Nghị viện California sau bầu cử: Nguyễn đi ra, Diệp bước vào

06 Tháng Mười Hai 20187:08 CH(Xem: 8818)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 07 DEC 2018


Nghị viện California sau bầu cử: Nguyễn đi ra, Diệp bước vào


Bùi Văn Phú


BBC 05/12/2018

image017

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Tyler Diệp tuyên thệ nhận chức dân biểu tiểu bang hôm 3/12 tại thủ phủ Sacramento, California


Trưa ngày thứ Hai 3/12 tại toà nhà Nghị viện tiểu bang California ở thủ phủ Sacramento đã có buổi lễ tuyên thệ nhận chức của 80 dân biểu tiểu bang, vừa đắc cử hay tái đắc cử một nhiệm kỳ mới cho hai năm tới.


Trong số tân dân biểu có Tyler Diệp, 35 tuổi, người của đảng Cộng hoà, nguyên là phó thị trưởng thành phố Westminster, thủ phủ của người Việt ở Quận Cam.


Với chiến thắng của Tyler Diệp, ghế dân biểu tiểu bang của địa hạt này vẫn còn trong tay cộng hoà. Trong khi một dân cử gốc Việt khác là Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn, cũng là người đảng Cộng hòa từ Quận Cam, tái ứng cử nhiệm kỳ hai và đã thất bại trước một ứng viên Dân chủ.


Với sự ra đi của Janet Nguyễn, nay Dân biểu Tyler Diệp là dân cử gốc Việt duy nhất trong lập pháp tiểu bang California cho hai năm tới.


Có mặt để ủng hộ và chung vui, ngoài thân sinh ở bên cạnh tân Dân biểu Tyler Diệp chứng kiến phần tuyên thệ, trong toà nhà lập pháp còn có một phái đoàn khoảng 30 người từ Quận Cam lên, trong đó có cựu Dân biểu Tiểu bang Trần Thái Văn, cũng là người đã hướng dẫn ông Diệp vào chính trường; Giám sát viên Andrew Đỗ, Ủy viên Giáo dục Nguyễn Quốc Lân và Nghị viên Westminster vừa đắc cử Chí Charlie Nguyễn.


Kỳ bầu cử vừa qua, sóng xanh đã bao phủ California. Các quận hạt ở miền Bắc với đông dân là quận hạt và thành phố San Francisco; quận hạt Santa Clara, bao gồm San Jose; và quận hạt Alameda, gồm Oakland là những nơi các ứng viên Dân chủ đều đạt từ 70% đến 80% số phiếu bầu.


Tại Quận Cam, ở miền Nam, nổi tiếng là chiếc nôi của đảng Cộng hòa từ nhiều thập niên, nhưng kỳ bầu cử này các ứng viên Dân chủ cũng đã đánh bại ứng viên Cộng hòa và chiếm hết 5 ghế của khu vực trong quốc hội liên bang. California đã xanh, nay lại xanh hơn.


Trước bầu cử 6/11, đoàn đại biểu California trong Quốc hội có 39 dân biểu dân chủ, 14 Cộng hòa. Sau bầu cử, Dân chủ tăng lên 42, cộng hòa còn 11.


Hai thượng nghị sĩ của California hiện thời cũng là Dân chủ, năm nay bầu lại một và Thượng Nghị sĩ đương nhiệm Dianne Feinstein đã tái đắc cử. Còn Thượng Nghị sĩ da mầu Kamala Harris đang nổi lên và có thể tranh cử tổng thống năm 2020.


Trên bình diện toàn quốc, trước bầu cử 6/11, Hạ viện có 235 dân biểu Cộng hoà, 193 Dân chủ và 7 ghế trống. Thượng viện có 51 nghị sĩ Cộng hoà, 47 Dân chủ và 2 độc lập nhưng thường bỏ phiếu theo phía Dân chủ.


Sau bầu cử, Cộng hòa chiến thắng ở thượng viện, thêm hai ghế và vẫn nắm đa số 53-47. Tại Hạ viện, dân chủ chiếm đa số 234-199.


image018

Bản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú Image caption Phòng họp của hạ viện California trong lúc tuyên thệ nhận chức các dân biểu


Không chỉ những chức vụ dân cử liên bang chuyển từ Cộng hoà sang Dân chủ, mà cả cấp tiểu bang sóng xanh cũng ào tới.


Hạ viện tiểu bang có 55 đại biểu Dân chủ, 25 Cộng hòa trước ngày đi bầu. Sau bầu cử tăng lên 60 Dân chủ, còn lại 20 Cộng hòa.


Vì thế chiến thắng của tân dân biểu Tyler Diệp cho thấy ông được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa và của khối cử tri gốc Việt ở Quận Cam.


Thượng viện với 40 nghị sĩ, kỳ này bầu lại một nửa là những địa hạt số chẵn, tức 20 ghế. Nghị sĩ Janet Nguyễn, ở Địa hạt 34, người đảng Cộng hòa tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, là một trong ba ứng viên Cộng hoà đã bị đối thủ Dân chủ đánh bại.


Trước bầu cử thượng viện có 26 Dân chủ và 14 Cộng hòa. Sau bầu cử dân chủ tăng lên 29, còn lại 11 Cộng hòa.


Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn thua là một sự kiện được nhiều người quan tâm. Ngay sau ngày bầu cử, kết quả sơ khởi cho thấy bà Nguyễn dẫn trước đối thủ hơn chục nghìn phiếu và bà đã ăn mừng. Nhưng khi những lá phiếu sau cùng được đếm vào ngày hôm qua 4/12 thì bà đã thua ứng viên dân chủ Tom Umberg trong khoảng cách xít xao.


Giới quan sát chính trị nhận định là vì bên cạnh tên của Janet Nguyễn có chữ R, tức là người đảng Cộng hòa (Republican) nên khi cử tri Dân chủ trổi dậy họ đã thẳng tay gạt bỏ những ứng viên dính dáng đến Cộng hòa. Vì thế bà thua.


Một lý do nữa khiến bà thua là vì đã tạo ra quá nhiều xung đột trong cộng đồng người Việt ở Quận Cam nên mất phiếu của cử tri gốc Việt, dù rằng phần lớn họ ủng hộ chủ trương của Cộng hoà. Theo một thăm dò trước bầu cử do APIAVote thực hiện thì 64% cử tri gốc Việt ủng hộ những gì Tổng thống Donald Trump đang làm.


Trong quá khứ bà đã có nhiều xung đột với cựu Dân biểu Tiểu bang Trần Thái Văn, là dân cử gốc Việt đầu tiên trong hạ viện tiểu bang qua ba nhiệm kỳ từ 2004 đến 2010.


Kỳ vận động vừa qua, bà tưởng mình là "Queen Bee", theo nhận định của một số nhà quan sát chính trị Quận Cam và quá tin vào chiến thắng cầm chắc trong tay. Nhưng vì bà đã công khai bày tỏ bất đồng ngay cả với dân cử gốc Việt khác, tuy cùng đảng, có người đã từng là bạn, như với Giám sát viên Andrew Đỗ, với Thị trưởng Westminster Trí Tạ cùng Phó Thị trưởng Tyler Diệp, nên nhiều cử tri gốc Việt không tín nhiệm bà.


Địa hạt 34 phần lớn nằm trong Quận Cam và một phần nhỏ nằm gần Los Angeles. Nhưng Janet Nguyễn không hơn đối thủ nhiều phiếu ở Quận Cam, cứ địa của Cộng hoà.


Số phiếu bà đạt được tại đây là 118,125 so với đối thủ được 118,123. Hơn có 2 phiếu.


Khi đếm tất cả phiếu của Địa hạt 34, bao gồm khu vực nằm trong quận hạt Los Angles, ít bảo thủ hơn, nơi Tom Umberg được 55% số phiếu, tổng cộng lại Janet Nguyễn được 131,973 phiếu, Tom Umberg được 135,062. Bà đã thua đối thủ 3,089 phiếu.


image019

Bản quyền hình ảnh FB Tram Nguyen Image caption Trâm Nguyễn là nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên trong lập pháp tiểu bang Massachussetts


Quận Cam có khoảng 60 nghìn cử tri gốc Việt, đa số ủng hộ Cộng hoà, nếu Janet Nguyễn đã không gây ra nhiều đụng chạm với các ứng viên gốc Việt khác, bà đã có cơ hội giữ ghế cho nhiệm kỳ thứ hai.


Như kết quả với Tyler Diệp, người của đảng Cộng hòa, được 83,221 phiếu và đối thủ là Josh Lowenthal, Dân chủ, được 78,080. Hơn nhau 5141 phiếu. Nếu Janet Nguyễn không chỉ trích và chống Tyler Diệp, phần lớn số phiếu đưa ông Tyler đến chiến thắng cũng sẽ ủng hộ bà Nguyễn vì Địa hạt 72 của hạ viện tiểu bang nằm trong Địa hạt 34 của thượng viện.


Nhìn chung, kết quả bầu cử ở Quận Cam thủ phủ của người Việt, ngoài Janet Nguyễn ra đi và Tyler Diệp bước vào lập pháp tiểu bang, trong số 23 ứng cử viên gốc Việt, có nhiều người đạt kết quả ở cấp điạ phương.


Tại Westminster, thành phố có mật độ cư dân gốc Việt cao nhất ở Mỹ là 55%, Thị trưởng Trí Tạ tái đắc cử với 75% số phiếu. Hai ứng viên Tài Đỗ và Chí Charlie Nguyễn về nhất và nhì trong số 13 ứng viên để được vào hội đồng thành phố.


Garden Grove có các nghị viên Thu Hà Nguyễn và Phát Bùi tái đắc cử vào hội đồng thành phố.


Nghị viên Michael Võ tái đắc cử tại thành phố Fountain Valley.


Dina Nguyễn tái đắc cử ủy viên Thủy cục Quận Cam. Andrew Nguyễn đắc cử ủy viên Sở Vệ sinh Thành phố Midway.


Trên vùng Thung lũng Hoa vàng San Jose hầu hết các ứng viên gốc Việt đều thua, kể cả nhiều dân cử đương nhiệm tái tranh cử.


Tuy các ứng viên gốc Việt ở đây ra tranh những chức vụ không cần được đảng đề cử, nhưng vì làn sóng xanh kêu gọi dân ghi danh tham gia bầu cử và người gốc Mỹ Latinh năm nay đã tích cực hơn trước nên nhiều ứng viên Việt bị thua phiếu.


Kỳ bầu cử vừa qua 70.6% cử tri vùng San Jose đã bỏ phiếu, so với bốn năm trước chỉ có 50.18% tham gia bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống.


Kết quả Nghị viên Tâm Nguyễn mất chức, được 9,451 phiếu trong khi đối thủ Maya Esparza được 11,163 phiếu. Hơn nhau 1,712 phiếu. Bốn năm trước ông Tâm thắng bà Maya 206 phiếu.


Hai ủy viên giáo dục đương nhiệm của Khu Học chánh Đại học Cộng đồng San Jose City College/Evergreen là Scott Hưng Phạm và Hương Nguyễn cũng mất chức.


Vân Lan Trương tranh chức nghị viên thành phố Milpitas không thành công.


Khánh Trần tái tranh cử, Bruce Huỳnh ứng cử hội đồng giáo dục Alum Rock và cả hai đã thất bại. Long Nguyễn cũng không vào được hội đồng giáo dục Berryessa.


Thành công ở San Jose có Ủy viên Vân Thị Lê của Khu học chánh Eastside Union tái tranh cử đạt thắng lợi.


Thị trưởng Milpitas Rich Trần cũng được cử tri tín nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai.


Nhìn ra toàn nước Mỹ, với Tyler Diệp, người đảng Cộng hoà, được bầu chọn vào lập pháp California, nhiều nơi khác ứng viên gốc Việt đa số theo đảng Dân chủ cũng đã được tín nhiệm vào quốc hội tiểu bang.


Luật sư Trâm Nguyễn, đảng Dân chủ, ra tranh cử lần đầu và được vào Hạ viện Tiểu bang Massachussetts. Tại tiểu bang này đã có Thượng Nghị sĩ Dean Trần, đảng Cộng hoà, từ vài năm qua.


Quốc hội của tiểu bang Washington có hai dân cử gốc Việt đầu tiên. Joe Nguyễn, đảng Dân chủ, được bầu vào thượng viện, Đơn vị 34 và ủy viên giáo dục Mỹ-Linh Thái, cũng là người đảng Dân chủ, được bầu vào hạ viện, Đơn vị 41.


image020

Bản quyền hình ảnh FB MyLinh Thai Image caption Dân biểu Tiểu bang Washington Mỹ-Linh Thái


Tại vùng Houston đã có Dân biểu Hubert Võ, theo đảng Dân chủ, trong quốc hội tiểu bang Texas từ hơn một thập niên qua.


Tiểu bang Georgia có Bee Nguyễn, đảng Dân chủ, được bầu chọn vào hạ viện từ cuối năm 2017.


Hiện nay, vị dân cử gốc Việt cao cấp nhất tại Hoa Kỳ là Dân biểu liên bang Stephanie Murphy (tức Đặng Thị Ngọc Dung), đảng dân chủ, Đơn vị 7 Florida, vừa tái đắc cử nhiệm kỳ hai.


Kể từ khi Tony Lâm là ứng viên gốc Việt chính thức được bầu chọn vào hội đồng thành phố Westminster năm 1992, trở thành dân cử gốc Việt đầu tiên tại Mỹ, sau hơn phẩn tư thế kỷ qua đã có nhiều người Việt tham gia vào chính trường Hoa Kỳ, nhưng chưa nhiều vì trong nội bộ cộng đồng Việt còn quá nhiều bất đồng, cũng như khối cử tri gốc Việt ở những nơi sống tập trung như Quận Cam, San Jose chưa sử dụng lá phiếu một cách đông đảo để đạt được nhiều hơn những thắng lợi chính trị.


Một số người Việt xem sinh hoạt chính trị như chuyện sống chết nên đã sỉ vả, tấn công đối thủ như kẻ thù không đội trời chung nếu không cùng đảng, không cùng quan điểm. Trong khi đó chuyện tham gia bầu cử, ứng cử hay bày tỏ quan điểm đơn giản chỉ là nếp sống Mỹ. Đồng ý hay phản đối những chính sách hay vai trò của lãnh đạo thường xuyên được thể hiện qua những cuộc bầu cử. Lá phiếu sẽ là tiếng nói sau cùng và quan trọng nhất.


Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do, và là một giảng viên đại học cộng đồng ở California với trên 30 năm dạy học và huấn luyện sư phạm tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14822)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14647)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14726)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15719)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18810)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17128)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17579)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16954)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36395)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19250)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 16944)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16399)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16260)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15631)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18098)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19297)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28234)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17822)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16430)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719