Hồi ký của tướng Nguyễn Chánh Thi

10 Tháng Sáu 20208:54 SA(Xem: 14282)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 10 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hồi ký Nguyễn Chánh Thi:


Chính Quyền Phan Huy Quát bị Áp Lực và Giải Tán


Trích trong hồi ký " Việt Nam : Một Trời Tâm Sự " trang 309 / 310 / 311 / 312 của Trung Tướng VNCH Nguyễn Chánh Thi


image012


Tôi trở lại Quân Đoàn I  hôm 27 tháng 2 năm 1965, được quần chúng

đón tiếp rất trọng thể.


Phần tôi cũng lấy làm hãnh diện đã giúp ích một phần nào cho đất nước.

Tuy nhiên tình hình vẫn nghiêm trọng nên ngày đêm công việc ngập đầu.

Có lúc tôi phải thức suốt cả đêm làm việc,  để dành ban ngày đi thăm

hành quân, đồn trại và các làng mạc xa xôi. Một trận đánh lông trời lở đất

vừa chấm dứt, lại tiếp theo một trận khác,  nhưng may thay tin tức tình

báo bén nhạy đã làm cho địch thiệt hại nặng,  thêm vào các cuộc hành

quân nhẹ ban đêm đem lại kết quả rõ ràng.


Thủ tướng Phan Huy Quát vừa lên được hơn 3 tháng thì lại gặp khó khăn.

Lần này bị chống đối, và những cuộc biểu tình diễn ra từ bên Công giáo

cho rằng chính phủ của ông ta yếu kém và ngả về phía trung lập, yêu cầu

ông ta phải từ chức.


Ông  Phan Huy Quát và Luật sư Trần Văn Tuyên điện thoại cầu cứu tôi

từ đêm này qua ngày khác. Hai ông nhờ tôi giải quyết dùm vụ các đạo

hữu Công giáo kéo đến tụ tập ngồi trong dinh Gia Long. Tình trạng quân

sự đang khó khăn, phần thì tôi bận về huấn luyện các tổ chức dân quân

tự vệ, về làng xã, của cả 5 tỉnh, nên bận rộn suốt ngày. Trong thâm tâm

tôi là làm sao phải diệt tận cùng Cộng sản tại các nơi hẻo lánh ngay đã.

Vì cứ bị thúc bách, tôi hứa với cụ Phan Khắc Sửu và ông Phan Huy Quát

sẽ về SàiGòn xem xét tình hình ra sao rồi sẽ quyết định sau.


Hôm mùng 5 tháng 6 năm 1965 tôi vào SàiGòn, đến dinh Gia Long nói

chuyện với một số anh em Công giáo có mặt tại đó. Khi ra về, tôi cứ nghĩ

không vì một lý do gì quan trọng, chính đáng, làm cho những người dân

này lại  đến đây để chống đối hay sao ? Họ là một số đông đại diện cho

nhóm Công giáo tại vùng Hố Nai, Gia Kiệm và SàiGòn Chợ Lớn. Vả đây

là vấn đề chính trị thì chả có lý do gì để tôi phải can ngăn cả.

Suy nghĩ kỹ, tôi điện thoại cho Thủ tướng Phan Huy Quát là tôi không thể

nào can thiệp vào vụ rắc rối chính trị này được.


Thế là cả cụ Phan Khắc Sửu cùng ông Phan Huy Quát thất vọng, và sau

đó bằng lòng giao chính quyền lại cho đám quân nhân.


Tôi lại trở về miền Trung trong suy nghĩ và ái ngại. Thương cho người lính

cơ cực, người dân nghèo nàn, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong

khi đó các chính khách, các chính trị gia lo cắn xé nhau giành danh lợi,

chạy theo ngoại bang, mưu cầu địa vị !  Nghĩ liên miên như thế, lòng tôi

se lại, ngậm ngùi cho thế sự đảo điên.


Sáng hôm sau lại được công điện mời đi SàiGòn hợp với Hội đồng Tướng

lãnh. Khi vừa bước chân vào phòng hội tôi đã thấy Nguyễn Văn Thiệu

ngồi ở ghế trên và tự tuyên bố là anh em đã giao nhiệm vụ cho ông ta tạm

thay thế cụ Quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Nay chỉ còn cùng nhau bầu một

vị Thủ tướng để thay thế ông Phan Huy Quát và thành lập chính phủ mới.


Đột nhiên tôi nghe tên tôi được đề nghị và toàn thể hội nghị vỗ tay rất lâu !

( Thâm tâm tôi vẫn cười thầm đây có thể là canh bạc mới của Mỹ hoặc

trò hề của Nguyễn Khánh sao lại ). Trong một chốc im lặng, tất cả các

Tướng lãnh và một số Dân sự, Chính khách, có cả Phạm Văn Liễu hiện

diện, tôi nói :

Như quý vị đã thừa biết, tính tôi rất bộc trực và thẳng thắn, tôi chưa bao

giờ nghĩ rằng tôi phải làm chính trị. Thiên hạ từ xưa đến nay cứ thường

bảo làm chính trị thì phải thủ đoạn, và tôi thấy thủ đoạn của họ, tiếc thay

lại đồng nghĩa với xảo trá, gian manh. Tôi vốn lại không biết thủ đoạn, lại

rất khinh bỉ thủ đoạn từ lúc còn thiếu thời. Tôi xin cám ơn tất cả anh em

đã đặt lòng tin vào tôi., tiếc thay tôi không thể nào chấp nhận được, và

xin nhường  cho người khác. Tuy nhiên có một điều, một điều mà tôi cho

là hết sức quan trọng hiện nay là tình hình chiến sự quá nguy hiểm, lại

thêm quân Đồng minh đang đổ xô đến, mà tôi nghĩ rằng chổ đứng của

các Tướng lãnh là nơi chiến trường. Chúng ta phải sống chết với anh em

binh sĩ nơi chiến trận, chớ không phải chổ của chúng ta muốn cứu nước

hay dựng nước là nơi văn phòng và làm chính trị. Nếu phải chăng trong

cảnh huống của đất nước hiện tại, quý vị có thể tạm thời nắm quyền hành

năm ba tháng, sau đó phải gấp rút giao quyền lại cho một chính phủ dân

cử để tìm ra giải pháp cho đất nước thì đúng hơn. Đây cũng là sự tha thiết

kêu gọi tận đáy lòng của tôi vậy !


Sau đó Nguyễn Cao Kỳ được Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu cộng tác, đứng

ra lập chính phủ, và đằng sau đã có bọn phù thủy Mỹ che chở.


Tôi còn nhớ rất rõ, sau khi tôi vừa chấm dứt thì được nghỉ mấy phút giải

lao, tự nhiên Nguyễn Vân Thiệu đi ngang, ghé tai tôi nói nhỏ :

- Để cho thằng Kỳ làm đi !

Nói xong, nhìn tôi cười liếc.


Và sau này tôi tìm ra sự thật, thì đây là một ván bài của Mỹ. Đàng sau vụ

này có một toán tay sai Mỹ sắp hàng .


image011


Tứ trái: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ trong một cuộc họp báo tại Sàigon năm 1965. Ảnh tài liệu


Nguyễn Chánh Thi