Bí thư T.ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có thể bị kỷ luật / Nam Hàn:164 Sinh viên Việt mất tích / Nhật phản đối Ct Tp Hà Nội

10 Tháng Mười Hai 20196:39 SA(Xem: 7721)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ BA 10 DEC 2019


Bí thư T.ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có thể bị kỷ luật / Nam Hàn:164 Sinh viên Việt mất tích / Nhật phản đối Ct Tp Hà Nội


BBC 9/12/2019

image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016


Sự nghiệp chính trị của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đang là câu hỏi sau khi tên ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu ra hôm 9/12.


UBKT Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải vì thời gian làm Phó Thủ tướng đã "có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II".


Thông cáo hôm 9/12 nói đề cập các sai phạm ở dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).


Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II), "gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội".


Vào tháng Tư năm nay, Bộ Công an bắt tạm giam 5 người, trong đó có Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam, để điều tra Dự án TISCO II.


Thông cáo của UBKT Trung ương nêu tên một loạt các nhân vật quan chức bị xác định có sai phạm.


  • Trong đó có tên của hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
  • Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (giai đoạn 2007 - 2016) bị nêu là chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương.
  • Nguyên Thứ trưởng: Lê Dương Quang, Đỗ Hữu Hào cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
  • Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ, cùng với Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ bị nói đã có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu Lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.


Hồi tháng Tư, công an đã bắt tạm giam 5 nhân vật, gồm Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.


Ngoài ra là bị can Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TISCO, Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TISCO và Ngô Sỹ Hán, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO.

Đường quan lộ của ông Hoàng Trung Hải

Sinh năm 1959 ở Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải học Đại học Bách khoa Hà Nội.


image006

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Hoàng Trung Hải có kinh nghiệm lâu năm về công nghiệp ở Việt Nam


Từ 1981 tới 1991, ông công tác tại Nhà máy điện Phả Lại, sau đó trở thành Đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987-1992).


Từ năm 1991 tới 1993, ông là Trưởng phòng Thư ký tổng hợp, sau là Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Công ty Điện lực I Hà Nội.


Ông chuyển sang làm Phó Văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổng hợp, Bộ Năng lượng, và theo học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dublin, Ireland.


Từ 1995 tới 1997, ông làm Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.


Trong thời gian ngắn 1 năm, ông là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp (1997-1998).


Sau đó ông được đưa sang làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ 1998 tới 2000.


Năm 2000, ông trở lại làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.


Tại Đại hội Đảng IX năm 2001, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XI.


Từ 2002 tới 2007 ông là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.


Sự nghiệp của ông lên tới đỉnh cao từ 2007, với vị trí phó thủ tướng liên tục hai nhiệm kỳ.


Tại Đại hội XII năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị, sau đó được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.


++++++++++++++++++++++++++++


164 sinh viên Việt 'biến mất' tại Nam Hàn


Vi Trân


10/12/2019 Thanh Niên Online


Đại học Quốc gia Incheon thông báo có 164 sinh viên Việt học tiếng Hàn tại trường này đã không đến lớp trong 15 ngày qua.


image007

Cổng chào tại Đại học Quốc gia Incheon. Ảnh chụp màn hình The Korea Times


Cảnh sát Hàn Quốc đang tìm kiếm 164 sinh viên Việt theo học tại trường dạy tiếng Hàn thuộc Đại học Quốc gia Incheon sau khi nhận được thông báo ngày 10.12 của nhà trường về việc số sinh viên này vắng mặt, theo tờ The Korea Times.


Theo quy định, nhà trường phải thông báo cho cảnh sát nếu xảy ra trường hợp sinh viên nước ngoài vắng mặt 15 ngày.


Những người biến mất nêu trên nằm trong số 1.900 sinh viên Việt Nam đang theo học khóa tiếng Hàn kéo dài 1 năm tại Đại học Quốc gia Incheon và chương trình học bắt đầu từ 4 tháng trước. 


Cảnh sát cho hay những người này đến Hàn Quốc để học khóa ngắn hạn về ngôn ngữ trước khi tìm kiếm công việc tại nước sở tại./


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Tổ chức JEBO (Nhật): ‘lấy danh dự khẳng định 100%’ Chủ tịch Hà Nội ‘thông tin sai sự thật’


Lê Quân / Vũ Hân / Trần Cường


07/12/2019 Thanh Niên Online


 “Với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật”, JEBO đã “chính thức phản bác” Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung về “thông tin sai sự thật” là JEBO thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch mà không xin phép thành phố.


image008

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi tiếp xúc cử tri chiều 6.12, khi ông phát ngôn JEBO thử nghiệm không xin phép. Ảnh V.H


Phải công bố rõ thông tin vì "trách nhiệm, khí phách, nhân cách của một người Nhật"


Ngay sau phát biểu chiều 6.12 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung về việc Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) tiến hành thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, ngày 7.12, JEBO đã lên tiếng.


Cụ thể, JEBO đã ra thông cáo báo chí “Về việc Tổ chức JEBO Nhật Bản thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin sai sự thật “về việc JEBO tiến hành thử nghiệm công nghệ Nano- Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố” trong khi thực tế là thực hiện theo văn bản Thông báo số 142/TB-VP ngày 9.5.2019 của chính UBND thành phố nêu rõ đồng ý cho phép JEBO thực hiện”.


image010

Hình chụp một đoạn văn bản mà JEBO gửi kèm thông cáo báo chí, các gạch đỏ là do JEBO thực hiện. Ảnh chụp màn hình


“Vừa qua, chúng tôi có nhận được thông tin, tại Hà Nội có thông tin không chính xác liên quan đến JEBO... Chúng tôi chính thức phản bác thông tin sai sự thật nêu trên với đầy đủ tài liệu chứng minh ở dưới đây”, thông cáo của JEBO nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh “với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật, chúng tôi thấy cần công bố rõ thông tin chi tiết, tài liệu bằng chứng liên quan để rộng đường dư luận”.


“Về thông tin JEBO chúng tôi thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, chúng tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai sự thật”, thông cáo nêu.


"Có lẽ lòng tốt của chúng tôi được đặt không đúng chỗ chăng?"


JEBO cho biết, sau khi có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11.4, thực hiện kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, vào ngày 26.4, JEBO đã có buổi làm việc tại Trụ sở UBND thành phố Hà Nội để tham dự cuộc họp do Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng chủ trì.


image012

Tổ chức JEBO Nhật Bản giới thiệu công khai thông tin về công nghệ xử lý Nano - Bioreactor tại hồ Tây. Ảnh Lê Quân


Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Ngoại vụ, Tài nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Văn phòng UBND thành phố; Ban Quản lý dự án công trình cấp nước thoát nước và môi trường, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.


Theo JEBO, sau khi nghe ý kiến của đoàn chuyên gia Nhật Bản và Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng đã kết luận:


“Đồng ý cho đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với JVE thực hiện thí điểm xử lý làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng nguồn tài trợ của bên Nhật Bản (đơn vị tự nguyện thực hiện thí điểm và tài trợ kinh phí thí điểm)”...


image014

Chuyên gia Nhật Bản tắm trên sông Tô Lịch, trong khu xử lý nước bằng Nano - Bioreactor. Ảnh Trần Cường


Gửi kèm một bản sao văn bản này, JEBO đặt câu hỏi “không rõ thông tin đưa ra về việc chúng tôi không xin phép thành phố là căn cứ như thế nào?”, “có lẽ lòng tốt của chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?”


JEBO cũng cho biết, “đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này”, nhưng JEBO “thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại thông tin sai sự thật”, “như kiểu chúng tôi “làm chui” mà không xin phép UBND thành phố”.


Như Thanh Niên đưa tin, chiều 6.12, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giải đáp thắc mắc của cử tri về thái độ của thành phố với việc chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano.


Theo ông Chung, đơn vị Nhật Bản vào thử nghiệm việc xử lý làm sạch sông Tô Lịch đã không hề xin phép thành phố, mà thông qua Công ty cấp thoát nước Hà Nội. “Quá trình làm thì xảy ra câu chuyện có mưa”, dẫn đến vụ lùm xùm Hà Nội xả nước hồ Tây “cuốn trôi” thành quả thử nghiệm, như báo chí đã đưa.


Tuy nhiên, ông Chung “khẳng định với các bác (cử tri) là tôi chịu trách nhiệm về việc này, trước khi xả nước hồ Tây đã thông báo đầy đủ cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Nhật Bản (JEBO), trực tiếp Công ty JVE là anh Tuấn Anh - Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT”.


Sau khi JVE và JEBO đề nghị được thử nghiệm thêm, đích thân ông Chung đã chủ trì một cuộc họp, mời đầy đủ các thành phần vào ngày 29.10 và ra thông báo kết luận ngày 5.11, được “mọi người thống nhất rất cao”.


Để thông báo rõ với cử tri, ông Chung đã đọc nguyên văn thông báo kết luận này, cho biết: “Hà Nội hoan nghênh, khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức cá nhân dùng công nghệ tiên tiến để thực hiện nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn TP.Hà Nội, nhất là trong lĩnh vực môi trường. UBND thành phố đánh giá cao đề xuất thử nghiệm… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tổ chức JEBO và JVE đã không tuân thủ yêu cầu của thành phố”.


Cụ thể, “việc mời các cơ quan báo chí, sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuếch trương công tác thí điểm khi chưa có kết quả thử nghiệm, không phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin, là gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Đề nghị ông Chủ tịch JEBO, JVE và các cá nhân tham gia nghiên cứu nghiêm túc rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của thành phố trong lĩnh vực môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường”.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16397)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25628)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16999)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15975)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16523)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15694)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16376)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16306)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19428)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18643)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17469)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15797)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15905)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15531)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15564)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17852)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15471)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19974)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19645)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.