TT Nguyễn Tấn Dũng, ông là ai? Ông hay Ai nắm chắc “ngọn cờ dân chủ”?

13 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 28404)

Nêu dân chủ 'đúng lúc và kịp thời'

BBC- thứ năm, 2 tháng 1, 2014

Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói:

"Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."

"Nhưng khi ông ấy nói rằng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng phải là xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được."

"... Đó là nội dung mà chúng ta mong muốn, còn đặt tên cho nó là gì thì có thể tính sau. Cái tôi cần, là nội dung cốt lõi của nó, chứ đừng mượn ngôn từ bịp bợm để lừa dối nhân dân."

Bình luận về lý do vì sao ông Dũng lại chọn thời điểm này để nhấn mạnh về vấn đề dân chủ, giáo sư Tương Lai cho rằng "muốn được lòng dân, muốn nhân dân tán thành với mình, không có gì hơn là bây giờ phải nói lên sự thật."

"Tôi thấy đã đến lúc đem vấn đề dân chủ gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Đó là nội dung bức xúc nhất mà người dân Việt nam mong muốn. Ai nói được điều này, là đáp ứng được lòng mong mỏi của dân," ông nói.

"Cho nên việc nêu vấn đề dân chủ lúc này là rất đúng lúc và kịp thời."

"Người nào làm được điều đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của dân, dù là x,y,z hay a,b,c cũng không quan trọng."

HuffPost Canada có bài về Thủ tướng VN

BBC - thứ hai, 10 tháng 2, 2014

image025

Phiên bản Canada của báo mạng có uy tín Huffington Post, trong mục Blog, vừa có bài ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng là "động lực" của cải cách ở Việt Nam.

Bài viết tựa đề 'Nguyễn Tấn Dũng: Động lực đằng sau sự chuyển mình của Việt Nam' (Nguyen Tan Dung: Bấm The Driving Force Behind Vietnam's Transformation) của tác giả Daniel D. Veniez được đăng hôm 8/2/2014.

Ông Veniez được giới thiệu là một doanh nhân (entrepreneur).

Bài viết mở đầu bằng nhận định: "Con đường tới cải cách luôn đầy rẫy các chướng ngại vật và bãi mìn" (?). Veniez cho rằng các chỉ trích gia ở phương Tây, những người luôn công kích chính phủ Việt Nam về thay đổi chậm chạp trong hệ thống và khung luật pháp, không có viễn cảnh lịch sử.

Ông khẳng định: "Việt Nam của ngày hôm nay đang vững bước trên con đường trong một giai đoạn chuyển mình lớn lao nhất trong lịch sử".

"Việt Nam đang thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc về cả hệ thống, luật pháp, kinh tế và văn hóa."

Vai trò đầu tàu

Theo doanh nhân Veniez, "trách nhiệm dẫn dắt đất nước trên con đường vô cùng phức tạp này đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Lịch sử sẽ là vị trọng tài cuối cùng về mức độ thành công của ông."

Ông Dũng trong bài viết được cho là đang chèo lái một nghị trình cải cách đầy tham vọng trong bối cảnh quốc gia độc đảng đầy mâu thuẫn.

Tác giả còn đi xa hơn khi so sánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cho rằng giống như ông Đặng, ông thủ tướng Việt Nam đặt trọng tâm vào việc tạo dựng một nước Việt Nam hiện đại, tự tin và thịnh vượng.

Veniez điểm qua các mốc mà ông cho là thành tựu của ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi ông bắt đầu nhậm chức thủ tướng năm 2006, như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người...

"Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh thế khôn ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng."

Doanh nhân Daniel D. Veniez

Bài viết ngắn kết thúc với lập luận: "Các chỉ trích gia của Hà Nội nói tới tiến độ cải cách chậm chạp, tình trạng kiểm duyệt và hệ thống tham nhũng...Nhưng chúng ta cần nghĩ xem Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh tế khôn ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

Bài blog trên Huffington Post Canada là một trong những bài báo mới xuất hiện ca ngợi tài năng và thành tựu của ông thủ tướng Việt Nam.

Hôm 2/2, báo Korea Herald của Hàn Quốc cũng có bài nói ông Dũng đã trở thành "biểu tượng lãnh đạo" ở Châu Á, người đã "đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách".

Tuy nhiên khác với bài trên Korean Herald được một số báo Việt Nam nhanh chóng đăng lại, bài của Daniel Veniez cho tới nay chưa thấy ai nhắc đến, ngay cả trang mạng nguyentandung.org chuyên đăng bài ca ngợi thủ tướng.

Bài viết cũng chưa có phản hồi nào, tính tới trưa thứ Hai 10/2 giờ Hà Nội, và mới có 83 'like' trên Facebook, con số tương đối nhỏ so với các bài đăng trên trang web nổi tiếng này.

Doanh nhân Veniez, chủ tịch công ty DDV Enterprises Ltd., chuyên đầu tư và dịch vụ quản lý, hồi tháng Ba 2013 đã có chuyến thăm Việt Nam, sau đó có bài nói Việt Nam đang trở thành một "con hổ Á châu".

Cùng ngày 8/2, tập đoàn IDG Ventures của con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đã khai trương tiệm đồ ăn nhanh McDonald's đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh./

Thủ tướng Dũng và phép toán thông điệp

Quốc Phương

BBC Việt ngữ

BBC - thứ sáu, 3 tháng 1, 2014 

image025

Thủ tướng Dũng đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình vào năm 2016?

Thủ tướng Việt Nam có thể đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình cho đại hội đảng kế tiếp từ bản thông điệp mới công bố đầu năm 2014, theo ý kiến phân tích từ Việt Nam.

Việc ông Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện với thông điệp có thể là chỉ dấu cho thấy ông đang nóng lòng muốn cải tổ hình ảnh bản thân, 'tạo dấu ấn cá nhân' chuẩn bị cho các bước đi sắp tới, trong lúc 2014 có thể bắt đầu một cuộc 'chạy đua nước rút' quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản, hướng tới Đại hội 12.

Tuy nhiên, bản thông điệp hôm 01/1/2014 thể hiện một số nội dung 'khác lạ' mà có thể đồng thời phản ánh một bước đi thay đổi mang tính bắt buộc về mặt chiến lược và chính sách đối nội trước áp lực trong nước ngày một tăng, vẫn theo các ý kiến.

Trao đổi với BBC hôm 02/1 từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nói với BBC ông tin rằng Thủ tướng Dũng có vi trí tốt hơn so với phần còn lại của bộ tứ lãnh đạo ở Việt Nam, khi đưa ra thông điệp đầu năm.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng ông Thủ tướng là người điều hành công việc hàng ngày của đất nước và ông ấy đưa ra thông điệp là hợp lý nhất so với những nguyên thủ khác. Bởi vì chỉ có ở Việt Nam mới có những nguyên thủ khác,

"Ở các nước có một nguyên thủ mang tính hình thức, chẳng hạn như là tổng thống, chủ tịch, vua chẳng hạn, thì những người ấy cũng không phải là nguyên thủ thực sự và họ cũng không bao giờ đưa ra thông điệp.

"Thường tất cả những người đưa ra thông điệp đầu năm đều là những người điều hành cơ quan hành pháp và hiểu như thế, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra những thông điệp đầu năm, cũng là một thông điệp bình thường, không có gì lạ cả."

Hôm thứ Năm, GS. Tương Lai nói với BBC ông 'vui mừng' vì bản thông điệp của Thủ tướng chứa đựng các yếu tố 'đổi mới' liên quan dân chủ, cải tổ v.v..., tuy nhiên, Tiến sỹ Quang A cho rằng, về thực chất, nội dung của thông điệp là 'không có gì mới'.

Ông cũng cho rằng cần phải giành thời gian theo dõi việc liệu các nội dung của thông điệp có được thực hiện nghiêm túc hay không trên thực tế.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng không có gì là tin mừng cả, bởi vì những chuyện như thế người ta đã nói cả ngàn lần rồi.

"Bây giờ phải xem người ta làm việc ấy hiện nay và trong tháng tới, trong ba tháng tới, trong sáu tháng tới như thế nào, còn nghe những lời 'nhân dân làm chủ' rồi đủ những thứ khác, thì người ta nói nhiều chục năm nay rồi, không có gì là mới cả.

"Từ đầu năm 2014 trở đi bắt đầu một cuộc chạy đua nước rút, chuẩn bị cho Đại hội 12 của Đảng Cộng sản năm 2016, và đó là cuộc chạy đua của không chỉ một người, mà là một số người. Và mỗi người đều có chính kiến, quan điểm, phương pháp, con đường riêng của mình"

TS Phạm Chí Dũng

"Đối với tôi không có gì là mới và cũng chẳng có gì là đáng mừng cả, bởi vì ít ra là tôi đã nghe những cái như thế rất nhiều lần rồi."

'Một sự khởi đầu mới'

Cũng hôm 02/1, từ Sài Gòn, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC ông tin rằng bản thông điệp cho thấy Thủ tướng Dũng đang có sự trở lại trong một chặng đường mới, tái củng cố vị thế chính trị của mình.

Ông nói: "Tôi cảm thấy đây là một bước khởi đầu đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong một giai đoạn mới mà ông Dũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhiều tầng lớp trong đó đặc biệt là tầng lớp trí thức, mà trí thức ở đây không chỉ thuần túy ở trong đảng mà còn đồng thời trí thức ngoài đảng nữa."

"Và hơn nữa, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn nhắm tới sự ủng hộ và sự tranh luận tương đối đa chiều của giới trí thức hải ngoại."

image027-content

Những người Việt tị nạn tại California đốt cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình tuần hành trên đại lộ Bolsa. Ảnh VH

Theo nhà quan sát này, bản thông điệp cũng cho thấy Thủ tướng và các cộng sự làm chính sách đang có một số dấu hiệu thay đổi sách lược mà ít nhất muốn tạo ra một diện mạo mới trước quần chúng 'ít nhất về mặt phát ngôn.'

Tiến sỹ Dũng nói: "Khi đọc thông điệp này, tôi nhận thấy một sự khác lạ, một sự khởi đầu, điều đó có thể dự báo được.

image028

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng liệu có tạo ra chuyển biến thực chất hay không vẫn là một câu hỏi

"Tôi đã nghe trước đây câu chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn làm một điều gì đó để đổi mới, ít nhất để đổi mới gương mặt của chính thể và cũng đồng thời có một sắc thái mới đối với dung mạo, diện mạo của ông, trong con mắt của quần chúng và nhân dân."

"Điều đó dẫn tới thông điệp đầu năm và tôi cho đó là một bước khởi đầu ít nhất về mặt ngôn luận, ít nhất về mặt phát ngôn.

"Thông điệp này theo tôi đáng giá hơn là thông điệp Shangri-la về 'Lòng tin chiến lược' vì thông điệp này ít nhất ghi nhận một số khái niệm mới trong đó có những cụm từ về 'dân chủ' và có liên quan một số vấn đề cụ thể mà trong thời gian vừa rồi đã có dư luận, nhưng chưa thành hình...

"Dường như theo cảm nhận của tôi, từ đầu năm 2014 trở đi bắt đầu một cuộc chạy đua nước rút, chuẩn bị cho Đại hội 12 của Đảng Cộng sản năm 2016, và đó là cuộc chạy đua của không chỉ một người, mà là một số người. Và mỗi người đều có chính kiến, quan điểm, phương pháp, con đường riêng của mình,

"Thành thử là có một sự độc lập tương đối, không nhất thiết bất kỳ vấn đề gì cũng phải đưa ra bàn trong tập thể, mặc dù thông điệp nêu ra, cơ sở của thông điệp là Nghị quyết Đảng."

Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói: "Chắc chắn nó (bản thông điệp) phải có một ý nghĩa và người đưa ra thông điệp cũng muốn giành một ưu thế gì đấy cho bản thân mình với thông điệp của mình.

"Bởi vì nếu thông điệp mang một dấu ấn cá nhân rất mạnh mẽ để có sự ủng hộ của công luận, cái đấy, tôi nghĩ, nguyên thủ quốc gia nào cũng đều có ý định như vậy."

'Thông điệp khác lạ'

Hôm thứ Năm, bà Bấm Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói với BBC bà quan tâm nhiều hơn tới nội dung của bản thông điệp hơn so với việc chính khách lãnh đạo có động cơ nào.

Bà nói: "Không ai dám võ đoán về động cơ, động lực của một người ở vị trí cao cấp như vậy, nhưng điều mà tôi chỉ mong đợi là thông điệp này thể hiện sự nhận thức của nhà nước, của chính phủ, của cá nhân Thủ tướng về các vấn đề phát triển của Việt Nam hiện nay,

"Và thể hiện một mong muốn, cũng như ý chí của Thủ tướng mong muốn có thể thực hiện được những thay đổi. Thế thì vì bất cứ động cơ nào, nhưng nếu tạo được sự thay đổi để cải cách cho Việt Nam phát triển tốt hơn thì tôi cũng đều hoan nghênh."

image029

Bà Phạm Chi Lan cũng hy vọng thông điệp là một cam kết và có sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện

Theo nhà quan sát này, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam có mấy điểm chính cần được lưu ý:

"Tôi nghĩ thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng khác hẳn so với thông điệp của đầu các năm trước. Năm nay, Thủ tướng đề cập đến các vấn đề hết sức căn bản và toàn diện về các vấn đề phát triển của Việt Nam, chứ không chỉ riêng khía cạnh kinh tế."

"Và những vấn đề được đề cập ở trong thông điệp đặc biệt tập trung vào ba chủ đề đó là phát triển dân chủ, cải cách thể chế và phát triển nông nghiệp, thì đều là những vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay."

Về phần mình, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng cho rằng thông điệp của Thủ tướng Việt nam có mấy điểm đáng lưu ý về mặt nội dung.

Ông nói: "Thông điệp lần này mang sắc thái tương đối khác lạ. Nó khác lạ ở chỗ là một nửa của nó là nghị quyết của đảng, của chính phủ, và một nửa còn lại là những sắc tố khác."

Theo TS Dũng, có ba điều có thể ghi nhận trong thông điệp này. Ông nói:

"Thứ nhất là cụm từ đổi mới thể chế, thứ hai là cụm từ xóa độc quyền và thứ ba là một cụm từ khác là 'ngọn cờ dân chủ', chính xác hơn là 'nắm chắc ngọn cờ dân chủ."

"Ngoài ra cũng cần ghi nhận thêm một điều là có một khái niệm 'mới' lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và được đưa vào một thông điệp của một nguyên thủ quốc gia. Đó là khái niệm 'nhà nước kiến tạo phát triển.'

Theo Tiến sỹ Dũng đây là một khái niệm của học giả phương Tây là người Mỹ đã được đưa ra từ năm 1982.

"Thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng khác hẳn so với thông điệp của đầu các năm trước. Năm nay, Thủ tướng đề cập đến các vấn đề hết sức căn bản và toàn diện về các vấn đề phát triển của Việt Nam, chứ không chỉ riêng khía cạnh kinh tế"

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký VCCI

Khái niệm này theo ông đã "đưa ra lý luận về một nhà nước kiến tạo sự phát triển, tạo ra những khung phát triển để trên cơ sở đó các thành tố, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia và phát huy nội lực vào trong sự nghiệp phát triển của đất nước."

'Nhân quyền - nói và làm'

Các ý kiến bình luận cũng quan tâm ở khía cạnh được cho là mới mà Thủ tướng Việt Nam nêu trong thông điệp đầu năm, đó là vấn đề đẩy mạnh và phát huy dân chủ, nhân quyền ở trong nước.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng lưu ý về vấn đề cần xem xét việc thực hiện trên thực tế, tính thống nhất hay không giữa "nói và làm".

Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm: "Vấn đề ở đây là người ta thực tâm nói cùng với tiếng nói của người dân và điều quan trọng nhất là thực hiện, có những giải pháp cụ thể, bước đi cụ thể, chính sách cụ thể để thực hiện cái mà người ta nói trong bản thông điệp và nếu làm được như thế, tôi nghĩ là rất là tốt."

"Và với tình hình như hiện nay, người dân càng ngày càng hiểu được ra, và người dân cũng có thể tìm mọi cách để gây áp lực, để cho người ta phải thực hiện những điều mà người ta đã hứa trong thông điệp chẳng hạn."
image030 

"Nếu Thủ tướng và Chính phủ không thể chỉ đạo sát sườn, giải quyết được những vấn đề quyền con người của người dân, thì thông điệp của ông sẽ trở thành vô nghĩa và mục đích tạo ra sự ảnh hưởng đối với dân chúng trong các tầng lớp trí thức của ông sẽ không đạt được trong những tháng năm tới"

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng đề cập điều mà ông quan ngại và gọi là nền "văn hóa đấm đá" trong xử lý các vấn đề xã hội ở nhiều cấp chính quyền Việt Nam, trong đó có hành xử của công an, an ninh ở các cấp cơ sở và cho rằng thông điệp của Thủ tướng sẽ trở thành vô nghĩa, nếu ông không kiểm soát được nạn bạo hành của các cấp chính quyền địa phương.

Ông nói: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp đầu năm và thông điệp đó liên quan tới nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền bao gồm trong đó cả vấn đề nhân quyền và quyền con người cho người dân, tức là xã hội công dân."

"Ông nhắm tới vấn đề giám sát, kiểm tra và tiếng nói phản biện của người dân, như vậy thì chính là trách nhiệm đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một khi ông đã đưa ra thông điệp này và chắc chắn trách nhiệm đó đồng thời cũng đặt lên vai chính phủ là chính phủ phải có những chỉ đạo sát thực, cụ thể,

"Đồng thời hậu kiểm với các chính quyền địa phương, không để xảy ra tình trạng tự tung, tự tác ở các địa phương trong việc trấn áp, đàn áp nhân quyền, hoặc hành xử đối với những người biểu hiện, biểu đạt nhân quyền, một cách vô lối."

"Nếu Thủ tướng và Chính phủ không thể chỉ đạo sát sườn, giải quyết được những vấn đề quyền con người của người dân, thì thông điệp của ông sẽ trở thành vô nghĩa và mục đích tạo ra sự ảnh hưởng đối với dân chúng trong các tầng lớp trí thức của ông sẽ không đạt được trong những tháng năm tới," Tiến sỹ Dũng đưa ra cảnh báo./

image032-content

Các cựu nữ sinh trường nữ Trung Học Trưng Vương Sàigon trước 1975 trong một cuộc diễn hành nhân dịp Tết Giáp Ngọ 2014 trên đại lộ Bolsa Quận Cam nam Cali. Ảnh VH

image034-content

 

Các cựu nữ sinh trường nữ Trung Học Gia Long Sàigon trước 1975 trong một cuộc diễn hành nhân dịp Tết Giáp Ngọ 2014 trên đại lộ Bolsa Quận Cam nam Cali. Ảnh VH

 

image036-content

 

Các cựu nữ sinh trường nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Sàigon trước 1975 trong một cuộc diễn hành nhân dịp Tết Giáp Ngọ 2014 trên đại lộ Bolsa Quận Cam nam Cali. Ảnh VH

06 Tháng Tám 2014(Xem: 19667)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?
04 Tháng Tám 2014(Xem: 15870)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15881)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15759)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 18159)
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16803)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16041)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17261)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15856)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21479)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15641)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15983)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16589)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15584)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17377)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16329)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15725)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15126)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15185)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17515)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.