hay không? Có ai vượt quá trách nhiệm thi hành công vụ thì họ phải chịu trách nhiệm? Tôi khẳng định 3 chiến sĩ công an kể trên đã thực thi công vụ theo kế hoạch được giao. Sau khi hy sinh, các chiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm vượt cấp... Nếu là tội phạm, họ có được ghi nhận công lao hay không?”


“Có luật sư cho rằng, có 2 bình khí CO2 đã cháy ở dưới hố, nghi ngờ nguyên nhân cái chết của 3 liệt sĩ công an. Tôi cho rằng cần nhìn nhận lại. Chúng ta có nên dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên? Nói 2 bình khí mà dẫn tới cái chết của 3 chiến sĩ tôi không đồng ý…


“Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phục dựng, tái dựng hiện trường và thực nghiệm điều tra. Trường hợp này, chúng ta không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân”.


1:48


'Bước ngoặt lớn và một phép thử sống'


Tiến sĩ Vũ Minh Khương viết trên trang cá nhân ngày 9/9/2020:


Việt Nam đang đững trước những cơ hội vô giá để đi đến một tương lai tươi sáng trong những thập kỷ tới. Thế nhưng thành công của một dân tộc không chỉ phụ thuộc vào cơ hội, mà quan trọng hơn, nó phụ thuộc vào khả năng vượt qua những thách thức cốt tử. Với Việt Nam những thách thức cốt tử này là đó là sự thiếu minh bạch của hệ thống chính trị, sự thiếu công tâm của bộ máy công quyền, và sự suy yếu về phẩm giá trong toàn xã hội.


Vụ án Đồng Tâm là một phép thử sống còn về khả năng của những người lãnh đạo Việt Nam vượt qua ba thách thức cốt tử nói trên. Nếu đưa ra bản án nhẫn tâm với những người bị bắt với những lý lẽ và chứng cớ rất thấp kém như đang diễn ra trong ba ngày vừa qua, những người xử án đang cho cả thế giới thấy là hệ thống chính trị không chỉ thiếu minh bạch mà còn mờ ám, bộ máy công quyền không chỉ thiếu công tâm mà còn tàn độc; phẩm giá của xã hội không chỉ bị suy yếu mà còn bị chà đạp.


Vụ án Đồng Tâm sẽ là một bước ngoặt lớn để người mỗi người Việt Nam nhận thức rõ hơn thực trạng hiện nay. Lòng dân là sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam. Đừng ai xem thường sự day dứt và uất hận của đồng bào mình. Câu ngạn ngữ “nếu ta không thay đổi thì sẽ bị thay đổi” sẽ đúng hơn bao giờ hết với Việt Nam trong những năm tháng thiêng liêng phía trước.


image02221:46 9 tháng 9 2020


Dân làng Đồng Tâm có quyền tham gia Tổ Đồng Thuận theo Hiến pháp VN


(Trích bài bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Miếng trình bày tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/9/2020)


Bị cáo có tham gia Tổ Đồng Thuận không?


Đó là câu hỏi "thường trực" của chủ tọa phiên tòa khi thẩm vấn các bị cáo.Tuy Cáo trạng không tuy tố về hành vi lập hội, nhưng trong quá trình thẩm vấn, Hội đồng xét xử lại quan tâm đặc biệt đến việc các bị cáo có tham gia “Tổ Đồng Thuận” hay không để xem xét các hành vi phạm tội khác của các bị cáo."


"Điều này vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định tại Điều 25 Hiến Pháp.Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."


"Do đó, việc tham gia hay không tham gia Tổ Đồng Thuận là quyền công dân, không ai được sử dụng quyền Hiến định làm căn cứ kết tội công dân.


"Hơn nữa, từ năm 2013, với mục đích chống tham nhũng, Tổ Đồng Thuận đã gặt hái được kết quả theo tinh thần của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đã đưa được các cán bộ Đồng Tâm, Mỹ Đức tham nhũng đất đai ra trước vành móng ngựa. Đất đai đồng Sênh của xã Đồng Tâm bị tham nhũng lúc ấy, không hề được nhắc đến là đất Quốc phòng."


21:07 9 tháng 9 2020


Cần công bố kế hoạch vào Đồng Tâm của Công an Hà Nội


(Trích biên bản phiên tòa ngày 9/9 của luật sư Ngô Anh Tuấn


"Cần công bố, đánh giá, làm rõ kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm (Kế hoạch 419A) của công an thành phố Hà Nội. Đây không phải là văn bản mật và được chính công an thành phố Hà Nội có công văn trả lời về sự tồn tại của nó thì không lý do gì mà không đưa vào hồ sơ vụ án để đánh giá tính hợp pháp, công vụ của những người thực hiện nhiệm vụ hôm xảy ra sự kiện. Người dân và chúng tôi có quyền nghi ngờ kế hoạch này không có thực hoặc bất hợp pháp nếu văn bản này không được công khai. Điều này cũng để chứng minh rằng, trong hậu quả xảy ra, có phần trách nhiệm của lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đối với cán bộ, chiến sỹ của mình."


"Cần làm rõ sự mâu thuẫn trong nội dung bản Kết luận điều tra (KLĐT). Cáo trạng về hiện trường vụ án liên quan tới hành vi của ông Bùi Viết Hiểu, ông Lê Đình Kình, tới cái chết của ông Lê Đình Kình và các vết thương trên người ông Bùi Viết Hiểu.Theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu và hồ sơ có trong vụ án, đủ cơ sở để chứng minh ông Kình bị bắn trực diện từ phía trước và đó là phát bắn gây nên cái chết cho ông. Ông Hiểu cũng bị bắn hai phát nhưng không chết chứ không phải là bị thương nhưng không rõ nguyên nhân (Việc này luật sư Lê Văn Hòa và tôi đã gửi văn bản khiếu nại nhưng tới nay chưa được giải quyết)."


"Chủ tọa phiên tòa lưu ý luật sư về giới hạn phạm vi xét xử vụ án. Rằng vụ án không giải quyết về cái chết của ông Kình nên luật sư không đề cập tới trường hợp ông Lê Đình Kình. Lúc này, bà Bùi Thị Nối đứng phắt dậy và nói “Nếu ông nói vậy thì ông xuống ghế đi”. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu cảnh sát tư pháp đưa bị cáo ra khỏi phiên tòa, bà Nối không đồng ý. Sau đó, ba cảnh sát tư pháp đã giải, khiêng bà ra ngoài."

image023

10:50 9 tháng 9 2020


Luật sư nói gì về lý do đề nghị tòa 'trả hồ sơ điều tra bổ sung'?


(Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)


"Các xung đột và làm cho vô hiệu tính chứng minh và rõ ràng của hành vi, việc chưa thực nghiệm hiện trường, càng có cơ sở để yêu cầu Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm sáng tỏ các sự kiện quan trọng này. Và theo đó, có thể xác định tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng hay Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không.


Việc yêu cầu trả hố sơ điều tra bổ sung càng cho thấy sự cần thiết và chắc chắn về cơ sở pháp lý, bởi hai lẽ:


(i) Các video được trình chiếu trong phiên toà đã bị cắt xén, ráp nối và được/bị chỉnh sửa, từ phông nền cho tới chữ “bị cáo...” xuất hiện trước chân dung từng bị cáo khi nói lời thừa nhận tội trạng. Như vậy, các chứng cứ này đã bị xâm phạm vào một cách nghiêm trọng, không có nguồn gốc và mô tả tình trạng, không còn tính nguyên vẹn bởi đã bị can thiệp thô bạo bằng các kỹ thuật chỉnh sửa và biên tập.


(ii) Nhiều bị cáo khai tại phiên toà có sự bức cung và đánh đập, với con số nhiều các bị cáo khai tại phiên toà như vậy, theo thẩm quyền và nghĩa vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát, có thể đề nghị khởi tố vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp để điều tra và từ đó ngăn chặn mọi hành vi tiến hành tố tụng có dấu hiệu vi phạm.


Cuối cùng, sau mọi phân tích, đánh giá và nhận định cũng như đưa ra các đề nghị, tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta đang phải chứng minh và đi tìm sự thật, nhưng tại phiên toà, không có sự thật nào khác ngoài sự thật hợp pháp. Vì rằng, nó là để bảo đảm sự công bằng trước luật pháp, không phải chỉ cho các bị cáo này, mà là cho tất cả chúng ta. Và, mọi sự thật, không gì khác, chỉ có duy nhất là sự thật hợp pháp."

image024

10:43 9 tháng 9 2020


Luật sư 'cảm kích' khi 19 bị cáo được chuyển tội danh nhẹ hơn ban đầu


(Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)


"Tôi bào chữa cho 6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội Chống người thi hành công vụ).


Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó.


Và thật cảm kích, tôi rất cảm ơn các vị đại diện viện kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ, bởi chính vì điều này, cho thấy, ý chí và nhận thức thực sự của các bị cáo trong vụ án này là không nhằm mục đích giết người ngay từ đầu, mà nếu có, như đúng đánh giá của các vị đại diện viện kiểm sát khi đã nhận định rằng, hầu hết các bị cáo chống trả là với mục đích chống người thi hành công vụ.


Tuy nhiên, quay trở về vấn đề công vụ. Đây là một cơ sở bắt buộc để truy tố tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. Và điều luật này quy định, công vụ phải là hợp pháp. Trong khi đó, hồ sơ vụ án đã nêu rõ Kế hoạch số 419a/KH-PV01-PV02-MP do Công an Hà Nội lên phương án và Bộ Công an phê duyệt.


Và tài liệu này là một văn bản đặc biệt quan trọng để xác định đúng đắn công vụ là gì. Mặc dù vậy, vị đại diện Công an Hà Nội xuất hiện tại phiên toà với vai trò người tham gia tố tụng khác lại đã không được xét hỏi và bị coi là đơn vị được tham dự phiên toà. Và hẳn nhiên, Kế hoạch số 419a này sẽ được lưu trong hồ sơ của nhiều cấp, ngành khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không có mặt trong hồ sơ vụ án. Tài liệu là văn bản trả lời về kế hoạch của Công an Hà Nội chỉ là một văn bản thế thân, nên không có giá trị để đánh giá so với bản Kế hoạch gốc chứa đựng nội dung của nó."


(Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)


6:06 9 tháng 9 2020


Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: 'Rất lo ngại về vụ án này'


Trên trang Facebook cá nhân của mình, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, viết hôm 07/9:


"Rất lo ngại về vụ án này, công luận trong nước và quốc tế đều quan tâm.


Phán xét của tòa cần công tâm,thận trọng, nếu không, có thể gây ra phản ứng mạnh trong cộng đồng.


Báo chí không nên kết tội thay tòa án, cần đưa tin khách quan, phản ánh đầy đủ ý kiến các bên."

image025

5:47 9 tháng 9 2020


Các bản án nặng có giải quyết căn cốt vấn đề?


Trước câu hỏi như trong vụ Đồng Tâm đang được chính quyền đem ra xét xử, liệu các bản án được tuyên, các phán quyết cuối cùng mà dù có nặng nề đến mấy với các bị cáo là người dân, nông dân địa phương, thì có thể giải quyết được rốt ráo, căn cốt vấn đề xung đột và tranh cấp nóng bỏng về sở hữu đất đai như đã đang diễn ra lâu nay ở Việt Nam hay không, kinh tế gia Bùi Kiến Thành từ Hội An nói với BBC hôm 08/9:


"Nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Tại vì nhà nước ăn cướp quyền sở hữu đất đai của nhân dân, rồi bây giờ người ta uất ức, bức xúc vì không được giải quyết, người ta có hành động đấu tranh, thì các hành động bạo lực như vừa rồi có khác gì phong kiến, tư bản ở đâu đó trước kia mang quân, đem lính tới để mà chiếm đoạt đất đai là tài sản của nhân dân?


"Cho nên, theo tôi vấn đề đó là phải bình tĩnh để suy nghĩ, những cuộc đấu tranh của nhân dân như ở Đồng Tâm diễn ra, thì nhà nước, chính quyền càng phải suy nghĩ về nguồn gốc của quyền sở hữu từ thời ông bà, tổ tiên của người ta như thế nào? Chứ không phải là phạt tù hay phạt nặng đi nữa mà như thế là xong.


"Theo tôi cách làm đó chưa giải quyết và sẽ không giải quyết được vấn đề đó trong toàn đất nước Việt Nam này cả."

image026

4:05 9 tháng 9 2020


Cần thực nghiệm hiện trường?


Có nhiều ý kiến nói trong vụ xử Đồng Tâm cơ quan điều tra cần phải cái gọi là “thực nghiệm hiện trường” để làm rõ hoàn cảnh xảy ra các cáo buộc "giết người".

image027

BBCCopyright: BBC


Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nhận định


3:57 9 tháng 9 2020


Ý kiến về Đảng CS và dân 'có quan hệ máu thịt'


LS Ngô Ngọc Trai viết trước hôm khai mạc phiên sơ thẩm về vụ Đồng Tâm và tin rằng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu ra thông điệp quan trọng:


"Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên."


Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố và xây dựng các tổ chức đảng thật trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".


Theo LS Ngô Ngọc Trai, "trong bối cảnh vụ án Đồng Tâm, đảng viên Lê Đình Kình 56 tuổi Đảng bị bắn chết, niềm tin xã hội đang có những chiều hướng trái ngược nhau, thì đoạn văn nêu trên quả là có nhiều ý nghĩa".


"Đầu tiên, nếu xác định dân là gốc thì trong toàn bộ việc xử lý tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm các cơ quan chính quyền địa phương đã xác định coi dân là gốc chưa?"


3:54 9 tháng 9 2020


Vai trò của ông Nguyễn Đức Chung trong vụ Đồng Tâm


LS Ngô Anh Tuấn nói "Có rất nhiều quyết định, văn bản của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội liên quan đến vụ việc đất đai Đồng Tâm.''


"...các tình tiết trong hồ sơ vụ án nêu rất nhiều đến các quyết định, văn bản của ông Nguyễn Đức Chung, liên quan đến Đồng Tâm. Hồ sơ vụ án nêu rằng đây là các vấn đề hành chính liên quan thôi, tuy nhiên nó được nhắc đến rất nhiều. Có nghĩa là cơ quan điều tra xem đó là các chứng cứ, bằng chứng cần được xem xét.''


Câu hỏi là hiện ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch HN, có thể làm được gì, nói gì trong vụ xử án tuần này khi mà chính ông đang bị bắt giữ vì vụ việc khác?

image028

3:54 9 tháng 9 2020


“Thay đổi tội danh’


Trương Huy San viết trên Facebook cá nhân về điều ông gọi là “Tội danh cho người dân Đồng Tâm’.


“Công tố viên thay đổi tội danh từ "giết người" sang "chống người thi hành công vụ" cho 19 nông dân Đồng Tâm là có lắng nghe. Tuy nhiên, các hành vi phạm tội của các nông dân Đồng Tâm được nêu ra ở phiên tòa này đều xảy ra sau cuộc đột kích của cảnh sát, Rằm tháng Chạp năm ngoái.


“Nếu, vụ án được nhìn nhận một cách khách quan, phải có điều tra độc lập để xem xét tính hợp pháp của việc đang đêm "xâm phạm chỗ ở" của các công dân Đồng Tâm, thì mới có thể đánh giá các hành vi tiếp theo là phạm tội hay không phạm tội….”


3:29 9 tháng 9 2020


Không hiểu bản chất từ "cường hào, địa chủ"


Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội mô tả Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn của Bộ Công, “không hiểu bản chất từ cường hào, địa chủ”.


Bình luận trên Facebook cá nhân được đưa lên sau khi ông Xô được TTXVN


dẫn lời nói “đối tượng cầm đầu, nhất là ông Lê Đình Kình trong bối cảnh dòng họ Lê Đình có ảnh hưởng lớn tại thôn Hoành, có khả năng chi phối, tác động kết quả bầu cử ở cơ sở, là một loại “cường hào địa chủ mới”.


“…Trong việc này, anh [Tô Ân Xô] đã muốn dùng từ ấy [cường hào, địa chủ] để chụp mũ một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, hoàn cảnh nhà nghèo với một hình ảnh xấu, nhưng việc này thể hiện một sự kém hiểu biết, nông nổi và thất bại trong việc truyền thông…”


Chau Doan


on Tuesday


Thiếu tướng Xô không hiểu bản chất từ "cường hào, địa chủ"


Thiếu tướng công an Tô Ân Xô trả lời phỏng vấn có nói ông Lê Đình Kình là một cường hào địa chủ mới. Tôi có mấy điều cần nói:


Từ "cường hào địa chủ" và "ác bá" được chính quyền dùng để gọi những người có của ăn, của để khi tiến hành cải cách ruộng đất vào năm 1953-1956.


... See More

image029image030image031

3:10 9 tháng 9 2020


Tâm lý 'sợ hãi, bất lực' trong giới trẻ Việt Nam


Có những ý kiến khác nhau về phiên tòa từ người Việt đang sống ở Việt Nam và tại nước ngoài. Bùi Thư của BBC News Tiếng Việt tổng hợp một số ý kiến trong bài này.


Một người nói: "Tôi cũng hình dung rằng phiên tòa sẽ có những thứ nực cười, vô thiên vô pháp nhưng tôi không ngờ nó kinh khủng như vậy: một tòa án mà bật một đoạn phim tuyên truyền có dàn dựng ngay trong phiên tòa cho cả luật sư, bị cáo nghe. Như vậy, từ những phút đầu tiên, phiên tòa này đã định sẵn bản án".


Một người khác nhận định: "Cảm giác của tôi về cách hành xử của nhà nước sẽ khiến cho người dân Đồng Tâm nói riêng, người dân như tôi nói chung giận dữ. Nhiều người không nói ra, nhưng trong lòng họ bất an, mất lòng tin vào xã hội này. Vì hôm nay là người dân làng Đồng Tâm, đâu ai biết được ngày mai là người dân của quận này, xã kia ở Việt Nam".


"Nhìn vào những gì đang xảy ra, tôi cảm thấy bất lực, giận dữ vì một nhóm người dân đã bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng và cuối cùng bị ghép tội. Tôi không biết mình có thể làm gì được, càng ngày tôi cảm thấy đáng sợ hơn những gì tôi có thể tưởng tượng. Tôi không thể nào tưởng tượng chính quyền lật lọng, tráo trở như vậy".

image032

3:02 9 tháng 9 2020


Post update


Quote Message: Dù có là đảng viên hay cống hiến thế nào đi nữa. Khi bạn đụng đến lợi ích của lãnh đạo hiện tại thì bạn cũng sẽ "bốc hơi". Đây là nguyên nhân nhiều quan chức có 2 quốc tịch from Hoàng Bảo, Facebook/BBCNewsvietnamese


Dù có là đảng viên hay cống hiến thế nào đi nữa. Khi bạn đụng đến lợi ích của lãnh đạo hiện tại thì bạn cũng sẽ "bốc hơi". Đây là nguyên nhân nhiều quan chức có 2 quốc tịch


Hoàng Bảo, Facebook/BBCNewsvietnamese


2:57 9 tháng 9 2020


‘Quyền tự vệ’


Kiến trúc sư Dương Quốc Chính viết trên Facebook cá nhân:


...Khi tấn công người dân không có lý do chính đáng thì họ có quyền tự vệ. Không có luật nào cấm dân tàng trữ chai xăng, tàng trữ cái gọi là lựu đạn (tự chế), dao phóng lợn gắn tuýp sắt, bình ga. Vì tất cả đều không phải vũ khí quân dụng. Bất cứ ai cũng có quyền tàng trữ những thứ đó để tự vệ. Tại sao bò đỏ lại căn cứ vào đó để cho rằng dân Đồng Tâm phạm tội?


Riêng về lựu đạn tự chế, hiện còn chưa bắt được kẻ bán, nên chưa có gì chắc chắn là chúng từ đâu ra, không thể chỉ dựa vào lời khai của bị can. Xin lưu ý là hầu hết báo đài đều lờ đi chi tiết đây là lựu đạn tự chế, không phải vũ khí quân dụng, để làm tăng tính hung hãn của người dân. Nhưng cáo trạng ghi rõ chi tiết này…


Dương Quốc Chính


on Tuesday


NGỤY BIỆN CỦA BÒ ĐỎ TRONG VỤ ĐỒNG TÂM


Từ trước đến giờ mình không bàn chuyện đúng sai về đất cát ở Đồng Tâm. Bởi vì với công việc hiện tại mình biết thừa việc phân định đúng sai là rất phức tạp, nhất là với đất đai tranh chấp từ trước khi có luật Đất đai. Nhưng dù gì đi nữa, thì đây cũng chỉ là 1 vấn đề dân sự, như hàng trăm vụ khác diễn ra hàng ngày. Có lẽ 90% các vụ dân oan kiện cáo là liên quan đến tranh chấp đất đai.


Vấn đề mà mình hay bàn là chuyện dân sự này bị đẩy lên thành hình sự và chính trị là điều không đáng có.


Trước khi có án mạng xảy ra thì thanh tra CP đã có phân định đúng sai. Nhưng về lý thì thanh tra CP không phải tòa án và dân Đồng Tâm vẫn có quyền không chấp nhận. Lẽ ra vụ việc cần phải đưa ra tòa để xử. Sau đó, nếu người dân vẫn chống đối thì có thể bắt đúng người, đúng tội vào ban ngày, tại đúng nơi tranh chấp xảy ra. Nếu quang minh chính đại, đúng luật, thì phải làm như vậy.


Hôm qua rộ lên trò ngụy biện tấn công dân Đồng Tâm của đám DLV và bò đỏ. Chúng chia sẻ lý lịch của các bị cáo rồi suy diễn là với lý lịch đó thì không đáng tin, hòng bẻ lái dư luận sang hướng "Bọn có tiền án, tiền sự đương nhiên có tội". Trò ngụy biện tiếp theo là vu cho dân Đồng Tâm là khủng bố, tàng trữ vũ khí trái phép, để chứng tỏ việc CA tấn công là hợp lý.


Xin lỗi, những thứ ný nuộn trên đều là đần độn và không có căn cứ pháp lý gì cả, cho dù là căn cứ pháp lý của chính CA hay VKS HN.


Việc đưa ra lý lịch "bất hảo" của bị can, dù chưa thể kiểm chứng, là trò đê tiện mà bọn DLV vẫn thường dùng để bịp dân ngu. Đó chỉ là ngụy biện tấn công cá nhân chứ không phải là căn cứ pháp lý. Nên nhớ là ông Chấn, ông Nén đều có tiền án, tiền sự về các tội lặt vặt, rồi CA mới vu cho họ tội giết người, DLV cũng nhao nhao ủng hộ. Nhưng thực tế họ vô tội. Vụ Hồ Duy Hải, DLV và bò đỏ cũng đưa ra lý do là cậu ta chơi cờ bạc, cá độ, để suy ra cậu ta giết người! Nhưng vụ án đang bị xem xét lại.


Nếu dùng lý lẽ hoàn toàn tương tự, tại sao bò đỏ không tư duy theo hướng ông Kình là đảng viên lão thành, từng là bí thư xã, chưa từng bị kỷ luật, tức là người tốt rồi, làm sao mà phạm tội được? Chúng mày dùng tiêu chuẩn kép phải không?


Còn về lý do dẫn đến vụ tấn công. Thì thực tế CA HN không hề có lệnh bắt nhóm Đồng Thuận. Ông Kình, "kẻ chủ mưu", còn chưa từng bị kỷ luật đảng. Theo cáo trạng của VKS thì cũng không hề có căn cứ nhóm Đồng thuận phạm tội khủng bố, tức là không thể vì lý do chống khủng bố để tấn công người dân.


Khi tấn công người dân không có lý do chính đáng thì họ có quyền tự vệ. Không có luật nào cấm dân tàng trữ chai xăng, tàng trữ cái gọi là lựu đạn (tự chế), dao phóng lợn gắn tuýp sắt, bình ga. Vì tất cả đều không phải vũ khí quân dụng. Bất cứ ai cũng có quyền tàng trữ những thứ đó để tự vệ. Tại sao bò đỏ lại căn cứ vào đó để cho rằng dân Đồng Tâm phạm tội?


Riêng về lựu đạn tự chế, hiện còn chưa bắt được kẻ bán, nên chưa có gì chắc chắn là chúng từ đâu ra, không thể chỉ dựa vào lời khai của bị can. Xin lưu ý là hầu hết báo đài đều lờ đi chi tiết đây là lựu đạn tự chế, không phải vũ khí quân dụng, để làm tăng tính hung hãn của người dân. Nhưng cáo trạng ghi rõ chi tiết này.


Cáo trạng mới là văn bản có tính pháp lý cao nhất cho đến thời điểm này, chứ không phải là báo chí hay tin đồn.


Về logic, người dân chỉ tấn công CA khi họ bị đe dọa an ninh. Nhất là đe dọa an ninh 1 cách bất hợp pháp. Chẳng có thằng ngu nào dùng vũ khí thô sơ chủ động tấn công trung đoàn CSCĐ với đầy đủ vũ khí.


Dương Quốc Chính


2:49 9 tháng 9 2020


Đơn yêu cầu khẩn cấp

image033

Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự gồm các tri thức và người dân Việt Nam đã khởi xướng một đơn yêu cầu khẩn cấp gửi các lãnh đạo chính quyền và tiến hành thu thập chữ ký với nội dung sau:


"Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý" vì ông là người chứng kiến một cảnh sát đã bắn chết ông Lê Đình Kình từ phía trước.


ĐƠN YÊU CẦU KHẨN CẤP


A Nguyen Quang·Tuesday, September 8, 2020·Reading time: 10 minutesPublic


Kính gửi:


- Ông Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


- Bà Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


- Ông Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


Hôm nay 07/09/2020, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức phiên toà xử công khai vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Không người thân nào của 29 bị cáo được tham dự, an ninh được siết chặt trong vòng 2 km quanh toà án. Trong phòng xử án chỉ thấy toàn công an và an ninh; các luật sư phải qua 4 vòng kiểm tra an ninh; các luật sư đã không được phép gặp các thân chủ của mình tại chính phòng xử án. Đó là những hiện tượng rất không bình thường và phạm pháp! 13 luật sư bào chữa cho các bị can đã có Đơn Kiến nghị ghi ngày 3-9-2020 nêu rõ vài kiến nghị sơ bộ của họ đối với toà án. Qua bản kiến nghị này có thể thấy:


1) Ông Bùi Viết Hiểu đã chứng kiến một cảnh sát đã bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước, phù hợp với dấu vết hai viên đạn xuyên từ ngực sang lưng (hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là bắn từ phía sau lưng) ngay trước mặt ông Hiểu. Bản thân ông Hiểu người thứ hai trong tổ Đồng thuận sau cụ Lê Đình Kình, cũng đã bị bắn trong thời điểm và tại địa điểm ấy, như ghi nhận sau đây về lời khai của ông: Sau khi bắn chết ông Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11g trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, thì mới được đem đi cấp cứu.


2) Các cơ quan điều tra, tố tụng đã cản trở các luật sư tiếp cận hồ sơ, cản trở việc tiếp xúc với các bị can. Kiến nghị của các luật sư còn nêu nhiều vi phạm nghiêm trọng khác của quá trình điều tra. Kiến nghị cũng nêu rõ công an Hà Nội đã lên kế hoạch “tấn công” Đồng Tâm, được UBND Thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương và được Bộ Công an phê duyệt. Như thế kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo và đã được thực hiện vào ban đêm ngày 8 rạng sáng ngày 09/01/2020, trái ngược hoàn toàn với những cáo buộc của công an về chống người thi hành công vụ, về mục đích bảo vệ công trình xây tường của quân đội cách làng Hoành vài km.


3) Ngày 21/01/2020 một số nhân sĩ trí thức đã có đơn tố cáo, đòi điều tra vụ án giết cụ Lê Đình Kình và ngày 03/03/2020 bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình cũng có đơn kiến nghị khởi tố vụ án giết chồng bà.


Có thể thấy vụ án này rất phức tạp và rất nghiêm trọng. Chúng tôi các tổ chức và những người ký tên dưới đây khẩn thiết yêu cầu quý vị:


(a) Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.


(b) Tạm ngưng xử vụ án và yêu cầu Quốc hội cử người của Quốc hội giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử.


(c) Không để cho công an điều tra vụ này vì chính Bộ Công an là cơ quan đã phê duyệt “chiến dịch” Đồng Tâm cho nên không thể khách quan.


(d) Phải làm rõ cái chết của cụ Lê Đình Kình, theo các đơn tố giác nêu ở điểm 3) bên trên hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc giết cụ Lê Đình Kình và mưu sát không thành ông Bùi Viết Hiểu.


(e) Thực hiện tất cả những yêu cầu của bản kiến nghị ngày 03/09/2020 của các luật sư.


Việt Nam ngày 7-9-2020


Xin vào e-mail sau để tiếp tục ký tên: vuandongtam@gmail.com


Các tổ chức và những người ký tên:


Tổ chức:


1. Diễn đàn Xã hội Dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện


2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện


3. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông JB Nguyễn Hữu Vinh đại diện


4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện


5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm đại diện


6. Nhóm Vì Môi Trường, Nguyễn Thị Bích Ngà đại diện


Cá nhân:


1. Nguyễn Quang A, Hà Nội


2. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An


3. Phạm Tư Thanh Thiện, Paris


4. Nguyễn Ngọc Giao, Paris


5. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, CLB Phan Tây Hồ, Lâm Đồng


6. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội


7. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội


8. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn


9. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM


10. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt


11. Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Paris


12. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia


13. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ Văn, Hà Nội


14. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn


15. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế Phát triển, Sài Gòn


16. Đặng Thị Hảo, TS Văn Học, Hà Nội


17. Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội


18. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập, Việt Nam


19. Lê Mai Đậu, kỹ sư, Hà Nội


20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt


21. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp


22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn


23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn


24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn


25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn


26. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn Truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội


27. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt


28. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội


29. Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội


30. Phan Trọng Khang, thương binh, Hà Nội


31. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội


32. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội


33. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, TPHCM


34. André Menras (Hồ Cương Quyết), CH Pháp


35. Vũ Linh Huy, BS Y khoa, Hoa Kỳ


36. Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn


37. Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư Danh dự Đại học Liège, sống tại Sài Gòn


38. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn


39. Lê Công Giàu, Sài Gòn


40. Lê Thân, Sài Gòn


41. Chu Hảo, Đà Nẵng


42. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Sài Gòn


43. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn


44. Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo, Sài Gòn


45. Trần Minh Quốc, nhà giáo, Sài Gòn


46. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn


47. Dương Kim Khải, mục sư, Sài Gòn


48. Nguyễn Viễn, Hà Nội


49. Nguyễn Khuê, hưu trí, TPHCM


50. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt


51. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt


52. Nguyễn Đình Cống, Gs., Hà Nội


53. Huỳnh Kim Báu, nguyên tổng thư ký hội trí thức, Tp HCM


54. Đoàn Phú Hoà, phiên dịch quốc gia kiêm tư vấn, CH. Czeh


55. Nguyễn Thị Thanh Hà, Wellington, New-Zeland


56. Chu Hồng Quỳ, cựu chiến binh, hưu trí, Nghệ An


57. Mai Văn Tuất (Trần Ngọc Trà), California, Hoa Kỳ


58. Hoàng Đăng Xô, nông dân, Hải Phòng


59. Nguyễn Ngọc Việt, sống tại Canada


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Đồng Tâm: Ý kiến LS của ba công an 'biến tòa thành nhà tang lễ'


  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt

`0/9/2020


image034Nguồn hình ảnh, TTXVN. Chụp lại hình ảnh, Phiên tòa xử 29 người Đồng Tâm tháng 9/2020


Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bảo vệ quyền lợi cho một số bị cáo ở Đồng Tâm, nhận định rằng phần bảo vệ quyền lợi ba công an thiệt mạng sáng 10/9 thiếu tính pháp lý và biến phiên tòa thành một nhà tang lễ.


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phần làm việc buổi sáng tại tòa, luật sư Nguyễn Văn Miếng bình luận:


"Diễn. Diễn quá. Diễn cho phiên tòa nó tang thương. Trong khi cái chúng tôi cần là về mặt pháp lý."


Luật sư Miếng thuật lại:


"Phiên xử sáng 10/9 chủ yếu tập trung vào phần bào chữa của luật sư Nguyễn Hồng Bách cho 'bị hại' là ba công an thiệt mạng."


"Nhưng hôm nay Hội đồng Xét xử (HĐXX) để cho luật sư của bị hại lấy nước mắt của nhiều người quá. Thay vì chỉ bảo vệ quyền lợi về mặt dân sự cho ba công an thiệt mạng, thì HĐXX để đại diện luật sư của bị hại là ông Lê Hồng Bách kể tội những bị cáo và nói về nỗi thương đau của các chiến sỹ một cách rất mùi mẫn làm gia đình của các bị hại khóc suốt bài bảo vệ đó."


"Các luật sư bào chữa cho các bị cáo có một số người đứng lên phản đối nhưng HĐXX không cho."


"Gia đình ba công an được tham dự phiên tòa từ những ngày đầu. Họ ra tòa thì nói chung chỉ khóc chứ không nói gì nhiều."


image035Nguồn hình ảnh, TTXVN. Chụp lại hình ảnh, Bộ trưởng Bộ Công an VN Tô Lâm thắp hương chia buồn tại nhà của Đại tá Nguyễn Huy Thịnh,được cho là thiệt mạng trong vụ đụng độ ở Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020


"Bài bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị hại (ba công an) của ông luật sư Nguyễn Hồng Bách kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ."


"Ông ấy quên mất chức năng luật sư, nên dường như đã đứng về phía Viện Kiểm sát (VKS) để luận tội các bị cáo và khiển trách, chê những luật sư bào chữa cho các bị cáo, cũng như nâng công của các bị hại."


"Không phủ nhận việc các bị hại đã chết, nhưng khi khơi lại nỗi thương đau như vậy, tả lại cái chết, đọc lại biên bản giảm định [với những mô tả] như 'trơ xương' rồi 'cụt tay', v.v…, làm cho gia đình các bị hại ngồi khóc lóc làm cho khán phòng của vụ án giống như nhà tang lễ vậy."


"Cái chúng tôi cần là về mặt pháp lý. Về mặt hình sự, tội trạng của các bị cáo thì đã VKS và có tòa, có bản án và pháp luật quy định. Bên bị hại chỉ lo về mặt dân sự, là đòi bồi thường bao nhiêu. Nhưng khi hỏi đòi bồi thường bao nhiêu thì phía bị hại lại không nói rõ ràng mà rất chung chung, chỉ nói là theo quy định của pháp luật. Nên cũng không rõ là tòa sẽ phạt các bị cáo bao nhiêu tiền."


Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hồng Bách được báo Người lao động trích lời, khẳng định tại tòa rằng "ba cảnh sát hy sinh đã thực thi công vụ theo kế hoạch 419A được giao," và rằng không cần thực nghiệm hiện trường vụ án vì sẽ 'gợi lại nỗi đau cho thân nhân'.


Ông Bách nói: "Chúng ta có thể dựng lại hiện trường một vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui xuống cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?"


Tước phần bào chữa cho 29 bị cáo


image020Nguồn hình ảnh, LS Lê Hòa. Chụp lại hình ảnh, Các luật sư bảo về quyền lợi pháp lý cho 29 người Đồng Tâm


Phần còn lại của buổi sáng 10/9, Viện Kiểm sát đối đáp các vấn đề mà luật sư đưa ra. Luật sư sau đó chấn vấn lại. Sau đó đại diện bị hại nói mấy lời.


"Nhưng với các bị cáo thì Hội đồng Xét xử (HĐXX) không cho nói thêm gì nữa vì cho rằng họ đã trình bày hết trước đó rồi. Phần bào chữa của luật sư cho 29 bị cáo đã bị tước,"


"HĐXX có vẻ muốn gói lại trong một buổi sáng, ép về thời gian, có vẻ như không muốn có phần VKS đối đáp lại với luật sư vì HĐXX nói là 'đã rõ rồi', 'đã có trong cáo trạng'."


"Trong khi lẽ ra VKS phải tranh luận tới cùng những phần các luật sư đã kiến nghị, như việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung lại các thiếu sót, yêu cầu thực nghiệm hiện trường, yêu cầu cung cấp kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự công trình xây dựng sân bay Miếu Môn của công an TP Hà Nội, xem có kế hoạch tấn công nhà ông Kình hay không, nhưng HĐXX nói 'đã rõ rồi', luật sư Miếng nói với BBC.


Khó giảm án tử hình hai ông Công, Chức


Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, vấn đề mầu chốt chỉ xoay quanh cái chết của ba công an, nhưng lại chưa được làm rõ.


Đây là phần đã gây ra nhiều tranh cãi, bàn luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Các luật sư cũng đã kiến nghị thực nghiệm hiện trường nhiều lần để làm rõ nguyên nhân cái chết.


"Mới đây nhất, LS Hà Huy Sơn đã đưa ra một bản quy trình cháy của xăng, một lượng xăng bao nhiêu thì cần bao nhiêu xăng, trong diện tích bao nhiêu mới cháy được. Cái hố các công an rơi xuống lại quá nhỏ, nên lượng xăng mà giám định điều tra đưa ra, nói là đã đổ xuống hố, thì không thể thiêu ba công an thành than như văn bản pháp y nói được."


"Với một cái hố nhỏ như thế, cao 4 m, thiếu ô xy, có đổ xăng xuống cũng không cháy. Chết ngạt thì có thể đúng nhưng chết cháy thành than thì không thể. Chính vì thế mà chúng tôi kiến nghị thực nghiệm hiện trường,"


"Tuy nhiên tòa có xu hướng không trả hồ sơ để điều tra lại, không khởi tố vụ bắn chết ông Kình như kiến nghị của các luật sư, mà sẽ tuyên án luôn.


"Tùy theo trường hợp tòa có thể tuyên hạ xuống một chút hoặc cao hơn một chút ở những trường hợp đặc biệt," luật sư Miếng nói.


Luật sư Hà Huy Sơn cũng đã công bố "Phương trình hóa học của xăng cháy" trên Facebook cá nhân hôm 9/9. Ông viết:


"C6H14+9.5O2=6C02+7H20."


"Theo phương trình trên, cứ 1 mol xăng cần 9.5 mol oxy, mà mỗi mol ở điều kiện khí lý tưởng (1 at 25oC) chiếm ~25 lít, 9.5 mol tương đương 235 lít."


"Vì tỷ lệ oxy trong không khí bằng 1/5, cho nên để đốt hết 1 mol xăng (86g) cần có ~1.2 m3 không khí."


"Giếng trời giữa nhà ông Hợi và ông Chức có kích thước (0,76m x 1,45m x 4m) chứa 4,408m3 không khí, tức chỉ đủ để đốt hết có 367g xăng, tỷ trọng 0,750 tương đương khoảng 0,625 lít. Nếu chỉ đốt hết 0,625 lít xăng thì 03 Công an không thể bị than hóa."


"Do giếng kín, nên xăng đổ xuống "nhiều chậu" chỉ có thể bốc hơi lên trên và cháy phía trên miệng giếng, chứ không thể cháy trong giếng. Nó giống như một trò chơi dân gian. Người ngậm dầu vào miệng và phun vào ngọn lửa trần tạo ra ngọn lửa nhưng miệng người phun không hề bị bỏng. Vì trong miệng anh ta không có ô xy."


"Vì thế, với kịch bản đổ xăng được đưa ra trong cáo trạng, thì sẽ có một cột lửa lớn phụt trên miệng giếng, 03 Công an rơi trong giếng chỉ chết ngạt chư không thể bị than hóa. Vì không đủ oxy để cháy."


"Trước khi làm Luật sư, tôi đã làm ở nghành xăng dầu Petrolimex gần 20 năm nên tôi hiểu về xăng dầu. Năm 1988, chính ông Trương Đình Tuyển khi đó làm TGĐ ký tiếp nhận tôi về TCT xăng dầu VN)."


Trong khi đó, kết luận điều tra của công an TP Hà Nội viết rằng ông Lê Đình Chức Chức "cầm can xăng đổ ra chậu", và "dùng chậu đổ xăng 3-5 lần xuống hố, cứ 3-5 phút thì đổ một lần…"


Về khả năng giảm hình phạt tử hình đối với ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức như VKS đề nghị hôm 9/9, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói: "Khó."


"Vì tòa nói là 'đã rõ', và không cho bào chữa thêm cho các bị cáo."


"HĐXX tuyên bố chiều 10/9 sẽ cho các bị cáo nói lời sau cùng, sau đó nghị án và tuyên án. Không rõ nghị án và tuyên án ngay chiều 10/9 hay như thế nào. Thường họ tuyên luôn sau khi nghị án nhưng với vụ án có nhiều bị cáo như thế này thì chưa biết trước được," luật sư Miếng nói.

10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2518)
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (THSV) xin trân trọng thông báo về Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41, năm 2023 sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center (88 Fair Drive in Costa Mesa, CA). Hội Tết Sinh Viên sẽ được diễn ra từ ngày thứ 6 (ngày 27 tháng 1 năm 2023) đến chủ nhật (ngày 29 tháng 1 năm 2023).
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2602)
Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam.
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2266)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2129)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2115)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2260)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 2605)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 2504)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 2715)
23 Tháng Chín 2022(Xem: 2716)
Viet Film Fest Xin Loan Báo Chương Trình Chiếu Phim Năm 2022 và Địa Điểm Mới Gần Trung Tâm Little Saigon. Trở lại với phiên bản lần thứ 13, Viet Film Fest 2022 sẽ trình làng một chương trình đặc sắc nhằm tôn vinh những câu chuyện và tiếng nói Việt trong điện ảnh.