McCain: 'Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề'

14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 21538)

VOA Thứ Tư, 09/10/2013

image020

Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.

09.10.2013

Chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đẩy lùi được quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1975 là do Việt Nam sẵn sàng bất chấp tổn thất thương vong nặng nề, theo đánh giá của một chính trị gia Mỹ nổi tiếng từng tham chiến tại Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal hôm 6/10, hai ngày sau khi hay tin Tướng Giáp từ trần, Thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ, nguyên là một tù binh trong cuộc chiến Việt Nam, đặt vấn đề về phương diện đạo đức trong chiến thuật chiến tranh của Việt Nam vốn được Tướng Giáp vận dụng với một ‘quyết tâm sắt đá’.

Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’, nhưng ông McCain khẳng định Tướng Giáp thắng Mỹ trong chiến tranh chứ chưa từng thắng quân lực Hoa Kỳ trong trận đánh.

Người từng gặp Tướng Giáp hai lần trong cuộc chiến lẫn trong thời bình nhận xét vị Tướng được mệnh danh là ‘Napoleon đỏ’ là một bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông xuất phát từ nhiều thứ khác.

Vẫn theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.

Ông McCain, cựu phi công từng bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh, nói để đánh bại quân thù, vị Tướng quá cố sẵn sàng chấp nhận những tổn thất to lớn và sự tàn phá gần như hoàn toàn đất nước của mình.

Ông McCain nói dù khó thể bênh vực chiến lược đó về phương diện đạo đức, nhưng không thể phủ nhận sự thành công nó mang lại.

Ông McCain nhấn mạnh quân đội Hoa Kỳ không hề thua quân đội Bắc Việt trong một trận đánh, nhưng thất bại trong chiến tranh. Ông nói chính đất nước, chứ không phải lực lượng quân đội, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Theo ông McCain, Tướng Giáp hiểu rất rõ điều đó, nhưng người Mỹ lúc bấy giờ thì không. Người Mỹ đã tỏ ra ngán ngẩm với cảnh giết chóc tang thương sớm hơn người Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John McCain từng bị quân đội Bắc Việt giam cầm làm tù binh chiến tranh trong 5 năm rưỡi. Sau cuộc chiến, ông là một trong những chính trị gia đi đầu trong việc cổ súy bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Nguồn: Wall Street Journal, AFP

 

VOA Thứ Tư, 09/10/2013

Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp

image021

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia ở Hà Nội (hình chụp ngày 16/3/2004)

 

Sau cái chết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều nhà bình luận nhắc tới ông như là vị tướng đã đánh bại lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, một quan điểm phổ biến nhưng sai lầm, ít nhất khi hiểu theo khía cạnh quân sự. Đó là nhận xét của một Giáo sư Mỹ có tiếng, nguyên là đại úy bộ binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên The Washington Times mới đây, Giáo sư Robert Turner thuộc Đại học Virginia viết rằng Tướng Giáp đánh bại quân đội Pháp năm 1954 và có công trong chiến thắng năm 1975, nhưng xuyên suốt cuộc chiến, lực lượng của Tướng Giáp chưa từng thắng một trận đánh lớn nào trước quân đội Hoa Kỳ.

Giáo sư Turner nói Mỹ bị thất bại không phải trước lực lượng cộng sản Bắc Việt của Tướng Giáp mà trước Quốc hội Hoa Kỳ thời bấy giờ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lạc.

Theo Giáo sư Turner, công bằng mà nói, Tướng Giáp đáng được ghi công trong cuộc chiến chính trị đã dẫn tới phong trào phản chiến rầm rộ tại Mỹ thời bấy giờ, khiến Quốc hội Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho các hoạt động tác chiến của lực lượng Mỹ tại Việt Nam.

Ông cũng nhắc lại các tổn thất nặng nề của lực lượng Bắc Việt trong trận đánh Tết Mậu Thân, với hàng loạt các cuộc tấn công vào hơn 100 tỉnh-thành khắp miền Nam vào cuối tháng giêng năm 1968.

Ông Turner nói sau trận đánh, tổn thất của quân đội cộng sản so với quân đội miền Nam Việt Nam và lực lượng Mỹ đồng minh cao hơn gấp chục lần. 

Giáo sư Turner nói khi chúng ta hồi tưởng nhân sự ra đi của Tướng Giáp, chúng ta cũng nên nhớ lại các hậu quả từ quyết định của Quốc hội Mỹ lúc đó, bỏ lại sau lưng các cam kết lịch sử và bật đèn xanh cho phe cộng sản lấn chiếm sang miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia. Trong số các hậu quả này, vẫn theo Giáo sư Turner, phải kể đến số người thiệt mạng ở khu vực Đông Dương trong 3 năm ‘giải phóng’ cao hơn số người chết trong 14 năm chiến tranh trước đó.

Giáo sư Luật Robert F. Turner có hai bằng Tiến sĩ từ Đại học Luật Virginia, giảng dạy về Chiến tranh Việt Nam. Ông là tác giả nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản, trong đó có cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng Anh ngữ viết về “Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam”.

Nguồn: Robert F. Turner, The Washington Times

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp

image022

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Pháp Jean-Claude Pomonti tại Hà Nội, tháng 04/2004..

Nicolas Cornet

Minh Anh RFI

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại nhiều thương tiếc trong lòng người dân Việt Nam lẫn giới nghiên cứu tại phương Tây. Đối với ba tờ báo lớn của Pháp sáng thứ Hai 07/10/2013 - Le Monde, Libération và L’Humanité - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như một chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ XX.

Chính ông là người duy nhất đánh bại Pháp và dám đối đầu với Mỹ, điển hình qua chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng 30/04/1975. Một chiến lược gia mà đến ngay cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể.

« Ngọn núi lửa dưới lớp băng »

Nhật báo Công giáo La Croix, dành một góc nhỏ trên mục Thế giới để thông báo « Việt Nam để quốc tang tướng Giáp ». Ngoài tít lớn trên trang nhất « Thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam », nhật báo cộng sản L’Humanité dành hẳn 4 trang phụ san để nhắc lại những hồi tưởng của Alain Ruscio - sử gia kiêm cựu thông tín viên L’Humanité trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam trong bài viết « Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò ưu tú của Bác Hồ ». Tờ báo còn đăng lại bài phỏng vấn của đặc phái viên Dominique Bari - thực hiện vào ngày 05/04/2004 năm mươi năm sau trận chiến Điện Biên Phủ qua hàng tựa « Tôi là một đại tướng cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh ».

Những cuộc tiếp xúc với các ký giả phương Tây đã để lại trong họ những ấn tượng sâu đậm cho thấy ông không phải là một chiến thuật gia khô khan như ta tưởng, ông cũng có chút lãng mạn như bao con người khác, cũng thích thơ phú, văn chương ; thích các tác giả Mỹ nhất là các nhà văn Pháp như La Fontaine, Anatole France, Voltaire, Romain Rolland, theo như nhận xét của tác giả Daniel Roussel, cựu phóng viên thường trực của L’Humanité tại Việt Nam, trong bài viết « Giáp, người không khuất phục, yêu thích từ Voltaire đến Romain Rolland ».

Tác giả nhớ lại, đàng sau tính cách uy quyền tự nhiên đó, ông là một con người rất thoải mái, nhã nhặn, hay cười, quan tâm đến người khác, rất mô phạm nhưng cũng rất nhiệt tình.

Trong con mắt của người Pháp, Đại tướng như là « một ngọn núi lửa dưới lớp băng tuyết », theo như hàng tựa nhận định của báo Le Monde. Tờ báo cho đăng lại bài viết này do tác giả Jean Lacouture thực hiện cho báo Le Monde ấn bản ngày 05/12/1952.

Võ Nguyên Giáp, trận chiến cuối cùng

Còn đối với tác giả Jean-Claude Pomonti, trong bài nhận định sâu sắc « Võ Nguyên Giáp : Đại tướng Việt Nam, người dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn năm 1975 », những chiến công lẫy lừng đó đã làm nổi bật các phẩm chất ngoại hạng của một nhà cầm quân đó là: uy tín lãnh đạo và tài điều động hậu cần-chiến lược ngoài tầm cỡ. Những thành công không thể nào chối cãi được này, đưa tướng Giáp vào hàng ngũ những nhà chiến lược lớn của Việt Nam, những người đã chặn đứng thành công các cuộc xâm lược phía Nam của các triều đại Trung Quốc.

Về phẩm chất đầu tiên, tác giả thuật lại, khi còn đi dạy tại trường Trung học Thăng Long, các học trò đã đặt cho ông biệt danh là « Đại tướng » và thường hay gọi ông là « Napoléon ». Bởi một lẽ rất đơn giản là vì, ngoài sự ngưỡng mộ mà ông dành cho các bậc tiền nhân trong lịch sử, ông còn nghiên cứu rất kỹ về các chiến dịch của Napoléon.

Các bậc tiền nhân nuôi dạy ông nghệ thuật sử dụng địa bàn, dựa vào địa thế núi non, cách đảm bảo hậu phương, và cách dụ dỗ đối thủ vào bẫy. Nhưng với Napoléon, điều mà ông tâm đắc nhất chính là « hiệu quả bất ngờ » : Yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 và Sài Gòn năm 1975.

Nói về tài hậu cần, tác giả nhớ lại có lần Tướng Giáp nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Napoléon : « Chỗ nào có con dê đi qua được, ở đó con người cũng có thể đi được. Chỗ nào một người đi được, ở đó một tiểu đoàn cũng có thể đi được ». Và trận chiến Điện Biên Phủ là một minh chứng điển hình cho tài điều binh khiển tướng, huy động nhân tài-vật lực của ông.

Thế nhưng, chiến lược ngạc nhiên nhất mà Đại tướng đã thực hiện trong suốt những năm 1960, đó chính là « đường mòn Hồ Chí Minh » nhằm vận chuyển binh sĩ, khí tài và lương thực dẫn đến chiến thắng lịch sử 1975. Con đường huyết mạch của Cộng sản mà Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu thời gian, tiền tài và nhân lực nhưng vẫn không tài nào bẻ gãy được.

Số phận như Nguyễn Trãi !

Tài năng luôn đi kèm theo sự đố kỵ. Pomonti cho rằng chiến thắng năm 1975 đã khiến ông bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo cũng như bao chiến lược gia lỗi lạc khác của Việt Nam, bị cho quá xuất sắc và có quá nhiều ảnh hưởng nếu không muốn nói là quá nguy hiểm.

Tác giả so sánh trường hợp của Đại tướng với nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi thế kỷ XV, một nhà nho uyên bác và cũng là một vị tướng tài giỏi, bị kết án lưu đày để không thể nào gây ảnh hưởng lên hoàng đế của mình là Lê Lợi.

Kể từ năm 1976, tướng Giáp lần lượt mất các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (1976), Bộ trưởng Quốc phòng (1980), Ủy viên Bộ Chính trị (1982), Ủy viên Trung ương Đảng và phó thủ tướng phụ trách kinh tế (1996). Dù không còn được trọng dụng như trước, nhưng Đại tướng vẫn rất tỉnh táo, biết chọn thời điểm để rồi thỉnh thoảng đưa ra những quan điểm của mình, mà ví dụ minh chứng là ông đã công khai phản đối vụ khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của tập đoàn Trung Quốc Chinalco vào năm 2009. Theo Đại tướng, đây là một « sai lầm to lớn ».

Có thể nói, cho đến giờ phút đó, ông cũng đã chứng tỏ « chưa bao giờ Đại tướng buông vũ khí ». Đối với ông, đó cũng có thể là một « trận chiến cuối cùng » như hàng tựa nhận định trên tờ Libération./

 

Hình ảnh về Tướng Giáp

image019

Tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. (hình chụp ngày 4/5/1984).

 

image023

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

 

image024

Hai phụ nữ bật khóc sau khi đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 6/10/2013.

 

image025

Một người đàn ông cầu nguyện trước tư gia của Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 5/10/2013 .

 

image026

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

 

image027

Tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật chính chỉ huy hai cuộc Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và Việt Nam (1960–1975).

 

image028

Hàng ngàn người mang theo hình ảnh, hoa, nhang đèn xếp hàng dài nhiều km đến cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 6/10/2013.

 

image021

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia ở Hà Nội (hình chụp ngày 16/3/2004)


image029

Trong nhiều năm, dù ít xuất hiện trước công chúng, nhưng nhiều nhà lãnh đạo thế giới đều tìm gặp Tướng Giáp mỗi khi tới thăm Việt Nam

 

image030

Chân dung Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại một cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/8/2011.

 

image031

Tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện ở Hà Nội. (tháng 9/2010)

 

image032

Nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow và Tướng Giáp.

Hình ảnh về Tướng Giáp

image033

Hai ông Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 1950).

Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp

image034

Nữ phóng viên Catherine Karnow và Tướng Giáp.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

VOA 08.10.2013

Trước tin Tướng Giáp từ trần, nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow nói với VOA Việt Ngữ rằng bà cảm thấy buồn như mất đi một người bạn của gia đình dù biết rằng ngày này sẽ tới vì Tướng Giáp đã nằm viện nhiều năm qua.

Bà Karnow là nhiếp ảnh gia nước ngoài duy nhất được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lịch sử về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ hơn 20 năm trước.

Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự kiên cường, nỗ lực, sự thông minh cũng như trí tuệ tuyệt vời của ông...

Nữ phóng viên ảnh Catherine Karnow.

Bà cũng là con gái của nhà báo và sử gia nổi tiếng Stanley Karnow, tác giả cuốn sách về Việt Nam có tựa là ‘Vietnam: A history’ (Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử).

Nữ phóng viên ảnh cho VOA Việt Ngữ biết những ấn tượng của mình về Tướng Giáp.

“Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự kiên cường, nỗ lực, sự thông minh cũng như trí tuệ tuyệt vời của ông. Khi tôi gặp ông ấy, tôi thực sự cảm thấy mình đang đứng trước một con người kiệt xuất. Tôi có thể cảm nhận được sự thông tuệ của ông ấy trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Ông ấy là người lịch sự, luôn tôn trọng và quan tâm tới người khác”.

Bà Karnow cho biết bà nghĩ cha mình cũng ngưỡng mộ sự can trường và trí tuệ của Tướng Giáp.

Trong cuốn sách ‘Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử’, ông Stanley Karnow viết: "Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sĩ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là ‘núi lửa phủ băng’.

Chính cha bà Karnow đã giới thiệu bà với Tướng giáp và cơ duyên bắt đầu từ đó.

“Nhiều năm qua, tôi ngày càng trở nên thân thiết hơn với gia đình Tướng Giáp. Thoạt đầu, cha tôi giới thiệu tôi với Tướng Giáp hồi năm 1990 khi ông phỏng vấn Tướng Giáp cho một bài viết để đăng trên trang nhất tờ The New York Times. Và rồi khi tôi tới Việt Nam một vài tháng sau đó, tôi được mời chụp ảnh chân dung ông. Dù thoạt đầu tôi được cha tôi giới thiệu, tôi đã giành được cảm tình của gia đình Tướng Giáp. Tôi tin rằng họ thích các bức ảnh của tôi, và họ ngày càng tôn trọng tôi trong tư cách một nhiếp ảnh gia. Mỗi lần tôi trở lại Việt Nam, tôi luôn dành thời gian nhất định để tới thăm gia đình Tướng Giáp, chụp chân dung ông không những để phục vụ cho công việc của tôi mà còn dành tặng gia đình ông. Trong nhiều năm qua, các bức ảnh tôi chụp ông trở thành các bức chân dung chính thức của ông”.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tướng giáp đó là khi chúng tôi tới một khu rừng ở Mường Phăng và tới một lán nhỏ nơi ông hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi thứ trông y như xưa...

Bà Catherine Karnow.

Bà Karnow kể lại, năm 1994, khi bà tới thăm Tướng Giáp, ông đã mời bà cùng đi Điện Biên Phủ với ông.

Theo nữ phóng viên ảnh này, ông Giáp không lên đó theo kế hoạch, mà bí mật đi trước một tuần nên ít phóng viên biết và bà là phóng viên nước ngoài duy nhất trong số các phóng viên Việt Nam tháp tùng Tướng Giáp.

Bà Karnow cho hay, ông Giáp từng trở lại Điện Biên Phủ trong vòng 40 năm trước đó, nhưng chưa từng trở lại Mường Phăng, nơi ông từng vạch chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nữ nhà báo cho biết đó là một trong những kỷ niệm không bao giờ quên của bà

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tướng giáp đó là khi chúng tôi tới một khu rừng ở Mường Phăng và tới một lán nhỏ nơi ông hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi thứ trông y như xưa. Chứng kiến ông đứng tại chính nơi ông từng đứng 40 năm trước là điều thật đáng nhớ”.

Tướng Giáp từ trần hôm 4/10 và báo chí trong nước đưa tin hàng chục nghìn người đã tới viếng ông tại tư gia ở Hà Nội.

Quốc tang sẽ được tổ chức vào ngày 12/10 và sau đó linh cữu ông sẽ được đưa về quê nhà Quảng Bình.

Thông tin mới nhất cho hay, gia đình của Tướng Giáp hôm 8/10 thông báo lập một trang chính thức trên Facebook để cập nhật các thông tin về ông.

Trang này đã cho đăng tải sắc lệnh phong Đại tướng do Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh ký ngày 20/01/1948.

Số người ‘thích’ (like) trang này thay đổi từng giờ và hiện đã lên tới hơn một chục nghìn người, tính tới 8 giờ tối ngày 8 tháng 10./

 

+++++++++++++++++

Việt Nam: Người dân ở Hòa Bình bắt trói 6 cán bộ để phản đối về môi trường

image035

Tấm ảnh lưu truyền trên mạng ngày 10/10/2013 cho thấy cảnh công an bị dân bắt trói ở Hòa Bình.

DR.

 

RFI Thứ sáu 11 Tháng Mười 2013

Thụy My RFI

Từ hôm qua 10/10/2013 cư dân mạng Việt Nam đã xôn xao vì một tấm ảnh chụp một số công an viên mặc sắc phục bị người dân bắt trói ở tỉnh Hòa Bình, mà nhiều người cho là ngụy tạo. Nhưng sau đó Bộ Công an đã xác nhận việc này, và theo báo chí trong nước, thì nguyên do ban đầu là vì người dân phản đối đào đãi vàng trái phép trên sông Bôi.

Vụ này xảy ra vào tối 8/10 tại thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, khi nhiều người dân xông vào bắt trói sáu cán bộ, trong đó có ba cảnh sát môi trường, ba công an huyện và một cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện.

++++++++++++++++++

Thêm 3 thanh niên tham gia khóa học XHDS ở Philippines về VN bị bắt

RFA 09.10.2013

image036

Ba bạn trẻ Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện, ảnh chụp tại Philippines.

Citizen photo.

Thêm 3 thanh niên tham gia khóa học ở Philippines về VN bị công an bắt giữ.

Theo tin của Đài Á Châu Tự Do vừa nhận được từ Việt Nam, lại có thêm 3 thanh niên trong nhóm những người trẻ Việt Nam sang Philippines tham gia khóa học về Xã hội Dân sự đã bị công an bắt giữ.

Ba người mới bị bắt là Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện. Họ đã bị công an chận bắt ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất tối thứ Tư 09/10/2013.

Trước đây đã có 9 thanh niên trong số người sang Philippines dự khóa học nói trên bị bắt ngay tại phi trường lúc từ Manila trở về, nhưng đã lần lượt được trả tự do sau cuộc thẩm vấn của công an.

Tổ chức Nhịp Cầu Châu Á (Asian Bridge) có trụ sở tại Philippines hôm thứ ba ra thông cáo báo chí về trường hợp 9 thanh niên này.

Asian Bridge tuyên bố rằng mặc dù những thanh niên này đã được trả tự do nhưng tổ chức yêu cầu chính quyền Việt Nam nên tôn trọng các quyền cơ bản của người dân, đặc biệt là những thanh niên vừa tham gia khóa học, để họ được tự do đi lại và học tập về sự phát triển xã hội dân sự ở các quốc gia khác trong khu vực.

Hiện tại, cả Philippines và Việt Nam đều là thành viên của ASEAN hoạt động với phương châm “Một Tầm Nhìn, Một Bản Sắc, Một Cộng Đồng” vì thế, chính phủ các quốc gia trong khối, trong đó có Việt Nam nên khuyến khích công dân mình tìm hiểu thêm về lịch sử và xã hội của các nước khác, thay vì lo lắng và sợ sệt, và chỉ khi làm được như vậy, thì chúng ta mới hoàn thành được nhiệm vụ của ASEAN./

04 Tháng Bảy 2015(Xem: 25941)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19108)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13813)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15647)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.