Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó

20 Tháng Hai 201811:35 CH(Xem: 10106)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó


Tiến sĩ Trần Công Trục


14/02/18


 (GDVN) - Trung Quốc viện trợ 100 xe tăng, xe bọc thép cho Campuchia là nước cờ phản ứng nhằm tới cả Hoa Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, cho thấy rõ sức mạnh "mềm".


Vào dịp cuối năm 2017, đã có không ít những nhận xét, đánh giá và dự đoán về tình hình Biển Đông sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2018. 


Mặc dù, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận, phân tích, mổ xẻ thông tin dựa trên nhiều sự kiện có liên quan đến tình hình Biển Đông, nhưng về cơ bản dư luận đều có chung một nhận định:


Tình hình Biển Đông trong năm 2018 sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của cuộc cạnh tranh địa- chính trị giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu là ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông. 


Đây là một dự báo đã được kiểm chứng trong lịch sử cũng như hiện tại, qua những gì đã diễn ra dù chỉ trong vòng chưa đầy 3 thánh đầu năm 2018. 


image053

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Chúng tôi xin được tổng hợp thông tin có liên quan đến dự báo đó để cung cấp đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất. 


Ngày áp chót của năm Đinh Dậu, xin tổng kết lại những diễn biến mới của "năm con gà" trên Biển Đông để tìm hiểu xem, năm tới cục diện an ninh khu vực sẽ diễn biến ra sao. 


Cạnh tranh Trung - Mỹ gay gắt hơn


Trong năm 2017, Trung Quốc đã tiếp tục việc xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng quân sự lẫn vả những công trình dân sự trá hình trên Biển Đông.


Đã có tổng diện tích 29 héc ta cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông. 


Các công trình này bao gồm: trạm ra đa cao tần, kho chứa đạn, hầm chứa máy bay và tên lửa, các tòa nhà hành chính, các vị trí neo đậu chiến hạm… trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn thuộc Trường Sa và trên đảo Tri Tôn, đảo Cây và đảo Bắc thuộc Hoàng Sa. 


(Báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ). 


Để nhanh chóng đạt được mục tiêu chiến lược trong cuộc tranh về chấp địa- chính trị với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ này trong năm 2018.


Bắc Kinh đang giữ thế thượng phong ở Biển Đông là một thực tế.


image054

Một góc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa - Việt Nam, nơi Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Nikkei Asia Review.


Còn từ phía Hoa Kỳ, ngày 19/1/2018 tướng James Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược quốc phòng Mỹ chỉ vài ngày trước chuyến công du Indonesia và Việt Nam.


Như vậy là sau đúng 1 năm kể từ khi tỉ phú Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Mỹ mới được định hình. 


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy, cứ bốn năm một lần chính quyền Mỹ xem xét lại chính sách quốc phòng.


Định hướng mới của chính sách quốc phòng dưới thời Tổng thống Donald Trump là “cạnh tranh, răn đe, và chiến thắng” (compete, deter, and win). 


Với ngôn ngữ sắc gọn và thẳng thừng (pithy and blunt), chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ đặt trọng tâm phải ưu tiên chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trước mắt, tăng cường hoạch định chiến lược và hợp đồng tác chiến với đồng minh và đối tác. 


Hoa Kỳ chuyển hướng bố trí lực lượng để tập trung đánh thắng “một cường quốc lớn”, phù hợp với trọng tâm chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.


Chiến lược quốc phòng mới dựa trên mô hình tác chiến toàn cầu để có thể “tiêu diệt, cơ động, và dẻo dai”


Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ năm  xác định 5 thách thức lớn nhất đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ là:


(1) Trung Quốc, (2) Nga, (3) Bắc Triều Tiên, (4) Iran, (5) khủng bố, nhưng Mỹ sẽ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu là hai khu vực được ưu tiên cao nhất, trong khi khoanh lại những bất ổn tại Trung Đông. 


image052

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: CNBC News


Trong khi Mỹ dự kiến sẽ cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc và Nga, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như Châu Âu, có lẽ Trung Quốc mới là đối thủ số một mà Mỹ phải đối phó trong bàn cờ chiến lược mới, nhằm bảo vệ nước Mỹ và để cạnh tranh tại các “vùng xám”. [1] 


Mới nhất, Lầu Năm Góc vừa “lộ” thông tin cân nhắc rút lực lượng thủy quân lục chiến từ Trung Đông về bố trí tại Đông Á để tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.


Như vậy có thể thấy, nếu như Barack Obama nói nhiều về “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương, thì Donald Trump thực sự đang “làm nhiều” để thực hiện việc xoay trục ấy.


Tuy nhiên nguồn lực, đòn bẩy nào thực hiện các chính sách này và khả năng thành công đến đâu, chúng tôi xin phân tích trong bài viết tới.


Việt Nam, Indonesia trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn  


Nếu như ngày 19/1 chiến lược quốc phòng mới của Mỹ mới được công bố và định hình trong mắt dư luận, thì từ 21 đến 23/1 ông James Mattis thăm Indonesia, từ 24-25/1 thăm chính thức Việt Nam.


Tại Indonesia, tướng James Mattis đã chính thức thừa nhận, ủng hộ tên gọi Biển Bắc Natuna.


Tên gọi này được quốc gia vạn đảo đặt cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo Natuna, phía Nam Biển Đông, nhằm trực tiếp bác bỏ cái gọi là "vùng chồng lấn" do đường lưỡi bò Trung Quốc trực tiếp tạo ra.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói:


"Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là một thế giới mà chúng tôi giải quyết các vấn đề mà không làm mất lòng tin, chúng tôi không quân sự hóa các cấu trúc địa lý ở giữa vùng biển quốc tế, chúng tôi không xâm lược các nước khác như trong trường hợp Crimea."


Joseph Felter, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề khu vực đã mô tả cam kết của Mỹ như là một cuộc đánh cược chống lại (các hành vi hung hăng và yêu sách quá đáng của)Trung Quốc.


Tuy nhiên điều đáng nói nhất là ông Joseph Felter thừa nhận, Hoa Kỳ hiện vẫn thiếu những chuẩn bị và bước đi cụ thể để triển khai điều này. [2]


Sang thăm chính thức Việt Nam từ 24 đến 25/1, Bộ trưởng James Mattis thông báo tháng 3/2018 tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng, hai bên cũng trao đổi xung quanh chủ đề bảo vệ an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.


Việc lựa chọn Indonesia và Việt Nam làm điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á ngay sau khi công bố chiến lược quốc phòng mới cho thấy, Mỹ nghiên cứu rất kỹ và đánh giá cao khả năng hợp tác với 2 quốc gia này trên Biển Đông, bên cạnh đối tác truyền thống Singapore.


image055

Khu trục hạm USS Hopper, ảnh: Wikipedia


Trước chuyến thăm, trước khi công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 17/1 Mỹ đã cho tàu khu trục USS Hopper tiến hành một hoạt động đi qua vô hại bên trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough.


Có thể đây là một cử chỉ như muốn tạo niềm tin cho các nước trong khu vực về cam kết của Mỹ về tự do hàng hải Biển Đông.


Trung Quốc xuất chiêu


Và nếu quý bạn đọc để ý, Trung Quốc đã lập tức đi một nước cờ chiến lược ngay sau những động thái này:


Viện trợ cho Campuchia 100 xe tăng, xe bọc thép, cam kết cung cấp các khoản đầu tư và cho vay tài chính hậu hĩnh khác.


Chúng tôi cho rằng, động thái này không còn đơn thuần là hợp tác song phương giữa 2 quốc gia này, mà là một nước cờ được tính toán kĩ, một mũi tên nhằm đến 3 đích:


Một là lôi kéo Campuchia ngày càng sâu vào vòng tay Trung Quốc, tách hẳn ảnh hưởng của Hoa Kỳ; 


Hai là ứng phó với chuyến đi của ông James Mattis đến Indonesia, Việt Nam sau khi có chiến lược quốc phòng mới.


image056


Mục tiêu này nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ trong ASEAN thông qua các quốc gia thành viên thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông bằng “nguyên tắc đồng thuận”;


Ba là, cho New Delhi hiểu rằng, những cử chỉ thân thiện Ấn Độ vừa hướng tới Campuchia để phục vụ chính sách hướng Đông của Thủ tướng Narendra Modi nhằm phối hợp chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa Mỹ mới khởi xướng, sẽ không dễ thực hiện.


Cuối cùng chúng tôi xin lưu ý rằng, có thể xem động thái này như một "lời nhắc nhở" của Trung Quốc đối với chúng ta về cái họ lo ngại rằng "Việt Nam theo Mỹ" để chống lại họ, cho dù chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được công bố rõ ràng, minh bạch từ lâu.


Việc Trung Quốc tác động đến biên giới Tây Nam của chúng ta không phải chưa từng xảy ra. Một khi phía Đông căng thẳng, họ có thể đẩy chúng ta vào thế "lưỡng đầu thọ địch".


Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý để có những ứng xử phù hợp, tránh bị đẩy vào thế kẹt.


Trung Quốc rất giỏi trong việc này, và đặc biệt tiềm lực kinh tế của họ lúc này rất dồi dào để có thể "quyến rũ" một số quốc gia Đông Nam Á.


Đây sẽ là khó khăn không nhỏ đối với Hoa Kỳ, và do đó sức kéo từ 2 cường quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực về phía mình trong năm Mậu Tuất sẽ mạnh hơn khá nhiều so với năm Đinh Dậu.


Nhưng thực chất Mỹ và Trung Quốc sẽ làm gì trong khu vực, trên Biển Đông trong năm tới, chúng tôi xin phân tích ở bài viết tiếp theo để hầu bạn đọc ngày đầu xuân Mậu Tuất.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://caphethubay.net/tac-gia/cau-chuyen-dau-nam-nhin-lai-ban-co-viet-my.html


[2]https://www.washingtonpost.com/news/checkpoint/wp/2018/01/23/secretary-mattis-seeks-ties-with-once-brutal-indonesia-special-forces-unit-with-an-eye-on-china/?utm_term=.62e1b5360b55


Tiến sĩ Trần Công Trục
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18110)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16801)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18155)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17003)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18528)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17301)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17423)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18618)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17733)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24749)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20051)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17306)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18318)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18491)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20263)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17271)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21186)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18056)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.