Kho tàng bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội-Hà Nội

15 Tháng Tư 20187:07 CH(Xem: 19950)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ HAI 16 APRIL 2018


 Kho tàng bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội-Hà Nội


15/04/2018


Hơn 100 di tích, hàng chục nghìn di vật được tìm thấy dưới lòng đất khu vực tòa nhà Quốc hội cho thấy nơi đây là một phần quan trọng kinh thành Thăng Long xưa.


image044


Sách Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội do Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (nay là Viện nghiên cứu Kinh thành) và NXB Khoa học Xã hội Hà Nội phát hành. Cuốn sách giới thiệu một phần những di vật, di tích quan trọng được khai quật những năm 2008-2009 tại khu vực tòa nhà Quốc hội hiện nay.


image043


Bản vẽ 3D phục dựng giả định khuôn viên kiến trúc thời Lý ở phía Tây Nam khu di tích Hoàng thành. Những bằng chứng khảo cổ học và kết quả nghiên cứu so sánh cho thấy, khu vực xây tòa nhà Quốc hội hiện nay là một phần di tích quan trọng của kinh thành Thăng Long xưa. Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền móng 48 công trình kiến trúc, 8 giếng nước, 8 di tích hồ nước, 62 mộ táng, cùng hàng chục ngàn di vật.


image045


Ngói ống lợp đầu bờ dài gắn tượng uyên ương. Đây là một di vật từ thời Lý, thế kỷ 11-12.


image046


Đầu tượng linh thú, dùng để trang trí mái kiến trúc thời Đại la, khoảng thế kỷ 8-9


image047


Mảnh lá để trang trí rồng gắn trên ngói úp nóc. Chất liệu gốm men xanh lục, thời Lý, khoảng thế kỷ 11-12.


image048


Ngói úp nóc lớn lợp giữa mái cung điện trên gắn lá đề trang trí hình rồng, được phục nguyên từ những mảnh vỡ tìm thấy tại khu di tích. Chất liệu ngói bằng đất nung, thời Lý, thế kỷ 11-12.


image049


Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương bằng đất nung, thời Trần, thế kỷ 14.


image050


Tượng đầu rồng trang trí mái kiến trúc, được làm với chất liệu gốm men vàng, thời Lê sơ, thế kỷ 15-16.


image051


Tượng đầu rồng trang trí kiến trúc, chất liệu đất nung thời Lê sơ, thế kỷ 15-16.


image052


Bình tỳ bà hoa lam, vẽ khóm trúc và chim chích chòe Việt Nam, thời Lê sơ, thế kỷ 15.


image053


Không chỉ có các di vật của Việt Nam, tại khu vực này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di vật có xuất xứ nước ngoài. Trong ảnh là tượng sư tử men trắng chấm nâu của Trung Quốc, niên đại thời Đại La thế kỷ 8-9.


image054


Hạt chuỗi vòng đeo tay nhựa, xuất xứ Tây Á, thế kỷ 9.


“Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội” do PGS.TS. Bùi Minh Trí (Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh thành) chủ biên. Sách do NXB Khoa học Xã hội Hà Nội phát hành năm 2016.


Cuốn sách dày dặn về nội dung, hình thức đẹp, cho bạn đọc hình dung những di vật, di sản đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa.


Hiện, cuốn sách tham dự hạng mục Sách Đẹp của Giải thưởng Sách Quốc gia Việt Nam lần thứ nhất. Đây là giải thưởng về sách lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với hai hạng mục Sách Hay và Sách Đẹp, tìm ra những cuốn sách tốt ở mọi thể loại sách. Giải thưởng thu hút sự tham gia của hầu hết nhà xuất bản trên cả nước.


Tần Tần


Trích sách "Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội"