Tỷ phú VN hiên nay sở hữu 1,6 tỷ đôla / Chứng minh nguồn gốc tài sản không hề khó.

06 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 16939)

Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla

Cập nhật: 06:50 GMT - thứ tư, 5 tháng 3, 2014

image125

Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.

Tính đến tháng Ba năm 2014, ông Vượng sở hữu tổng số tài sản là 1,6 tỷ đôla, cao hơn so với 1,5 tỷ đôla cùng kỳ năm ngoái.

Số tài sản này đưa tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 1.092 trong danh sách của Forbes, thấp hơn so với vị trí thứ 974 hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, trong một năm qua, số tỷ phú thế giới của Forbes cũng đã tăng từ 1.426 đến 1.645 người, đưa tổng giá trị tài sản ròng của danh sách này đạt 6,4 nghìn tỷ đôla, tăng một nghìn tỷ so với năm 2013.

Tỷ phú bất động sản

Hồi tháng Ba năm ngoái, ông Vượng đã trở thành tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.

Hai tháng sau đó, hãng đầu tư danh tiếng Warburg Pincus cho biết sẽ đầu tư 200 triệu đôla vào Vincom Retail - một chi nhánh của Vingroup mà ông Vượng và gia đình chiếm hơn 60% cổ phần. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2013, Vincom Retail đã khánh thành dự án Vincom Mega Mall Royal City - được quảng bá là tổ hợp khu mua sắm và giải trí dưới mặt đất lớn nhất châu Á, với diện tích sử dụng lên đến 230.000 mét vuông.

Với dự án này, Vincom Retail đã trở thành nhà đầu tư bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

image126

Ông Vượng và gia đình sở hữu hơn 60% cổ phần trong Vincom Retail

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.

Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.

Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.

Năm của tỷ phú công nghệ

image127

Bill Gates là người giàu nhất thế giới năm 2014

Trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2014, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia với nhiều tỷ phú nhất, với tổng cộng là 492 người, theo sau đó là châu Âu (468 người) và châu Á (444 người).

Bốn quốc gia lần đầu tiên có tỷ phú lọt vào danh sách của Forbes là Algeria, Lithuania, TanzaniaUganda.

Các tỷ phú công nghệ cũng được nhắc đến nhiều trong danh sách của Forbes năm nay.

Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã vượt qua tỷ phú dầu mỏ của Mexico, ông Carlos Slim, để đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2014, với tổng giá trị tài sản là 76 tỷ đôla, cao hơn so với mức 67 tỷ đôla năm 2013.

Trong khi đó, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú có mức tăng tài sản ròng cao nhất trong danh sách của Forbes một năm qua.

Tài sản của ông đã tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ năm 2013-2014, đạt 28,5 tỷ đôla, nhờ sự nhảy vọt của giá cổ phiếu Facebook.

Jan Koum và Brian Acton, các nhà sáng lập WhatsApp, cũng đã lọt vào danh sách của Forbes, xếp ở vị trí lần lượt là 202 và 551, nhờ thương vụ tổng trị giá 19 tỷ đôla với Facebook./

Chứng minh nguồn gốc tài sản không hề khó

- Muốn chứng minh nguồn gốc hàng chục tỷ đồng để xây biệt thự có chính đáng hay không thì đâu có khó, cái chính là cái tâm có quyết không thôi.

Kê khai tài sản chỉ đến thế

Câu hỏi lớn trong vụ việc của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, trong nhiều câu hỏi khác về các quyết định của ông khi đương chức, là liệu có thể tìm ra nguồn gốc tài sản thông qua việc kê khai. Câu trả lời là "Chưa" nếu căn cứ vào những gì đại diện cơ quan chống tham nhũng cho báo Người Lao động biết trong một bài phỏng vấn hôm 4/3.

image128

Theo nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi ở trong nước và nước ngoài, nhà ở... Ảnh minh họa: Minh Thăng

Trả lời báo Người Lao động ngày 4/3, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra CP nói, đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thì đang chờ phê chuẩn, luật Phòng chống tham nhũng chưa kiểm soát được quà biếu, thu nhập tăng thêm, kê khai tài sản cũng chỉ kiểm soát được thông qua bản tự kê khai...

Hiệu lực thực sự của quy định kê khai và công khai kê khai tài sản đã được đặt câu hỏi từ khi luật Phòng chống tham nhũng ra đời.

Trao đổi với VietNamNet từ năm 2012, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách của UNDP Việt Nam về chống tham nhũng, đã không ngần ngại chỉ ra việc kê khai tài sản ở VN vẫn chỉ ở dạng "đóng và kín".

Nguyên nhân mà chuyên gia này chỉ ra là với tài sản chính thức, việc kê khai chỉ trong nội bộ, không công khai, xong là nằm một chỗ trong tủ hồ sơ, trở thành một văn bản "đóng". Còn với tài sản không chính thức, nếu có kếch xù đến mức ai nấy đều nghi ngờ thì cũng không phải chứng minh nguồn gốc vì trách nhiệm này chưa được luật hóa một cách mạnh mẽ. Chưa kể tình trạng phổ biến là đứng tên vợ con, cho thuê, cho mượn...

Khi vụ việc của ông Trần Văn Truyền nổi lên, trả lời báo Pháp luật TP.HCM, ông Jairo Acuna-Alfaro một lần nữa nhận định sở dĩ xảy ra điều này là do việc kê khai tài sản ở VN chưa được thực hiện một cách bài bản, khó xác định giữa lương và thu nhập, luật pháp vẫn còn để một khoảng trống về kê khai tài sản đối với cán bộ đã về hưu...

Thực tế, khi luật Phòng chống tham nhũng được đưa ra sửa đổi cuối năm 2012, nhiều thay đổi đã được đề xuất như mở rộng đối tượng kê khai tài sản sang cả gia đình, người thân, công khai hơn kết quả kê khai tài sản, coi việc làm giàu bất chính là tội hình sự... nhưng tất cả vẫn dừng lại ở mức đề xuất.

Cái tâm có quyết?

Vậy nếu nguyên nhân nằm ở tính nửa vời của sự công khai, làm thế nào để khắc phục nó? Như độc giả VietNamNet trao đổi sau bài viết Quang minh chính đại thì không có biệt thự quan chức của nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng Trần Đình Huỳnh, giải pháp đơn giản là công khai hết.

Độc giả Lê Lập Công đề nghị công khai mọi thông tin chính thức của nhà nước cũng như của cá nhân, miễn là không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, không phải là chuyện riêng tư của cá nhân, lên các phương tiện truyền thông để mọi người cùng biết. Công khai minh bạch cũng là giải pháp mà các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ liên tục khuyến cáo VN, độc giả Phan Tiến chỉ ra.

Nhưng độc giả Nguyen Thanh đặt câu hỏi: "Phải chăng việc công khai minh bạch tất cả các vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và cuộc sống của dân lại khó đến thế"? Bởi vì, theo độc giả Nguyễn Thái Hưng, sự quang minh chính đại không phải chỉ do mong muốn mà có được. "Phải có một thiết chế để xác lập và kiểm soát nó", độc giả này góp ý.

Từ đó, với vụ việc cụ thể của nguyên Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền, độc giả Nguyễn Nguyên kiến nghị: Muốn làm rõ về biệt thự của ông Truyền thì cứ mở bản kê khai của ông ấy ra xem trong đó kê khai những gì.

"Muốn chứng minh nguồn gốc nhiều chục tỷ đồng để xây biệt thự đó là chính đáng hay không thì đâu có khó, cái chính là có làm thật như nói, nói thực như nghĩ hay không thôi", độc giả này viết. "Ai cũng hô quyết tâm, nhưng điều căn bản và khác biệt là ở chỗ cái tâm có quyết không".

Chung Hoàng

29 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1887)