2 TNS yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản ở VN

12 Tháng Hai 202010:46 SA(Xem: 6987)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ  TƯ 12 FEB 2020


2 TNS yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam


* Một bước tiến quan trọng trong Chương Trình Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản


Mạch Sống, ngày 8 tháng 2 năm 2020


http://machsongmedia.com


Hai thượng nghị sĩ có ảnh hưởng vừa lên tiếng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp cho các công dân bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt tài sản mà không bồi thường thoả đáng.


"Chúng tôi khuyến khích Bộ Ngoại Giao nêu lên với chính phủ Việt Nam việc điều đình một thoả thuận bồi thường thứ hai cho những công dân Hoa Kỳ đã không được bồi thường một cách chính đáng từ thoả thuận năm 1995," theo văn thư đề ngày 3 tháng 2 của Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hoà, Texas) và TNS Marco Rubio (Cộng Hoà, Florida) gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo.


image006

Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hoà, Texas)


 image007

Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa, Florida), thành viên Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện. (Hình: AP Photo/Jacquelyn Martin)


Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, thì đây là một bước tiến quan trọng trong chương trình "Công Dân Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" do BPSOS khởi xướng cuối tháng 8 năm 2017. Tên chính thức tiếng Anh của chương trình này là Vietnam Property Restitution Project (VPRP).


"Khi nhận được văn thư của 2 Thượng Nghị Sĩ nặng ký này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ phải có câu trả lời," Ts. Thắng nói.


Ý nghĩa đối với chính quyền Hoa Kỳ


 


Tháng 5 năm 2018, BPSOS đã họp với văn phòng của BNG Hoa Kỳ chuyên trách việc đòi tài sản cho công dân và cung cấp cho họ 10 hồ sơ tiêu biểu với đầy đủ giấy tờ, chứng cớ.


Tuy nhiên, văn phòng này không có thẩm quyền quyết định về chính sách can thiệp hay không. Quyền ấy thuộc về Ngoại Trưởng.


"Đó là lý do chúng tôi vận động 2 vị Thượng Nghị Sĩ này gửi văn thư chung đến Ngoại Trưởng Pompeo", Ts. Thắng giải thích.


TNS Rubio là người có thẩm quyền hàng đầu ở Quốc Hội về chính sách đòi bồi thường tài sản cho công dân Mỹ; Ông đã can thiệp thành công cho nhiều hồ sơ người Mỹ gốc Cuba, gốc Guatemala, v.v. TNS John Cornyn là vị thượng nghị sĩ quyền lực đứng thứ hai ở Thượng Viện Hoa Kỳ.


Ý nghĩa đối với người Việt


Theo Ts. Thắng, khi BPSOS phát động chương trình đòi tài sản, có người hoài nghi rằng làm sao được. Có những khổ chủ về Việt Nam làm đơn xin lại tài sản hoặc đóng tiền chạy chọt nhưng không đến đâu. Họ kết luận rằng có làm cũng vô ích.


"Vô ích là phải vì chẳng khác nào nạn nhân tự đặt mình dưới quyền phán xét của kẻ cướp," Ts. Thắng nói. "Cách làm của chúng tôi là dùng luật pháp Hoa Kỳ; chúng tôi tuyệt nhiên không dính dấp gì đến nhà nước Việt Nam".


Bức thư của 2 vị Thượng Nghị Sĩ kể trên chỉ ra rằng Hoa Kỳ có chính sách can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản.


Căn cứ luật Hoa Kỳ


Năm 1949 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật bảo vệ tài sản của công dân khi bị một quốc gia khác tịch thu mà không bồi thường một cách hiệu quả, nhanh chóng và công bằng. Để chấp pháp, Bộ Tư Pháp đã lập ra Uỷ Hội FCSC (viết tắt của "Foreign Claims Settlement Commission).


Đến nay Uỷ Hội FCSC đã giải quyết trên 660,000 hồ sơ đòi bồi thường của công dân Hoa Kỳ, và quyết định là 43 quốc gia liên can phải trả tiền bồi thường lên đến nhiều chục tỉ Mỹ kim. Nhà nước Việt Nam đã từng ở trong số quốc gia này và năm 1995 đã phải bồi thường 208 triệu Mỹ kim cho 192 công dân Hoa Kỳ.


Việc gì sẽ diễn ra?


"Ngay trước mắt, chúng tôi sẽ yêu cầu BNG nghiên cứu và giải quyết 10 hồ sơ mà họ đang nắm," Ts. Thắng nói. Đây là các hồ sơ tiêu biểu đã được 2 hãng luật sư hợp đồng với BPSOS lọc lựa và chuẩn bị kỹ lưỡng.


Việc giải quyết các hồ sơ này sẽ chỉ là tiền lệ làm đòn bẩy cho cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ trong tương lai.


BNG Hoa Kỳ có thẩm quyền và trách nhiệm can thiệp trực tiếp cho các công dân bị chiếm đoạt tài sản bởi một chính phủ ngoại bang. Tuy nhiên, họ chỉ có khả năng can thiệp số lượng nhỏ hồ sơ. Trong khi đó số hồ sơ của người Mỹ gốc Việt có thể lên đến vài chục nghìn, hoặc nhiều hơn.


Muốn giải quyết số lớn hồ sơ, Quốc Hội phải ra luật để lập ra chương trình đòi tài sản Việt Nam (Vietnam Claims Program) lần 2 và cấp ngân sách cho Uỷ Hội FCSC tuyển dụng nhân viên chuyên trách.


Những trường hợp nào hội đủ điều kiện?


Luật International Settlement Claims Act (ICSA), ban hành năm 1949, giao cho Hành Pháp nghĩa vụ bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ khi bị chiếm đoạt bởi ngoại bang. Như thế, luật này chỉ áp dụng cho những người đã có quốc tịch Hoa Kỳ khi tài sản bị chiếm đoạt. Nhiều người Việt thắc mắc là, khi nhà cửa, đất đai và những tài sản khác bị chiếm đoạt thì họ đâu đã là công dân Hoa Kỳ? Họ ngộ nhận giữa "quản lý" và "quốc hữu hoá".


Trong phần lớn trường hợp, khi một gia đình đi kinh tế mới, đi vượt biên, rời Việt Nam theo chương trình ODP... sau năm 1975 hoặc thậm chí di cư vào Nam năm 1954, bất động sản của họ mới chỉ bị nhà nước quản lý. Ngay cả một số người phải ký giấy giao nhà thì đó cu~ng chỉ là giao nhà cho nhà nước quản lý. Quản lý nghĩa là trông nom hộ chứ không có nghĩa là nắm quyền sở hữu.


Trong thập niên 1990, chính phủ Việt Nam có ra một số quyết định về quốc hữu hoá các nhà, đất và cơ xưởng tư nhân mà họ đang quản lý nhưng không được thực thi đồng nhất, tạo nên tình trạng nhiễu nhương, hỗn tạp. Để giải quyết, năm 2003 Quốc Hội Việt Nam ra nghị quyết quốc hữu hoá tất cả các tài sản đang bị quản lý bởi nhà nước. Lúc ấy tuyệt đại đa số người Việt ở Hoa Kỳ đã là công dân Mỹ và tài sản của họ, ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, được luật ICSA năm 1949 bảo vệ.


Những nạn nhân mới


Ngoài Nghị Quyết năm 2003, nhà nước Việt Nam còn chiếm đoạt tài sản của công dân Mỹ gốc Việt bằng Luật Đất 13/2003/QH11.


Chẳng hạn, năm 2010, khi chính quyền Thành Phố Đà Nẵng xua công an và dân phòng đến cướp đất của người dân ở Giáo Xứ Cồn Dầu; họ không ngờ rằng nhiều gia đình có sổ đỏ trên bất động sản thực ra chỉ là được sở hữu chủ đã định cư Hoa Kỳ cho ở nhờ.


Chẳng hạn, năm 2012, khi chính quyền Tỉnh Phú Yên đánh chiếm khu du lịch sinh thái Bia Sơn của nhóm Phật Giáo Ân Đàn Đại Đạo, họ đã tịch thu tài sản có vốn đầu tư của 4 công dân Hoa Kỳ, lên đến ¼ triệu Mỹ kim, dù không hề có cáo buộc hình sự nào đối với những người này.


Liên quan thế nào đến thoả thuận bồi thường năm 1995?


Khi Việt Nam đồng ý trả 208 triệu Mỹ kim tiền bồi thường cho 192 công dân Mỹ năm 1995 thì 2 bên ký thoả thuận là Hoa Kỳ sẽ "xoá nợ" cho Việt Nam, nghĩa là không bắt Việt Nam bồi thường cho thêm các trường hợp khác đã xảy ra trước ngày đặt bút ký.


Có người diễn giải sai rằng Hoa Kỳ sẽ vĩnh viễn không bao giờ can thiệp cho công dân bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt tài sản. Làm vậy là Hành Pháp Hoa Kỳ vi phạm luật ICSA năm 1949.


Như đã giải thích, phần lớn tài sản của người Mỹ gốc Việt bị tịch thu sau thời điểm 1995. Đó là lý do 2 TNS Cornyn và Rubio kêu gọi cho một chương trình đòi bồi thường đợt 2.


Khía cạnh nhân quyền


Chương trình VPRP không chỉ giúp các công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản mà còn có tác dụng "bom tấn" về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam.


Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và được bảo vệ thông qua các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia
thành viên của Liêp Hợp Quốc.


Khi người Mỹ gốc Việt đòi nợ, dù hành động thuần tuý vì lợi ích riêng, họ đang khẳng định quyền này từ vị thế một công dân Hoa Kỳ. Hành động của họ có tác dụng chứng minh rằng chính sách "sở hữu toàn dân" của Việt Nam đi ngược lại các nguyên tắc giao dịch quốc tế.


Khi phải tôn trọng quyền của người Việt có quốc tịch Mỹ thì sẽ khó ăn khó nói cho nhà nước nếu không tôn trọng cu~ng quyền ấy của chính công dân - nghĩa là người Việt có quốc tịch Việt.


Những bước kế tiếp


Theo Ts. Thắng, sự lên tiếng của TNS Cornyn và TNS Rubio là bàn đạp quan trọng để BPSOS đẩy mạnh và xa hơn nữa Chương Trình VPRP, qua 3 nỗ lực tiến hành song song:


(1) Vận động các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ khác lên tiếng với Ngoại Trưởng Pompeo: Văn thư của 2 TNS Cornyn và Rubio mở đường cho các TNS khác lên tiếng theo để bảo vệ cho quyền lợi của cử tri người Mỹ gốc Việt. BPSOS sẽ tuần tự phối hợp những người đã nộp hồ sơ để vận động các vị TNS theo từng tiểu bang một.


(2) Vận động Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1383: Dự thảo luật này có hẳn một điều khoản kêu gọi Hành Pháp can thiệp cho công dân bị chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam. Tuy điều khoản này chỉ mang tính khuyến cáo chứ không phải luật bắt buộc chấp hành, HR 1383 sẽ mở đường cho Quốc Hội thông qua luật đưa Việt Nam vào chương trình đòi tài sản của Uỷ Hội FCSC.


(3) Đẩy mạnh truyền thông: Hiện nay khoảng 750 hồ sơ đã ghi danh với Chương Trình VPRP. Tuy con số này vượt xa số hồ sơ được Uỷ Hội FCSC đòi Việt Nam bồi thường tài sản trước đây, BPSOS ước lượng số trường hợp người Mỹ gốc Việt bị ảnh hưởng có thể là 50,000 - 100,000, vượt xa tất cả các nhóm dân khác trong lịch sử can thiệp của Uỷ Hội FCSC. Tuy nhiên, hãy còn rất ít người trong hoàn cảnh này biết về Chương Trình VPRP của BPSOS.


Nguồn thông tin


Những ai muốn tìm hiểu thêm thông tin về Chương Trình VPRP, luật ICSA năm 1949 của Hoa Kỳ, hoặc các chỉ dẫn để ghi danh, xin vào trang http://doitaisan.org.


Các câu hỏi chung phần lớn được giải đáp trong phần Hỏi & Đáp ở trang mạng kể trên.
Những ai có câu hỏi riêng, xin liên lạc: taisan@bpsos.org.


*****


Bản dịch tiếng Việt văn thư của TNS John Cornyn và TNS Marco Rubio gửi Ngoại Trưởng Mike Pompeo


Ngày 3 tháng 2, 2020


Ngài Mike Pompeo
Ngoại Trưởng
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, N.W.
Washington, D.C. 20520


Thưa Ngoại Trưởng Pompeo:


Chúng tôi viết để bày tỏ mối quan ngại về việc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không bồi thường thoả đáng cho các công dân Hoa Kỳ mà tài sản ở Việt Nam đã bị chiếm đoạt vô luật bởi chính phủ Việt Nam.


Như Ngài biết, nhiều người Mỹ gốc Việt nguyên thuỷ đến Hoa Kỳ sau khi bị buộc phải chạy thoát sự bách hại bất chính và bạo lực từ nhà nước Việt Nam. Những người Mỹ can trường này đã phải chứng kiến chính quyền đánh cắp và trục lợi từ tài sản riêng của họ.


Năm 1995, chính quyền Việt Nam cung cấp 200 triệu Mỹ Kim để đáp ứng các đòi hỏi bồi thường tài sản của người Mỹ trước ngày 28 tháng 1, 1995, nhưng, bi thảm thay, nhiều người Mỹ gốc Việt đã không nhận được bồi thường khi đất đai của họ bị chiếm đoạt. Để chỉnh sửa sự bất công này, chúng tôi khuyến khich Bộ Ngoại Giao nêu lên với chính phủ Việt Nam việc điều đình một thoả thuận bồi thường thứ hai cho những công dân Hoa Kỳ đã không được bồi thường một cách chính đáng từ thoả thuận năm 1995. Khi Hoa Kỳ nỗ lực để làm sâu đậm thêm quan hệ song phương với nhà nước Việt Nam, chúng ta phải duy trì quyết tâm cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng xuống dốc và bảo đảm công lý cho các nạn nhân của họ.


Cảm ơn sự lãnh đạo và quan tâm của Ngài cho vấn đề quan trọng này, đang ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Việt ở khắp đất nước của chúng ta.


Chân thành,


John Cornyn                  


Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ


Marco Rubio


Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16213)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25467)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16800)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15839)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16373)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15565)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16154)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19270)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18468)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17308)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15685)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15747)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15404)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15421)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17710)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15353)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19835)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19500)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.