Ninh Thuận xử lý nhóm truyền đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ

06 Tháng Năm 20188:24 CH(Xem: 10171)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ HAI 07 MAY 2018


Ninh Thuận xử lý nhóm truyền đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ


VN gọi Hội Thánh Đức Chúa Trời là tà đạo


05/05/2018


Công an tỉnh Ninh Thuận đang lập hồ sơ xử lý nhóm truyền đạo trái phép Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ.


Ngày 5/5, đại tá Phạm Huyền Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận, cho biết đã chỉ đạo Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm xử lý nghiêm nhóm truyền đạo trái phép Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ xảy ra tại TP Phan Rang - Tháp Chàm.


Theo báo cáo của Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm, nhóm truyền đạo trái phép này do Trần Đình Phú (SN 1991, ngụ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) làm trưởng nhóm cùng một số cộng sự là Nguyễn Thị Kim Tiên (SN 1993, ngụ huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), Lê Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1976, ngụ quận 12, TP.HCM), Phạm Hoài Phương (SN 1993, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).


Nhóm hoạt động trái pháp luật tại tỉnh Ninh Thuận từ tháng 3/2018 đến nay. Phú đã thuê một căn nhà ở đường 21/8, TP Phan Rang - Tháp Chàm làm nơi rao giảng đạo trái phép vào ngày thứ bảy hàng tuần.


image077

Sách truyền đạo của nhóm Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ ở Ninh Thuận.


Theo khai nhận ban đầu của Phú với cơ quan công an, hiện có khoảng 10 người ở Ninh Thuận tham gia vào nhóm.


Nhóm truyền đạo trái phép của Phú đã giao nộp cho công an 13 cuốn sách dùng để rao giảng Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ như: Tai ương sái giang và ân của Đức Chúa Trời; Những người được Đức Chúa Trời gọi; Qúy vị có biết bí mật trong kinh lạy Chúa không?...


Vì sao Việt Nam ‘đánh mạnh’ Hội Thánh của Đức Chúa Trời?


VOA 04/05/2018


image076

Các tín đồ Hội thánh của Đức Chúa Trời ở Việt Nam.


Các nhà hoạt động tôn giáo lý giải khác nhau vì sao gần đây chính quyền Việt Nam ‘đánh mạnh’ các tín đồ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nhưng nhìn chung họ xem đây là một cái cớ để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, tôn giáo, và lái dư luận sang một vấn đề khác nhằm thực hiện ý đồ của chính quyền.


Từ Huế, linh mục Phan Văn Lợi nói với VOA rằng dường như có sự liên hệ giữa việc chính quyền lên án những người theo Hội Thánh của Đức Chúa Trời với việc Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu chủ thuê bao điện thoại di động phải khai báo hình chân dung và thông tin chứng minh nhân dân -- qua đó cho thấy mục đích của Việt Nam là kiểm soát chặt chẽ hoạt động của người dân và tôn giáo.


Linh mục Phan Văn Lợi nói thêm rằng không loại trừ việc chính quyền “dựng ra” câu chuyện như thế để quản lý các nhóm tôn giáo khác, vì nhóm này đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm qua nhưng chưa từng bị lên án mạnh như hiện nay:


“Có thể họ xem Hội Thánh này là một cơ hội, hay biết đâu rằng nhà cầm quyền dựng ra để có cái cớ ép người dân phải ghi tên tuổi và chụp hình khi dùng điện thoại di động. Đây là một biện pháp độc tài mà chúng ta chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc này làm cho người dân Việt Nam lúc này hết sức hoang mang, thậm chí là phẫn nộ. Đây là một ý định thắt chặt sự kiểm soát người.”


Có thể họ xem Hội Thánh này là một cơ hội, hay biết đâu rằng nhà cầm quyền dựng ra để có cái cớ ép người dân phải ghi tên tuổi và chụp hình khi dùng điện thoại di động.


Linh mục Phan Văn Lợi.


Báo VietnamNet nói kẻ xấu sử dụng SIM điện thoại không rõ chủ thuê bao để truyền tà đạo Đức Chúa Trời, khiến cơ quan quản lý khó tìm ra nguồn gốc phát tán.


Truyền thông nhà nước mô tả Hội thánh Đức Chúa Trời là một “tà đạo kinh hoàng như thôi miên”, từ Hải Phòng lan ra khắp nơi như “vòi bạch tuộc”. Ngoài ra, tại nhiều địa phương đang diễn ra nhiều hoạt động khám xét, tịch thu, bắt bớ tín đồ của tổ chức tôn giáo này.


Hôm 3/5, trang Zing.vn cho biết công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, đã bắt một cựu sinh viên và thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến Hội Thánh của Đức Chúa Trời, vì cho rằng người này trồng cần sa tại nhà riêng.


Từ thành phố Hồ Chí Minh, linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách về lĩnh vực truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nói với VOA rằng việc báo chí Việt Nam dồn dập đưa tin lên án Hội Thánh của Đức Chúa Trời nhằm chia rẻ giữa các nhóm tôn giáo với nhau và giữa các nhóm tôn giáo với lương dân:


“Khoảng hai tuần vừa rồi họ làm rộ lên chuyện mà họ gọi là tà đạo, Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, mà tên đúng của họ là Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới. Họ cố tình gieo cho tất cả những người Việt không có tôn giáo sự nhập nhằng giữa đạo Công giáo và Tin Lành và với nhóm mà họ cho là tà đạo. Thực ra họ cũng chẳng đưa ra giáo lý chính thống gì để kết án người ta là tà đạo cả. Việc này tạo ra một dư luận khiến cho nội bộ các tôn giáo cùng với những người lương dân căng thẳng với nhau, kinh biệt, chê bai nhau.”


Họ cố tình gieo cho tất cả những người Việt không có tôn giáo sự nhập nhằng giữa đạo Công giáo và Tin Lành và với nhóm mà họ cho là tà đạo. Thực ra họ cũng chẳng đưa ra giáo lý chính thống gì để kết án người ta là tà đạo cả.


Linh mục Lê Ngọc Thanh.


Theo Linh mục Lê Ngọc Thanh, việc truyền thông trong nước “đánh mạnh” vào Hội Thánh của Đức Chúa Trời gần đây đã khiến không ít người dân hoang mang, thậm chí “gây căng thẳng” trong nội bộ các tôn giáo, và giữa người theo tôn giáo và không có tôn giáo. Vị linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn còn cho rằng đây có thể là một bước “dọn đường dư luận” để tiến tới việc giải tỏa các cơ sở tôn giáo ở khu “đất vàng” Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ và Nhà dòng Thủ Thiêm ở Quận 2.


image078

Nhà thờ Thủ Thiêm, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.


Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Vũ Chiến Thắng, được VOV dẫn lời nói cơ quan này đã nắm được “những biểu hiện tiêu cực mà báo chí phản ánh” về Hội thánh Đức Chúa Trời và cần thời gian để kiểm chứng xem có sự chỉ đạo, điều hành của tổ chức nào không, hay chỉ là hành vi của một số cá nhân trục lợi.


Cơ quan truyền thông nhà nước nói Hội thánh Đức Chúa Trời chỉ núp dưới dạng tuyên truyền giáo lý và kỹ năng mềm nhằm thực hiện mục đích “khiến cho đối tượng không còn lo làm ăn, kinh tế sa sút và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”, “lợi dụng giáo lý để trục lợi” khi buộc các tín đồ phải đóng góp 1/10 thu nhập, có dấu hiệu của mê tín dị đoan, tà đạo.


Một quan chức thuộc phòng Phòng chống phản động và Chống khủng bố, thuộc Công an tỉnh Bắc Giang, được VTC News dẫn lời cho biết đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, ngăn chặn các hoạt động tôn giáo được cho là “trái pháp luật” và “tăng cường công tác nắm tình hình” ở các địa phương.


Trên mạng xã hội cũng xuất hiện phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Linh, một người được gọi là thánh đồ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Hà Nội, thuộc Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, mong muốn xã hội và truyền thông Việt Nam có “cái nhìn thiện cảm” đối với các thành viên và Hội Thánh của Đức Chúa Trời.


Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, ông Nguyễn Văn Hòa, truyền đạo sư của Hội thánh của Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng phản đối các hoạt động tôn giáo cực đoàn như tin đồn và ông nói rằng “người trong hội thánh không hành động như vậy.”