Tỷ phú VN hiên nay sở hữu 1,6 tỷ đôla / Chứng minh nguồn gốc tài sản không hề khó.

06 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 17050)

Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla

Cập nhật: 06:50 GMT - thứ tư, 5 tháng 3, 2014

image125

Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.

Tính đến tháng Ba năm 2014, ông Vượng sở hữu tổng số tài sản là 1,6 tỷ đôla, cao hơn so với 1,5 tỷ đôla cùng kỳ năm ngoái.

Số tài sản này đưa tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 1.092 trong danh sách của Forbes, thấp hơn so với vị trí thứ 974 hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, trong một năm qua, số tỷ phú thế giới của Forbes cũng đã tăng từ 1.426 đến 1.645 người, đưa tổng giá trị tài sản ròng của danh sách này đạt 6,4 nghìn tỷ đôla, tăng một nghìn tỷ so với năm 2013.

Tỷ phú bất động sản

Hồi tháng Ba năm ngoái, ông Vượng đã trở thành tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.

Hai tháng sau đó, hãng đầu tư danh tiếng Warburg Pincus cho biết sẽ đầu tư 200 triệu đôla vào Vincom Retail - một chi nhánh của Vingroup mà ông Vượng và gia đình chiếm hơn 60% cổ phần. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2013, Vincom Retail đã khánh thành dự án Vincom Mega Mall Royal City - được quảng bá là tổ hợp khu mua sắm và giải trí dưới mặt đất lớn nhất châu Á, với diện tích sử dụng lên đến 230.000 mét vuông.

Với dự án này, Vincom Retail đã trở thành nhà đầu tư bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

image126

Ông Vượng và gia đình sở hữu hơn 60% cổ phần trong Vincom Retail

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.

Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.

Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.

Năm của tỷ phú công nghệ

image127

Bill Gates là người giàu nhất thế giới năm 2014

Trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2014, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia với nhiều tỷ phú nhất, với tổng cộng là 492 người, theo sau đó là châu Âu (468 người) và châu Á (444 người).

Bốn quốc gia lần đầu tiên có tỷ phú lọt vào danh sách của Forbes là Algeria, Lithuania, TanzaniaUganda.

Các tỷ phú công nghệ cũng được nhắc đến nhiều trong danh sách của Forbes năm nay.

Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã vượt qua tỷ phú dầu mỏ của Mexico, ông Carlos Slim, để đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2014, với tổng giá trị tài sản là 76 tỷ đôla, cao hơn so với mức 67 tỷ đôla năm 2013.

Trong khi đó, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú có mức tăng tài sản ròng cao nhất trong danh sách của Forbes một năm qua.

Tài sản của ông đã tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ năm 2013-2014, đạt 28,5 tỷ đôla, nhờ sự nhảy vọt của giá cổ phiếu Facebook.

Jan Koum và Brian Acton, các nhà sáng lập WhatsApp, cũng đã lọt vào danh sách của Forbes, xếp ở vị trí lần lượt là 202 và 551, nhờ thương vụ tổng trị giá 19 tỷ đôla với Facebook./

Chứng minh nguồn gốc tài sản không hề khó

- Muốn chứng minh nguồn gốc hàng chục tỷ đồng để xây biệt thự có chính đáng hay không thì đâu có khó, cái chính là cái tâm có quyết không thôi.

Kê khai tài sản chỉ đến thế

Câu hỏi lớn trong vụ việc của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, trong nhiều câu hỏi khác về các quyết định của ông khi đương chức, là liệu có thể tìm ra nguồn gốc tài sản thông qua việc kê khai. Câu trả lời là "Chưa" nếu căn cứ vào những gì đại diện cơ quan chống tham nhũng cho báo Người Lao động biết trong một bài phỏng vấn hôm 4/3.

image128

Theo nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi ở trong nước và nước ngoài, nhà ở... Ảnh minh họa: Minh Thăng

Trả lời báo Người Lao động ngày 4/3, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra CP nói, đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thì đang chờ phê chuẩn, luật Phòng chống tham nhũng chưa kiểm soát được quà biếu, thu nhập tăng thêm, kê khai tài sản cũng chỉ kiểm soát được thông qua bản tự kê khai...

Hiệu lực thực sự của quy định kê khai và công khai kê khai tài sản đã được đặt câu hỏi từ khi luật Phòng chống tham nhũng ra đời.

Trao đổi với VietNamNet từ năm 2012, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách của UNDP Việt Nam về chống tham nhũng, đã không ngần ngại chỉ ra việc kê khai tài sản ở VN vẫn chỉ ở dạng "đóng và kín".

Nguyên nhân mà chuyên gia này chỉ ra là với tài sản chính thức, việc kê khai chỉ trong nội bộ, không công khai, xong là nằm một chỗ trong tủ hồ sơ, trở thành một văn bản "đóng". Còn với tài sản không chính thức, nếu có kếch xù đến mức ai nấy đều nghi ngờ thì cũng không phải chứng minh nguồn gốc vì trách nhiệm này chưa được luật hóa một cách mạnh mẽ. Chưa kể tình trạng phổ biến là đứng tên vợ con, cho thuê, cho mượn...

Khi vụ việc của ông Trần Văn Truyền nổi lên, trả lời báo Pháp luật TP.HCM, ông Jairo Acuna-Alfaro một lần nữa nhận định sở dĩ xảy ra điều này là do việc kê khai tài sản ở VN chưa được thực hiện một cách bài bản, khó xác định giữa lương và thu nhập, luật pháp vẫn còn để một khoảng trống về kê khai tài sản đối với cán bộ đã về hưu...

Thực tế, khi luật Phòng chống tham nhũng được đưa ra sửa đổi cuối năm 2012, nhiều thay đổi đã được đề xuất như mở rộng đối tượng kê khai tài sản sang cả gia đình, người thân, công khai hơn kết quả kê khai tài sản, coi việc làm giàu bất chính là tội hình sự... nhưng tất cả vẫn dừng lại ở mức đề xuất.

Cái tâm có quyết?

Vậy nếu nguyên nhân nằm ở tính nửa vời của sự công khai, làm thế nào để khắc phục nó? Như độc giả VietNamNet trao đổi sau bài viết Quang minh chính đại thì không có biệt thự quan chức của nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng Trần Đình Huỳnh, giải pháp đơn giản là công khai hết.

Độc giả Lê Lập Công đề nghị công khai mọi thông tin chính thức của nhà nước cũng như của cá nhân, miễn là không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, không phải là chuyện riêng tư của cá nhân, lên các phương tiện truyền thông để mọi người cùng biết. Công khai minh bạch cũng là giải pháp mà các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ liên tục khuyến cáo VN, độc giả Phan Tiến chỉ ra.

Nhưng độc giả Nguyen Thanh đặt câu hỏi: "Phải chăng việc công khai minh bạch tất cả các vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và cuộc sống của dân lại khó đến thế"? Bởi vì, theo độc giả Nguyễn Thái Hưng, sự quang minh chính đại không phải chỉ do mong muốn mà có được. "Phải có một thiết chế để xác lập và kiểm soát nó", độc giả này góp ý.

Từ đó, với vụ việc cụ thể của nguyên Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền, độc giả Nguyễn Nguyên kiến nghị: Muốn làm rõ về biệt thự của ông Truyền thì cứ mở bản kê khai của ông ấy ra xem trong đó kê khai những gì.

"Muốn chứng minh nguồn gốc nhiều chục tỷ đồng để xây biệt thự đó là chính đáng hay không thì đâu có khó, cái chính là có làm thật như nói, nói thực như nghĩ hay không thôi", độc giả này viết. "Ai cũng hô quyết tâm, nhưng điều căn bản và khác biệt là ở chỗ cái tâm có quyết không".

Chung Hoàng

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20003)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18089)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16756)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18108)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16957)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18475)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17250)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17375)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18572)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17689)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24698)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20011)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17267)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18274)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18446)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20247)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17251)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21165)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.