Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cuộc chiến vì hòa bình thế giới

08 Tháng Giêng 201911:18 CH(Xem: 10128)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ TƯ 09 JAN 2019


Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cuộc chiến vì hòa bình thế giới


07/01/2019


TTO - 40 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc, đâu đó vẫn còn những thắc mắc như: Liệu có tránh được chiến tranh? Sao không đánh sớm hơn? Sao quân ta ở lại Campuchia lâu thế? Sau khi rút quân khỏi Campuchia thì ta được gì?


image008

Cùng với lực lượng cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh khỏi chế độ độc tài Pol Pot trưa 7-1-1979 - Ảnh: Harish & Julie Mehta


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã dành riêng cho Tuổi Trẻ cuộc phỏng vấn về chủ đề này.


* Xin Thượng tướng đánh giá khái quát thắng lợi của sự kiện ngày 7-1-1979 và cả quá trình chúng ta giúp bạn ở Campuchia?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có nhiều điều để nói về cuộc chiến tranh tự vệ bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khmer đỏ. Và điều quan trọng nhất, cơ bản nhất là cần khẳng định tính chính nghĩa cũng như ý nghĩa to lớn của thắng lợi đối với vận mệnh của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.


Thứ nhất, chúng ta đã bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nhân dân ta trước sự xâm lược và tàn sát dã man của Khmer đỏ.


Thứ hai, ta đã giúp bạn xóa bỏ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước Campuchia.


Thứ ba, ta đã giúp bạn, cùng bạn xây dựng nền hòa bình lâu dài, bền vững ở Campuchia. Campuchia thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Thứ tư, thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị, ngày càng tốt đẹp hơn giữa hai nước láng giềng, trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và luật pháp quốc tế.


Đây là thắng lợi lịch sử, là thành công của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trong bối cảnh hết sức khó khăn.


Đây không chỉ là thắng lợi của sự kiện ngày 7-1-1979, cũng không phải thắng lợi của một chiến dịch mà là thắng lợi của chiến lược trong suốt giai đoạn 10 năm (1979-1989); thậm chí là thắng lợi của cả một hành trình 20 năm, từ 1979 cho đến khi giải giáp Khmer đỏ năm 1998, đất nước Campuchia thực sự có hòa bình.


* Thắng lợi của cả một giai đoạn 20 năm ư, thưa ông?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đúng vậy. Sau ngày 7-1-1979, Khmer đỏ vẫn tồn tại, thành lập liên minh 3 phái, đứng đằng sau là một số nước lớn. Như vậy, ta và lực lượng cách mạng của bạn, không chỉ chống Khmer đỏ mà chống lại cả một liên minh quốc tế chống phá chính quyền non trẻ của Campuchia và chống phá Việt Nam.


Trong bối cảnh đó, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Hành trình của cách mạng không phải là một đường thẳng tắp, nhưng cuối cùng, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu chiến lược một cách rất kiên quyết, rất kiên trì, gan góc, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh.


Đã giải quyết một cách cơ bản hiểm họa, ngăn chặn xâm lược, việc sát hại đồng bào Việt Nam của Khmer đỏ ở biên giới Tây Nam và giúp bạn giải phóng đất nước. Tiếp đó là giúp bạn xây dựng đất nước, ngăn chặn chiến tranh và chế độ diệt chủng của Khmer đỏ quay trở lại.


Ta giúp bạn có hòa bình, giúp Đảng Nhân dân Campuchia xây dựng đất nước từ "cánh đồng chết" để phát triển như ngày hôm nay. Cả một hành trình 20 năm mới đi đến đích.


image009

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: VIỆT DŨNG


Đánh để bảo vệ con dân nước Việt


* Thưa Thượng tướng, chiến tranh luôn kèm theo tổn thất. Liệu có tránh được cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và ở trên đất Campuchia không?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Năm 1975, ta vừa ra khỏi cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không có mong muốn gì hơn là được sống trong hòa bình để xây dựng đất nước.


Nhưng tập đoàn Pol Pốt đã thể hiện ý đồ, tham vọng "đánh tận Sài Gòn, chiếm cả Tây Nam bộ". Chúng đã chuẩn bị cả chục sư đoàn, bố trí dọc tuyến biên giới Tây Nam, tàn sát rất dã man dân thường Việt Nam.


Thông lệ quốc tế, chỉ cần giết một vài người dân nước khác là đã thành chuyện lớn, đằng này Pol Pốt giết cả vạn người dân Việt Nam vô tội.


Trong tình cảnh hiểm nghèo như thế, chúng ta đã làm tất cả để tránh chiến tranh, mong muốn giải quyết vấn đề quan hệ với Campuchia bằng biện pháp hòa bình. Nhưng không còn cách nào khác, vì ngồi im là tự sát.


Phải đánh để bảo vệ dân ta, bảo vệ biên giới nước ta và đây là cuộc chiến chính nghĩa, cuộc chiến bắt buộc.


* Lịch sử cho thấy, ngay từ sau năm 1975, Khmer đỏ đã nhiều lần xâm phạm biên giới, tàn sát nhân dân ta. Vì sao đến 1979 ta mới đánh, như vậy có muộn quá không, thưa Thượng tướng?


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đánh trả, tiêu diệt quân Khmer đỏ xâm phạm biên giới thì ta đã làm. Nhưng để tiến hành một cuộc chiến đến tận sào huyệt của Khmer thì cần hội tụ 2 yếu tố cơ bản.


Một là, ta cần thêm thời gian để cố gắng giải quyết xung đột biên giới Tây Nam bằng biện pháp hòa bình, cố tránh chiến tranh.


Hai là, cần có lời kêu gọi giúp đỡ của lực lượng cách mạng, đại diện chân chính cho nhân dân Campuchia. Khi đó, cuộc chiến của chúng ta ở Campuchia sẽ là hành động nhân đạo, cao cả, chính nghĩa, là thực thi công lí quốc tế.


Thêm nữa, cuối 1978, đầu 1979, hành động quân sự điên cuồng của Khmer đỏ ở biên giới Tây Nam đã đến quy mô, giới hạn không thể không đánh trả. Thực tế, cuộc tiến công lật đổ chế độ diệt chủng, giải phóng nhân dân Campuchia chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.


Cuộc chiến đó không chỉ vì Việt Nam mà còn vì nhân dân Campuchia, vì hòa bình của khu vực và thế giới.


Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH


* Ý nghĩa thắng lợi của sự kiện ngày 7-1-1979 đã rõ ràng. Nhưng vì sao chúng ta lại ở lại Campuchia tận 10 năm?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Sau chiến thắng ngày 7-1-1979, Quân đội Việt Nam đã cùng Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đập tan chính quyền Khmer đỏ, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh và các tỉnh trên toàn cõi Campuchia.


Nhưng lực lượng Khmer đỏ vẫn còn 17 sư đoàn, rút về biên giới giáp Thái Lan, tiếp tục chống phá cách mạng Campuchia, với sự hỗ trợ của một số nước lớn và chư hầu của chúng.


Nguy hiểm hơn, đến năm 1982, với sự thỏa hiệp của một số nước lớn, chúng lập ra Chính phủ liên minh 3 phái gồm: Khmer đỏ, Sơreyka và Mô-ni-na-ka, kêu gọi thành lập liên minh quốc tế chống lại cách mạng Campuchia, thực chất là chống Việt Nam.


Đây không đơn thuần là cuộc đấu tranh quân sự, là vấn đề nội bộ Campuchia, mà thực chất là cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao của liên minh 3 phái, của liên minh phản động quốc tế chống lại cách mạng Campuchia, sâu xa là chống phá Việt Nam.


Lúc đó, chúng ta đứng trước 2 sự lựa chọn. Một là, rút quân về nước, để người Campuchia tự giải quyết với nhau. Nếu vậy, điều gì sẽ xảy ra, khi mà Liên minh 3 phái, nòng cốt là Khmer đỏ vẫn còn rất mạnh?


Nội chiến ở Campuchia lại xảy ra. Khmer đỏ chỉ chờ cơ hội để quay lại cướp chính quyền. Campuchia sẽ lại xảy ra cuộc diệt chủng lần thứ hai, khủng khiếp hơn. Và cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam của Khmer đỏ lần thứ hai là không khó để nhìn thấy.


Như vậy, rút quân đồng nghĩa với việc để cho mọi thành tựu của sự kiện ngày 7-1-1979 với bao xương máu đã đổ ra bị xóa bỏ.


Hai là, tiếp tục ở lại giúp bạn xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố quân đội, hồi sinh đất nước; ngăn cản Khmer đỏ quay lại; ngăn chặn ý đồ một số nước lợi dụng vấn đề Campuchia để chống phá Việt Nam.


Chúng ta lựa chọn phương án 2, để Campuchia có đủ thời gian xây dựng chính quyền cách mạng tương đối vững mạnh, quân đội đủ khả năng tự vệ, bảo vệ chính quyền, nhân dân; đặc biệt là Đảng Nhân dân Campuchia trở thành lực lượng chính trị nòng cốt, lãnh đạo đất nước và Campuchia bước đầu được thế giới thừa nhận; đủ khả năng ngăn chặn sự quay trở lại của Khmer đỏ.


Có cơ sở để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Campuchia với các điều kiện cơ bản: Chấm dứt hoàn toàn nội chiến và bên ngoài cam kết chấm dứt viện trợ quân sự, ủng hộ Khmer đỏ và Liên minh 3 phái. Khi đó, chúng ta sẽ rút hoàn toàn quân tình nguyện về nước.


Thực tế ở Campuchia đã chứng minh một cách sinh động nhận định đó. 10 năm là cần thiết, là sống còn để bảo vệ thành quả cách mạng Campuchia cũng như bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.


* Năm 1989, ta rút hoàn toàn quân tình nguyện về nước; năm 1991, Hiệp định Paris về tái lập hòa bình ở Campuchia được kí kết và Liên Hiệp quốc đưa khoảng 22.000 quân UNTAC vào quản lí Campuchia. Vậy 10 năm sau đó (1989- 1999), những gì đã diễn ra ở Campuchia và quan hệ Việt Nam - Campuchia khi đó như thế nào, thưa ông?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 10 năm sau đó (1989-1999) là 10 năm rất khó khăn. Có thể nói là rất hiểm nghèo đối với Đảng Nhân dân Campuchia, đối với hòa bình ở Campuchia.


Campuchia trải qua nhiều thăng trầm, nhiều lần đối phó với sự chống phá của các phe phái, sự can dự của các nước lớn. Đến năm 1998, Đảng Nhân dân Campuchia giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai, thành lập Chính phủ liên minh do Hun Sen làm Thủ tướng.


Chỉ một thời gian ngắn sau đó, tháng 12-1998, Đảng Nhân dân Campuchia đã giải giáp hoàn toàn lực lượng Khmer đỏ, lúc đó vẫn tồn tại với tư cách một tổ chức chính trị - quân sự, được nước ngoài ngầm hỗ trợ, mà không phải tiến hành bất cứ chiến dịch quân sự nào.


Trong 10 năm đó, quan hệ Việt Nam - Campuchia chuyển sang một giai đoạn mới là quan hệ giữa hai quốc gia độc lập, theo luật pháp quốc tế. Nhưng không có gì có thể ngăn cản được mối quan hệ giữa hai Đảng, hai chính phủ và nhân dân hai nước láng giềng anh em.


Ta giúp bạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong điều kiện bạn khôi phục đất nước bắt đầu từ số không. Giúp bạn đấu tranh chính trị, pháp lí, nghị trường, ngoại giao...


Kết cục là Campuchia đã có hòa bình thực sự, chấm dứt nguy cơ nội chiến; chính phủ mới đưa đất nước chính thức tái hội nhập vào thế giới, đánh dấu bằng sự kiện Campuchia được kết nạp vào ASEAN năm 1999 tại Hà Nội.


Như vậy, sau 20 năm, tính từ 1979, chúng ta đã hoàn thành một cách trọn vẹn mục tiêu chiến lược là: loại trừ hoàn toàn Khmer đỏ, loại trừ các yếu tố chống Việt Nam, đem lại hòa bình và phát triển cho nhân dân Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia nắm chính quyền; thiết lập quan hệ tốt đẹp với các nước, đặc biệt là hai nước láng giềng Việt Nam, Lào.



Những người lính tình nguyện Việt Nam trở về năm 1989, sau 10 năm chiến đấu bảo vệ đất nước bạn. Nhưng quá nhiều đồng đội của họ đã nằm lại nơi đây... Ảnh tư liệu: Tuổi Trẻ


Ta giúp bạn chứ không làm thay


* Có những thời gian, ta hầu như đơn độc trong cuộc chiến này nhưng rồi cuối cùng vẫn thành công. Theo ông, bài học ở đây là gì?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ta đơn độc vì một khi các nước lớn liên minh để chống một nước nào đó thì sẽ đặt đất nước đó vào tình thế vô cùng khó khăn; thậm chí hiểm nghèo. Đến cả Liên Hợp quốc cũng lên tiếng phản đối Việt Nam, thì bất lợi vô cùng.


Những khó khăn của ta ở Campuchia là hậu quả của sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang có nhiều dịch chuyển quan trọng; vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp nhằm mang lại lợi ích cho các nước lớn và một số nước đứng sau Liên minh 3 phái, nòng cốt là Khmer đỏ.


Họ đã bưng bít thông tin về Khmer đỏ, về những gì đang xảy ra ở Campuchia và vu cáo Việt Nam.


Nhưng chúng ta vẫn vượt qua khó khăn, bởi vì ta có tầm nhìn chiến lược, sự kiên trì bền bỉ, khôn khéo biết lúc nào cần đấu tranh chính trị, lúc nào đấu tranh quân sự; ta cũng không đứng trên vị thế người thắng về quân sự để áp đặt về chính trị.


Bài học thứ hai rất quan trọng là ta tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn; giúp bạn chứ không làm thay. Campuchia phải tự lo cho sự nghiệp cách mạng của mình.


Thứ ba, ta có chính nghĩa, được người dân Campuchia ủng hộ và biết ơn. Tội ác Khmer đỏ vô cùng lớn, nó giết hại cả triệu đồng bào nên người dân Campuchia ủng hộ những người giúp họ thoát khỏi nạn diệt chủng của Khmer đỏ.


* Tháng 11-2018, Tòa án Quốc tế đã tuyên bố Khmer đỏ phạm tội ác diệt chủng nhằm vào người Việt Nam và người Hồi giáo Chăm tại Campuchia. Ông có nghĩ đây là một phán quyết lịch sử?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Phán quyết ngày 16-11-2018 của Tòa án quốc tế mang tính pháp lý và công lý quốc tế. Theo tôi thì những gì tòa án phán quyết về tội ác của Khmer đỏ, dù chưa đầy đủ, nhưng cũng thể hiện rõ ràng về một chế độ diệt chủng chưa từng có trong lịch sử.


Đồng thời cũng gián tiếp khẳng định cuộc chiến đấu của Việt Nam là chính nghĩa để tự vệ bảo vệ mình và cứu giúp một dân tộc đang ở bên bờ diệt vong. Cuộc chiến đó không chỉ vì Việt Nam mà còn vì nhân dân Campuchia, vì hòa bình của khu vực và thế giới.


Đối với Campuchia, bao trùm lên tất cả là lòng biết ơn của lãnh đạo chính quyền và người dân Campuchia về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam.


Thực tiễn phát triển của Campuchia và phán quyết của Tòa án Quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của Khmer đỏ đã minh chứng hùng hồn ý nghĩa to lớn của thắng lợi, đối với Campuchia, đối với Việt Nam, cũng như đối với hòa bình của khu vực và thế giới.


Không cần xin lỗi, hãy tri ân


* Sau khi có phán quyết của Tòa án quốc tế, một bài báo nước ngoài đã đặt vấn đề: Phải chăng thế giới còn nợ Việt Nam một lời xin lỗi?


- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi, chúng ta không cần một lời xin lỗi. Nếu có thì hãy tri ân những chiến sĩ Việt Nam hi sinh ở Campuchia, những người đã hoàn thành sứ mệnh cao cả mà đáng lẽ ra cả thế giới phải làm.


Đó là mang lại cuộc sống, đem lại hòa bình, chống diệt chủng, loại trừ những kẻ gây ra tội ác chống lại loài người.


Các nước từng hậu thuẫn Khmer đỏ phải tự nhìn lại mình khi trước đây họ đã ủng hộ một chế độ diệt chủng kinh tởm nhất của nhân loại.


Lời xin lỗi của họ có hay không không quan trọng bằng việc chính những người dân Campuchia ngày nay đã biết ơn, tri ân những hi sinh, đóng góp của Việt Nam cho hòa bình trên đất nước họ.


"Tôi sang Campuchia khá muộn, năm 1984 - năm năm sau ngày 7-1-1979.


Khi đó, thủ đô Phnom Penh vẫn là một thành phố vắng người, hoang tàn và nghèo khó, chưa có một công trình nào được xây dựng lại. Thỉnh thoảng tôi ra làm việc ở khu vực sân bay Pochentong.


Cứ khoảng 10h sáng mỗi ngày có chuyến bay chuyển thương về Việt Nam. Nhiều xe Gaz-66 chở anh em ra sân bay, trên thùng xe xếp những băng ghế để thương binh ngồi.


Tôi thấy 30 anh em, đa số mất một chân vì vướng mìn. Họ bá vai nhau hát hò, cười nói thật vô tư.


Họ sắp được về nhà..."


Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH


 


"Đội quân nhà Phật"


Năm 1993, khi đại tướng Lê Đức Anh với tư cách chủ tịch nước sang thăm Campuchia thì Quốc vương Shihanouk ra đón tận chân cầu thang máy bay.


Tôi nhớ mãi câu nói đầu tiên của Quốc vương Shihanouk: "Tôi xin chào ngài với tư cách một người dẫn đầu đội quân nhà Phật sang cứu giúp đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, chỉ có Việt Nam mới làm được việc đó".


Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tỏ ý muốn đến một nơi không có trong lịch trình, đó là Đài tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam.


Quốc vương Shihanouk nói đài đã bị hư hỏng, đến không tiện, nhưng Chủ tịch nước Lê Đức Anh quả quyết: Dù chỉ còn một hòn gạch tôi cũng phải đến, bởi ở đó là hương hồn của những người lính mà tôi đưa sang đây đã vĩnh viễn nằm lại vì sự hồi sinh của Campuchia.


Khi đoàn đến thăm thì đúng là chỉ còn một bãi đổ nát hoang tàn. Tất cả lùi lại phía sau, một mình Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiến lên thắp hương và nán lại hồi lâu.


Sau này, vua sãi Tep Vong đã đưa "đội quân nhà Phật" vào kinh Phật của Campuchia.


Trong những lần gặp lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Campuchia, vua sãi Tep Vong đều nhắc lại câu "đội quân nhà Phật" để tỏ lòng biết ơn lực lượng quân đội Việt Nam đã sang giúp đỡ đất nước chùa tháp. CHÍ HẠNH
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14905)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14757)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14812)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15852)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18972)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17209)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17757)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17075)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36536)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19397)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 17098)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16536)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16396)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15769)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18250)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19439)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28376)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17993)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16588)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719