Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó

20 Tháng Hai 201811:35 CH(Xem: 10098)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó


Tiến sĩ Trần Công Trục


14/02/18


 (GDVN) - Trung Quốc viện trợ 100 xe tăng, xe bọc thép cho Campuchia là nước cờ phản ứng nhằm tới cả Hoa Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, cho thấy rõ sức mạnh "mềm".


Vào dịp cuối năm 2017, đã có không ít những nhận xét, đánh giá và dự đoán về tình hình Biển Đông sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2018. 


Mặc dù, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận, phân tích, mổ xẻ thông tin dựa trên nhiều sự kiện có liên quan đến tình hình Biển Đông, nhưng về cơ bản dư luận đều có chung một nhận định:


Tình hình Biển Đông trong năm 2018 sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của cuộc cạnh tranh địa- chính trị giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu là ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông. 


Đây là một dự báo đã được kiểm chứng trong lịch sử cũng như hiện tại, qua những gì đã diễn ra dù chỉ trong vòng chưa đầy 3 thánh đầu năm 2018. 


image053

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Chúng tôi xin được tổng hợp thông tin có liên quan đến dự báo đó để cung cấp đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất. 


Ngày áp chót của năm Đinh Dậu, xin tổng kết lại những diễn biến mới của "năm con gà" trên Biển Đông để tìm hiểu xem, năm tới cục diện an ninh khu vực sẽ diễn biến ra sao. 


Cạnh tranh Trung - Mỹ gay gắt hơn


Trong năm 2017, Trung Quốc đã tiếp tục việc xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng quân sự lẫn vả những công trình dân sự trá hình trên Biển Đông.


Đã có tổng diện tích 29 héc ta cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông. 


Các công trình này bao gồm: trạm ra đa cao tần, kho chứa đạn, hầm chứa máy bay và tên lửa, các tòa nhà hành chính, các vị trí neo đậu chiến hạm… trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn thuộc Trường Sa và trên đảo Tri Tôn, đảo Cây và đảo Bắc thuộc Hoàng Sa. 


(Báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ). 


Để nhanh chóng đạt được mục tiêu chiến lược trong cuộc tranh về chấp địa- chính trị với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ này trong năm 2018.


Bắc Kinh đang giữ thế thượng phong ở Biển Đông là một thực tế.


image054

Một góc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa - Việt Nam, nơi Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Nikkei Asia Review.


Còn từ phía Hoa Kỳ, ngày 19/1/2018 tướng James Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược quốc phòng Mỹ chỉ vài ngày trước chuyến công du Indonesia và Việt Nam.


Như vậy là sau đúng 1 năm kể từ khi tỉ phú Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Mỹ mới được định hình. 


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy, cứ bốn năm một lần chính quyền Mỹ xem xét lại chính sách quốc phòng.


Định hướng mới của chính sách quốc phòng dưới thời Tổng thống Donald Trump là “cạnh tranh, răn đe, và chiến thắng” (compete, deter, and win). 


Với ngôn ngữ sắc gọn và thẳng thừng (pithy and blunt), chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ đặt trọng tâm phải ưu tiên chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trước mắt, tăng cường hoạch định chiến lược và hợp đồng tác chiến với đồng minh và đối tác. 


Hoa Kỳ chuyển hướng bố trí lực lượng để tập trung đánh thắng “một cường quốc lớn”, phù hợp với trọng tâm chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.


Chiến lược quốc phòng mới dựa trên mô hình tác chiến toàn cầu để có thể “tiêu diệt, cơ động, và dẻo dai”


Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ năm  xác định 5 thách thức lớn nhất đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ là:


(1) Trung Quốc, (2) Nga, (3) Bắc Triều Tiên, (4) Iran, (5) khủng bố, nhưng Mỹ sẽ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu là hai khu vực được ưu tiên cao nhất, trong khi khoanh lại những bất ổn tại Trung Đông. 


image052

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: CNBC News


Trong khi Mỹ dự kiến sẽ cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc và Nga, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như Châu Âu, có lẽ Trung Quốc mới là đối thủ số một mà Mỹ phải đối phó trong bàn cờ chiến lược mới, nhằm bảo vệ nước Mỹ và để cạnh tranh tại các “vùng xám”. [1] 


Mới nhất, Lầu Năm Góc vừa “lộ” thông tin cân nhắc rút lực lượng thủy quân lục chiến từ Trung Đông về bố trí tại Đông Á để tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.


Như vậy có thể thấy, nếu như Barack Obama nói nhiều về “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương, thì Donald Trump thực sự đang “làm nhiều” để thực hiện việc xoay trục ấy.


Tuy nhiên nguồn lực, đòn bẩy nào thực hiện các chính sách này và khả năng thành công đến đâu, chúng tôi xin phân tích trong bài viết tới.


Việt Nam, Indonesia trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn  


Nếu như ngày 19/1 chiến lược quốc phòng mới của Mỹ mới được công bố và định hình trong mắt dư luận, thì từ 21 đến 23/1 ông James Mattis thăm Indonesia, từ 24-25/1 thăm chính thức Việt Nam.


Tại Indonesia, tướng James Mattis đã chính thức thừa nhận, ủng hộ tên gọi Biển Bắc Natuna.


Tên gọi này được quốc gia vạn đảo đặt cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo Natuna, phía Nam Biển Đông, nhằm trực tiếp bác bỏ cái gọi là "vùng chồng lấn" do đường lưỡi bò Trung Quốc trực tiếp tạo ra.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói:


"Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là một thế giới mà chúng tôi giải quyết các vấn đề mà không làm mất lòng tin, chúng tôi không quân sự hóa các cấu trúc địa lý ở giữa vùng biển quốc tế, chúng tôi không xâm lược các nước khác như trong trường hợp Crimea."


Joseph Felter, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề khu vực đã mô tả cam kết của Mỹ như là một cuộc đánh cược chống lại (các hành vi hung hăng và yêu sách quá đáng của)Trung Quốc.


Tuy nhiên điều đáng nói nhất là ông Joseph Felter thừa nhận, Hoa Kỳ hiện vẫn thiếu những chuẩn bị và bước đi cụ thể để triển khai điều này. [2]


Sang thăm chính thức Việt Nam từ 24 đến 25/1, Bộ trưởng James Mattis thông báo tháng 3/2018 tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng, hai bên cũng trao đổi xung quanh chủ đề bảo vệ an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.


Việc lựa chọn Indonesia và Việt Nam làm điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á ngay sau khi công bố chiến lược quốc phòng mới cho thấy, Mỹ nghiên cứu rất kỹ và đánh giá cao khả năng hợp tác với 2 quốc gia này trên Biển Đông, bên cạnh đối tác truyền thống Singapore.


image055

Khu trục hạm USS Hopper, ảnh: Wikipedia


Trước chuyến thăm, trước khi công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 17/1 Mỹ đã cho tàu khu trục USS Hopper tiến hành một hoạt động đi qua vô hại bên trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough.


Có thể đây là một cử chỉ như muốn tạo niềm tin cho các nước trong khu vực về cam kết của Mỹ về tự do hàng hải Biển Đông.


Trung Quốc xuất chiêu


Và nếu quý bạn đọc để ý, Trung Quốc đã lập tức đi một nước cờ chiến lược ngay sau những động thái này:


Viện trợ cho Campuchia 100 xe tăng, xe bọc thép, cam kết cung cấp các khoản đầu tư và cho vay tài chính hậu hĩnh khác.


Chúng tôi cho rằng, động thái này không còn đơn thuần là hợp tác song phương giữa 2 quốc gia này, mà là một nước cờ được tính toán kĩ, một mũi tên nhằm đến 3 đích:


Một là lôi kéo Campuchia ngày càng sâu vào vòng tay Trung Quốc, tách hẳn ảnh hưởng của Hoa Kỳ; 


Hai là ứng phó với chuyến đi của ông James Mattis đến Indonesia, Việt Nam sau khi có chiến lược quốc phòng mới.


image056


Mục tiêu này nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ trong ASEAN thông qua các quốc gia thành viên thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông bằng “nguyên tắc đồng thuận”;


Ba là, cho New Delhi hiểu rằng, những cử chỉ thân thiện Ấn Độ vừa hướng tới Campuchia để phục vụ chính sách hướng Đông của Thủ tướng Narendra Modi nhằm phối hợp chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa Mỹ mới khởi xướng, sẽ không dễ thực hiện.


Cuối cùng chúng tôi xin lưu ý rằng, có thể xem động thái này như một "lời nhắc nhở" của Trung Quốc đối với chúng ta về cái họ lo ngại rằng "Việt Nam theo Mỹ" để chống lại họ, cho dù chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được công bố rõ ràng, minh bạch từ lâu.


Việc Trung Quốc tác động đến biên giới Tây Nam của chúng ta không phải chưa từng xảy ra. Một khi phía Đông căng thẳng, họ có thể đẩy chúng ta vào thế "lưỡng đầu thọ địch".


Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý để có những ứng xử phù hợp, tránh bị đẩy vào thế kẹt.


Trung Quốc rất giỏi trong việc này, và đặc biệt tiềm lực kinh tế của họ lúc này rất dồi dào để có thể "quyến rũ" một số quốc gia Đông Nam Á.


Đây sẽ là khó khăn không nhỏ đối với Hoa Kỳ, và do đó sức kéo từ 2 cường quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực về phía mình trong năm Mậu Tuất sẽ mạnh hơn khá nhiều so với năm Đinh Dậu.


Nhưng thực chất Mỹ và Trung Quốc sẽ làm gì trong khu vực, trên Biển Đông trong năm tới, chúng tôi xin phân tích ở bài viết tiếp theo để hầu bạn đọc ngày đầu xuân Mậu Tuất.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://caphethubay.net/tac-gia/cau-chuyen-dau-nam-nhin-lai-ban-co-viet-my.html


[2]https://www.washingtonpost.com/news/checkpoint/wp/2018/01/23/secretary-mattis-seeks-ties-with-once-brutal-indonesia-special-forces-unit-with-an-eye-on-china/?utm_term=.62e1b5360b55


Tiến sĩ Trần Công Trục
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15790)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23513)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14925)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15272)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17737)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15552)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22624)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14627)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14666)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15344)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17441)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19013)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20038)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.