Ký tên kêu gọi người "đốt lò vĩ đại" công khai kê khai tài sản

15 Tháng Năm 20188:09 CH(Xem: 10534)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ TƯ 16 MAY 2018


Kêu gọi TBT Trọng công khai tài sản: Kỳ vọng hay 'phép thử'?


BBC 09/5/ 2018

image048

Bản quyền hình ảnh VGP Image caption Hàng chục người ký tên yêu cầu Tổng bí thư làm gương là người công khai "Bản kê tài sản"


Giới ký tên kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản cùng mục đích nhưng mỗi người một tâm trạng.


Một ngày trước khi Hội nghị Trung ương 7 diễn ra, mạng xã hội bàn luận sôi nổi về lá 'Thư Yêu Cầu Công Khai Bản Kê Khai Tài Sản', do 70 người ký tên yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gương, là người đầu tiên của Đảng công khai bản kê khai tài sản.


Cho đến 5 giờ chiều ngày 8/5 thư đã được 130 người ký, gồm chữ ký của những nhân vật: Nguyễn Trọng Vĩnh - cựu Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Trần Đức Nguyên - cựu tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đào Công Tiến - cựu hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP. HCM, nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai - cựu vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN v.v...


Để tìm hiểu sự việc, hôm 8/5, BBC Tiếng Việt liên lạc với 4 người ký vào lá thư này, gồm đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội; nhà báo tự do Sương Quỳnh, TP HCM; ông Hoàng Dũng, Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm và là thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, TP HCM; nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động, bang California, Mỹ.


Giải thích bối cảnh của lá thư, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói:


"Trước hội nghị Trung Ương 7 sắp khai mạc và có thể sẽ thay đổi một số lãnh đạo, và cũng là vì tổng bí thư đã nhiều lần tuyên bố sẽ chỉnh đốn lại đảng để lấy lại niềm tin nhân dân. Đồng thời cũng ra quyết định 99 [tháng 10/2017] trong đó quy định 'để chống diễn biến thì lãnh đạo và đảng viên phải công khai tài sản trên cổng điện tử báo đảng và dán trước cửa cơ quan'... nhưng cho đến nay thì tham nhũng vẫn tràn lan, chưa thấy đảng viên nào kê khai tài sản, do đó một nhóm đảng viên kỳ cựu cùng một số đảng viên bỏ đảng và trí thức đồng làm thư yêu cầu này."


Một đoạn trong thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng công khai bản kê khai tài sản viết:


"Việc chậm trễ thực thi Quyết định về công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN... Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng đặt ra vấn đề là đang có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giấu diếm khuyết điểm, xa dân, sợ quần chúng, và "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" trong số cán bộ nằm trong diện phải công khai tài sản."


Thư kêu gọi: "Tổng bí thư hãy làm gương là người công khai "Bản kê tài sản" của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên."


Và lập luận: "Việc làm này của tổng bí thư chắc chắn sẽ truyền cảm hứng sâu rộng trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, dẫn đến việc công khai hàng loạt các bản kê tài sản của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các thành viên Chính phủ, Quốc Hội và Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành... "


image049

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông Việt Nam xưng tụng là "người đốt lò vĩ đại"


Liệu có được hồi âm?


Về việc có được hồi đáp, nhà báo tự do Sương Quỳnh phát biểu:


"Thư ký và công bố ngày 6-5-2018, nhưng cho đến nay chưa thấy ông Trọng hồi âm. Thực ra trước giờ chúng tôi kiến nghị nhiều vấn đề rất quan trọng như Biển Đông, luật đất đai và cả sửa đổi hiến pháp nhưng lãnh đạo Việt Nam làm lơ như không biết.


Mục đích của thư yêu cầu này như bất cứ kiến nghị nào trước đây gửi nhà cầm quyền VN đều mong mỏi họ lắng nghe nguyện vọng của người dân, họ phải thay đổi để phát triển đất nước một thành một nước văn minh, công bằng xã hội và tôn trọng hiến pháp cũng như luật pháp của Việt Nam cũng như những ký kết với quốc tế.


Tiếc thay, họ luôn cho chúng tôi là những người 'chống lại họ' nên có vẻ họ không chịu đối thoại với chúng tôi dù chúng tôi đã nhiều lần đề nghị."


Tiến sĩ Hoàng Dũng chua chát:


"Ông Nguyễn Phú Trọng làm sao mà hạ cố trả lời thư của dân đen chúng tôi. Từ trước đến nay, có bao nhiêu là kiến nghị, yêu cầu, thư ngỏ… gửi đến ông, chưa bao giờ thấy ông trả lời. Trừ một lần duy nhất: năm năm trước, trả lời người dân có những góp ý sửa đổi Hiến pháp không đúng như ý của ông, ông quy kết họ là những kẻ "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" và đe doạ "phải xử lý"!


"Tôi có cảm tưởng càng lên cao, cán bộ càng mắc một bệnh nặng và kỳ dị: nói nhiều nhưng điếc đặc."


Đại tá Nguyễn Đăng Quang tỏ bày: "Hội nghị Trung Ương 7 đang họp có thể không có thì giờ để xem thư, nhưng sau khi bế mạc, hy vọng ông Trọng sẽ phản hồi công khai rộng rãi..."


Thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản là rất hiệu quả, bất chấp ông Nguyễn Phú Trọng trả lời hay không: nó cho người dân một phép thử, để biết công việc chống tham nhũng đang diễn ra rầm rộ với cường độ ngày càng tăng thực chất như thế nào.Tiến sĩ Hoàng Dũng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập


Kỳ vọng và hoài nghi


Đặt nhiều kỳ vọng vào người mà ông gọi là 'vị lãnh đạo tối cao nhất của đảng,' ông Nguyễn Đăng Quang nói:


"Ông Trọng từng nói 'cuộc chiến chống tham nhũng rất cam go, phức tạp, như Bác Hồ nói là 'chống giặc nội xâm', khó chống hơn giặc ngoại xâm vì nó đụng đến anh em, đồng chí của chúng ta,' nên tôi nghĩ ông hiểu sự khó khăn của việc tiêu diệt tham nhũng."


"Tôi cho rằng xác xuất là 50/50 ông Trọng sẽ làm gương đi tiên phong công khai hoá tài sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng; cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ v.v..., theo đúng quy định 99.


Ông Trọng mà đã làm gương rồi thì tôi nghĩ sẽ không đảng viên hay ủy viên nào mà dám không làm, và như thế tham nhũng, căn bệnh ung thư đã di căn của Việt Nam biết đâu sẽ như được một loạt hoá trị hay xạ trị chặn lùi lại."


Tiến sĩ Hoàng Dũng hoài nghi:


"Biết đâu đấy. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng đã được xưng tụng là "người đốt lò vĩ đại". Ông công khai tài sản của mình thì cái lò ấy mới là lò thật và ông mới thật sự là người đốt lò. Ông công khai tài sản là có lợi cho chính ông, thúc đẩy việc chống tham nhũng bước đầu (bước đầu thôi) đi vào thực chất. Bằng không? Thì giả sử ông Marx dưới suối vàng ban cho ông đủ sức khỏe, đủ thế và lực để duy trì công việc đốt lò nặng nhọc và nguy hiểm, củi vẫn chất chồng và lò của ông không biết khi nào hết củi."


"Cho nên, thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản là rất hiệu quả, bất chấp ông Nguyễn Phú Trọng trả lời hay không: nó cho người dân một phép thử, để biết công việc chống tham nhũng đang diễn ra rầm rộ với cường độ ngày càng tăng thực chất như thế nào." Ông Dũng kết luận.


image050

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Con trai ông Trịnh Xuân Thanh đã rút đơn kháng cáo về phần tài sản bị kê biên trong vụ án mà ông Thanh bị tuyên án chung thân về tội tham ô


Nhưng xem ra không phải những người cùng ký tên vào lá thư có cùng một tâm trạng.


Nhà báo Tống Văn Công phát biểu:


"Tôi tham gia ký tên vào lá thư này với mục đích gây một phong trào nhân dân đấu tranh chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam.


"Từ năm 2009 trong bài "Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ," tôi đã cảnh báo tham nhũng đang là một hiểm họa của đất nước. So với hồi đó, ngày nay tham nhũng đã tăng lên theo cấp số nhân."


Ông Công phân tích lý do Việt Nam khó có thể dẹp được nạn tham nhũng:


"Ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết không chấp nhận thể chế chính trị với tam quyền phân lập. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,theo điều 4 Hiến pháp là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Đảng đứng trên quyền tư pháp, đứng trên luật pháp thì làm sao ngăn chặn được tham nhũng. Làm sao để đảm bảo các đảng viên kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết bản công khai tài sản trung thực?"


Đảng đứng trên quyền tư pháp, đứng trên luật pháp thì làm sao ngăn chặn được tham nhũng. Làm sao để đảm bảo các đảng viên kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết bản công khai tài sản trung thực?nhà báo Tống Văn Công


Rồi ông nhắc đến một số cáo buộc về sự tham nhũng của phe cánh ông Trọng và nhận định:


"Ông Trọng rất khôn khéo và kín đáo, cho nên nhiều người cứ tưởng ông Trọng là một tổng bí thư rất trong sạch. Lần này [với lá thư] chắc ông ta cũng sẽ có cách phản hồi khôn ngoan. Chúng ta hãy chờ xem."


"Cuộc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng hiện nay khiến ông ta trở thành "vị anh hùng" đối với một số người, nhưng số đông đang đau đáu cho đất nước cũng nhận ra, đó là cảnh phe phái diệt nhau. Có người còn chặc lưỡi: diệt càng nhiều bọn sâu mọt càng tốt! Thực ra, làm sao mà diệt tận gốc được tham nhũng với chế độ độc đảng toàn trị này! Dần dần người dân cũng sẽ nhận ra phải vứt bỏ cái thể chế đó thì mới cứu được đất nước."


Đinh La Thăng khai: " Trên đầu tôi còn 6 cấp cao"; Tòa mất âm thanh 2 lần?