Trương Tấn Sang: 'Việt Nam đang cải tổ chính trị'

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 19322)

* Tổ chức Phóng viên Không biên giới :Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các blogger, chỉ sau Trung Quốc.
image011 

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang

 

20.09.2013

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, ngày 19/9 tuyên bố Hà Nội đang nỗ lực cải tổ hệ thống chính trị khi trả lời các chất vấn xoay quanh chiến dịch đàn áp blogger tại Việt Nam nhân chuyến công du của ông tới Đan Mạch.

AFP cùng ngày trích dẫn phát biểu của ông Trương Tấn Sang nói rằng cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đang cố gắng tạo ra một môi trường tốt hơn cho đời sống chính trị của người dân.

Ông Sang khẳng định không có một hệ thống chính trị nào là hoàn hảo mà mỗi hệ thống cần phải tự cải tổ để phát triển.

Vẫn theo lời ông, chính phủ Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện tình hình tại Việt Nam.

Tuyên bố của Chủ tịch nước Việt Nam được đưa tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch, bà Helle Thorning-Schmidt, nhân chuyến thăm 3 ngày tới một trong những quốc gia viện trợ lớn nhất của Việt Nam.

Đan Mạch đang kỳ vọng nâng cao mối quan hệ với Việt Nam để mở ra nhiều cơ hội giao thương với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.

Thế nhưng, tự hào là một nước rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận, các kế hoạch này của Đan Mạch đang gặp trở ngại trước các chiến dịch của Hà Nội đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm, đặc biệt từ cuối năm 2009 tới nay.

Dù thừa nhận hệ thống chính trị của Việt Nam có những khuyết điểm, nhưng ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và rằng hiện có khoảng 4 triệu blogger tự do tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các blogger, chỉ sau Trung Quốc./
 
Nguồn: AFP/Straitstimes

 

'Không có cơ sở ngăn ngân hàng phá sản'

Cập nhật: 08:21 GMT - thứ sáu, 20 tháng 9, 2013

image012

Khu vực ngân hàng, bất động sản và chứng khoán tại Việt Nam có tính liên thông cao

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là "không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào."

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/9, kinh tế gia có tiếng cũng nói để giải quyết tình trạng sở hữu chéo đang bao trùm lên khu vực ngân hàng, cần phải bắt đầu bằng việc truy cứu trách nhiệm dân sự và cả hình sự đối với những người liên quan.

BBC: Theo ông, điều gì khiến sở hữu chéo tại Việt Nam trở thành vấn nạn của nền kinh tế?

Vấn đề sở hữu chéo của ngân hàng bắt đầu bằng việc nhiều nhóm nắm một số cổ phần lớn của ngân hàng. Khi đã có một số cổ phần lớn của ngân hàng thì họ có thế lực trong ngân hàng đấy.

Những người có sở hữu chéo, sở hữu cổ phần tại một số ngân hàng như vậy thì có khả năng vay vốn từ nhiều ngân hàng với những số vốn lớn.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Và những số vốn vay ấy không đi vào trong sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đi vào khu vực bất động sản hoặc những khu vực hiện đang gặp nạn.

Vì vậy, những nhóm, cá nhân vay được số tiền lớn như thế lại kéo ngân hàng vào trong tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không giải quyết được.

Ở Việt Nam, số nợ xấu, nợ khó đòi ước tính từ 8,6% cho tới mười mấy phần trăm nữa, phần lớn là do những người sở hữu chéo tại ngân hàng rồi dùng tiền vay đi đầu tư vào những lĩnh vực không có hiệu quả.

BBC: Ông cho rằng thành phần nào trong nền kinh tế đang nắm nhiều sở hữu chéo nhất?

Những người này bao gồm rất nhiều những vị đại gia là những người có vị trí mạnh trong nền kinh tế tư nhân. Những vị có quyền, có lực trong chính quyền có lẽ cũng không thua gì mấy.

BBC: Xét tính liên thông của khu vực ngân hàng, chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, ông có cho rằng chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là đúng đắn hay không?

Việc chính phủ bảo không cho một ngân hàng nào phá sản thì thực ra không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả.

Để nói rằng không cho một ngân hàng nào phá sản thì ai sẽ giải quyết vấn đề trả tiền lại cho các chủ tài khoản nếu như ngân hàng đó không có khả năng thanh toán? Chính phủ không có cơ sở pháp lý nào để đưa ra một quyết định như thế.

image013

Tính hiệu quả của công ty quản lý tài sản mới đi vào hoạt động vẫn là điều gây nhiều tranh cãi

Nhưng hiện nay đây chưa phải là quyết định mà chỉ mới là chủ trương. Còn việc ngân hàng có phá sản hay không thì chính phủ phải có một trách nhiệm và chính sách rõ ràng hơn nữa.

Bảo hiểm tiền gửi hiện nay rất giới hạn, chỉ khoảng 50 triệu đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm hàng tỷ đồng cho những tài khoản gửi vào đó nếu ngân hàng không có khả năng thanh toán?

BBC: Chính phủ thời gian vừa qua đã thiết lập công ty quản lý tài sản để giải quyết nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về độ hiệu quả của công ty này?

Công ty đó chỉ có 500 tỷ đồng vốn điều lệ và có khả năng phát hành trái phiếu để thanh toán cho những công ty mà nó mua nợ xấu .Nhưng tất cả mọi chuyện đều rõ ràng.

Tôi chưa thấy làm sao để công ty này mua hàng trăm nghìn tỷ nợ xấu, nợ khó đòi. Và nó không giải quyết được vấn đề gì vì mua rồi thì làm gì với nợ xấu, nợ khó đòi đấy?

Bán ra trở lại thì không có ai mua, mà phải cấu trúc lại các doanh nghiệp mang nợ xấu đấy thì có khả năng để làm hay không?

Công ty đó chưa thực sự có một chính sách, định hướng rõ ràng để giải quyết hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu.

BBC: Theo ông, để giải quyết những vấn đề do sở hữu chéo gây ra, cần bắt đầu từ đâu?

Nhà nước phải rõ ràng trách nhiệm của những người đã sở hữu chéo trong ngân hàng và có hành động không tôn trọng pháp luật.

Ngân hàng Trung ương phải điều tra, thẩm tra từng ngân hàng một, xem nợ xấu đấy gốc từ đâu, ai là người vay, và người vay đấy có quan hệ như thế nào trong sở hữu chéo cũng như trong ngân hàng đấy.

Từ đấy phải truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự, không thể nói chung chung được./

Kinh tế VN 'vỡ ổn định vĩ mô 5 năm qua'

BBC Cập nhật: 11:02 GMT - thứ tư, 25 tháng 9, 2013

image014

Ông Vũ Khoan nói những hạn chế bất cập không được nhìn thẳng.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói Chính phủ Việt Nam đã né tránh nói về nguyên nhân chủ quan là sai lầm trong điều hành khiến kinh tế gặp khó khăn.

Bình luận của ông được đưa ra tại Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9/2013 tại Hà Nội, nơi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự.

Một trong những câu hỏi được ông Phúc đưa ra tại đây là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại ra khỏi khủng hoảng kinh tế chậm hơn các nước trong khu vực?

“Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta.

"Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan? Nguyên nhân chủ yếu là đã để vỡ ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay”, ông Khoan được Bấm Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời.

Báo này cho biết ông Khoan cũng nói về "những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành".

"Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ông Vũ Khoan nói.

'Giai đoạn nhạy cảm'

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Trong khi đó Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, được dẫn lời nói “Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm”.

Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC vào ngày 25/09 rằng Việt Nam hiện đang tham gia đàm phám một loạt các hiệp định thương mại (TPP, FTA với EU...) nên rất nhiều việc phải làm.

"Việt Nam đang trong giai đoạn sửa đổi về hiến pháp và thay đổi, cải cách quan trọng trong lúc nguồn lực còn hạn chế mà mục tiêu đề ra nhiều nên câu chuyện có những cái phức tạp"

Vào hôm thứ Tư, 25/09, Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục bốn ngày đàm phán tại Washington về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hãng Bấm Kyodo News vào hôm 14/09 đưa tin Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được những bước cơ bản nhằm xóa bỏ rào cản để đi tới đạt thỏa thuận tại phiên đàm phán cấp bộ trưởng hai nước ở Brunei vào cuối tháng Tám.

"Tại Brunei, Washington đồng ý mở cửa cho thị trường hàng may mặc cho Việt Nam trong khi Hà Nội đề xuất bỏ những ưu đãi cho các công ty nhà nước", hãng tin của Nhật cho biết.

"Về tổng thế, hiệp định TPP phù hợp với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam để làm sao so hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tạo môi trường cạnh tranh cho bình đẳng hơn", Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC.

Trong nỗ lực bảo hộ ngành dệt may nội địa, Hoa Kỳ trước đó quả quyết rằng tất cả các sản phẩm may mặc đều phải dùng vải và sợi từ các nước thành viên TPP, tức là từ chối miễn thuế cho các sản phẩm dùng vải sợi nhập từ các nước không tham gia TPP như Trung Quốc.

Tuy nhiên hãng tin này cho biết Washington đồng ý tăng nhiều số lượng hàng dệt may Việt Nam được miễn thuế theo khuôn khổ "đặc cách", về cơ bản là mở cửa thêm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Để đổi lại Việt Nam cam kết thực hiện cải nhằm đối xử công bằng giữa khối doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân có vốn nước ngoài sau giai đoạn "5 năm chuyển tiếp"./

Luật đất đai: Lãnh đạo VN chưa tỉnh ra?

BBC Cập nhật: 14:00 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013

Một đảng viên lâu năm và cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói các lãnh đạo Việt Nam cần "tỉnh ra" để hiểu rằng chỉ có thay đổi "thể chế" mới có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay trong đó có các bức xúc liên quan tới đất đai.

Nói chuyện với BBC hôm 24/9, luật sư Trần Quốc Thuận nói các đề nghị sửa đổi Luật Đất đai hiện nay không giải quyết tận gốc vấn đề và bình luận:

"Đất đai của Việt Nam mà cứ là sở hữu toàn dân, cứ do nhà nước quản lý thì nó dẫn đến những vấn đề, hậu quả không lường được.

"Cho nên giải quyết như thế là không cơ bản.

"Cái cơ bản chính là quyền sở hữu đất đai. Dĩ nhiên không phải toàn diện nhưng phải có nhiều hình thức sở hữu khác nhau."

Ông Thuận nói chuyện cả Hiến Pháp và Luật Đất đai sửa đổi vẫn cho phép thu hồi và giải tỏa đất đai để phát triển kinh tế xã hội là "rất dễ sợ" và là "mối lợi vô cùng lớn" khiến nhiều người giàu lên.

Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói việc sửa đổi mà ông cho rằng không tận gốc này sẽ khó chấm dứt những khiếu kiện về đất đai vốn chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu kiện và dẫn tới những vụ nổ súng như của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.

"Không biết những người cầm quyền có tỉnh ra không, hay là cứ đi vào con đường như thế thì rất là nguy hiểm."/

Thứ năm, 26/09/2013

Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?

* Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ): 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

image015

VOA Tiếng Việt

26.09.2013

Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.

Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.

Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.

“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.

Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.

Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên...

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.

Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.

Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.

Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.

“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.

Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.

Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.

Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.

“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.

Ông Lê Đăng Doanh.

Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.

Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.

“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.

Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.

Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường./

04 Tháng Bảy 2015(Xem: 25933)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19104)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13811)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15645)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.