Obama đã quên Việt Nam?

23 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 17661)

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú

Gửi cho BBCVietnamese.com từ San Jose

BBC - thứ sáu, 20 tháng 9, 2013

image036

Ông Obama thăm Miến Điện hồi cuối năm ngoái

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama công du ba quốc gia Đông Nam Á. Ngạc nhiên trong chuyến đi là ông đã đến Myanmar.

Giới quan sát chính trị đặt câu hỏi là lãnh đạo Mỹ có nên đến Myanmar không, vì chính quyền quân phiệt Yangon chỉ mới công bố tiến trình cải cách chính trị vài tháng trước đó, trong khi tại đất nước này vẫn còn những xung đột giữa người theo Phật giáo và Hồi giáo làm nhiều người chết và cả trăm nghìn dân phải dời cư để tránh bạo động.

Sự kiện ông Obama đến thăm, như thế có phải là ủng hộ lãnh đạo Myanmar, mà năm trước còn là những người cầm quyền độc tài và để những xung đột tôn giáo xảy ra.

Nhưng Tổng thống Obama vẫn đến, không phải là dấu chỉ ông tán đồng chính sách độc tài, đàn áp của lãnh đạo quân phiệt, nhưng là để nói lên sự ủng hộ những bước cải cách dân chủ do Yangon khởi xướng.

Myanmar đã bắt đầu thay đổi, và đang thay đổi nhanh, từ cuối năm 2010 khi bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập, được trả tự do sau hơn hai thập niên tù và quản chế tại gia. Trong kỳ bầu cử năm 1990, đảng đối lập do bà lãnh đạo đạt 59% số phiếu và chiếm đa số ghế trong quốc hội, nhưng phe cầm quyền đã không công nhận kết quả và còn tiếp tục giam bà trong nhiều năm.

Năm ngoái, ngay sau khi lãnh đạo Myanmar tuyên bố cải cách chính trị, Tổng thống Obama đã nhanh chóng quyết định bỏ cấm vận và Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư kinh tế vào đất nước với 56 triệu dân này.

Ông Obama quyết định đến Myanmar vì là người sớm lên tiếng ủng hộ những cải cách chính trị đã mở ra. Sự có mặt của lãnh đạo Mỹ ở đó tuy trong thời gian rất ngắn, chỉ 6 giờ đồng hồ, là vì ông muốn đưa ra “bàn tay thân hữu” với Myanmar để tự do, dân chủ sẽ nở hoa ở đây.

Tổng thống Obama là lãnh đạo Mỹ đầu tiên thăm Myanmar từ nửa thế kỷ qua, kể từ khi phe quân đội nắm quyền năm 1962 và đã cai trị bằng chính sách độc tài với nhiều vụ đàn áp đẫm máu sinh viên, các nhà sư. Nhiều người đối lập đã bị giam tù.

Cổ súy dân chủ

Khi quyết định cải cách dân chủ, chính quyền Rangon đã thả nhiều đợt với hàng trăm tù chính trị, đã cho phép tự do báo chí, cho cựu tù chính trị tham gia sinh hoạt đảng phái.

Đảng Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) của bà Suu Kyi đã tham gia chính trường trong hai năm qua, sau nhiều lần bà kêu gọi tẩy chay những cuộc bầu cử thiếu dân chủ từ khi chiến thắng của NLD bị chính quyền quân phiệt hủy bỏ năm 1990.

Đến Myanmar, sau khi được Tổng thống Thein Sein tiếp, ông Obama cũng đã gặp gỡ lãnh đạo đối lập Suu Kyi.

image037

Trong chuyến đi cuối năm ngoái tới châu Á, ông Obama cũng thăm Campuchia

Chuyến đi của ông Obama chính là để cổ xúy cho những cải cách dân chủ ở Myanmar.

Trong chuyến công du năm ngoái, Tổng thống Obama cũng đến Thái Lan và Campuchia. Thái Lan trong nhiều thập niên qua đã là đồng minh của Mỹ nên sự kiện ông ghé đó chỉ thắt chặt thêm quan hệ bền bỉ giữa hai nước.

Tại Campuchia, như Myanmar, là quốc gia đón lãnh đạo Mỹ đến thăm lần đầu trong nửa thế kỷ qua. Tuy không được đón tiếp nồng ấm như khi ông Obama đến Myanmar, nhưng trong thảo luận riêng tư lãnh đạo Mỹ cũng nhắc nhở Thủ tướng Hun Sen về những đàn áp phe đối lập và kêu gọi cải cách chính trị tại đây.

Sắp tới lãnh đạo Mỹ lại công du Đông nam Á. Bạch Ốc đã ra thông báo về chuyến đi vào đầu tháng Mười của Tổng thống Barack Obama, nhân hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC khai diễn tại Indonesia. Dịp này, ông Obama cũng sẽ chính thức thăm Brunei, Malaysia và Philippines.

Việt Nam không có trong lịch trình, tuy Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức mời Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng Bảy vừa qua. Ông Obama hứa sẽ cố gắng thực hiện chuyến đi trước khi hết nhiệm kỳ, nhưng chưa xác định thời điểm nào.

Khác biệt chính trị

Nếu coi những chuyến viếng thăm của lãnh đạo để định mức quan trọng trong mối bang giao hai nước thì quan hệ Mỹ-Việt không mặn mà cho lắm.

Vì sao? Có phải vì từng là cựu thù, vì địa chính trị, vì quyền lợi hay khác biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị?

Chuyện chiến tranh năm xưa coi như hai bên đã bỏ qua, chẳng bên nào còn muốn nhắc lại.

"Phải năm năm sau từ khi Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội, năm 2005 Tổng thống George W. Bush mới đón Thủ tướng Phan Văn Khải tại Bạch Ốc."

Còn địa chính trị, nếu cho rằng vì nằm sát bên nên Việt Nam khó thoát khỏi ảnh hưởng của láng giềng khổng lồ Trung Quốc, thì sao Myanmar có thể chuyển đổi được, còn Việt Nam thì chưa?

Khác biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị có lẽ là điều khiến hai bên khó xích lại gần hơn. Việt Nam vẫn là một nước cộng sản, độc tài toàn trị và cho đến nay Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Vì những khác biệt này mà quan hệ hai nước chưa tiến nhanh được.

Sau khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, phải năm năm sau Tổng thống Bill Clinton mới đến thăm Việt Nam, trước khi ông rời Bạch Ốc.

Hà Nội nhiệt tình đón ông Clinton vì là người đã bãi bỏ cấm vận, thiết lập bang giao giữa hai nước. Nói chuyện với sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, Tổng thống Clinton nhắc đến tự do báo chí, nền tư pháp độc lập và những quyền căn bản của con người.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Clinton là Madeleine Albright trong một lần gặp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có đề cập đến tiến trình dân chủ thì được đáp lại một cách lạnh nhạt. Sau đó bà đã phát biểu: “Quan hệ hai nước sẽ không bao giờ hoàn toàn bình thường cho đến khi vấn đề nhân quyền được bàn thảo.”

Phải năm năm sau từ khi Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội, năm 2005 Tổng thống George W. Bush mới đón Thủ tướng Phan Văn Khải tại Bạch Ốc.

Năm 2006 Tổng thống Bush đã đến thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị APEC tổ chức tại đây.

Từ đó đến nay, Bạch Ốc đã đón Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất Tổng thống Obama đón Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Thiếu 'chiến lược'?

Với chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á của Tổng thống Barack Obama nên Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến vùng này, thể hiện qua sự hợp tác và thường xuyên thăm viếng các quốc gia trong vùng của bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cùng với những cuộc tập trận chung. Tàu chiến của Mỹ cũng hay ghé các cảng dọc biển Đông Á.

Trong viễn cảnh đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đang có những cố gắng xích lại gần nhau hơn, nhất là từ khi Trung Quốc gây hấn với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

image038

Quan hệ Việt - Mỹ toàn diện nhưng thiếu 'chiến lược'

Sau hơn hai mươi năm rời bỏ căn cứ hải quân Subic Bay ở Philippines, nay có dấu chỉ là Mỹ sẽ trở lại đây. Còn vịnh Cam Ranh của Việt Nam, liệu Mỹ có muốn trở lại không?

Trở lại Subic Bay đối với người Mỹ là điều dễ. Nhưng trở lại Cam Ranh ở đất nước một thời đã là thù nghịch là điều khó cho cả hai bên vì Việt Nam nay bị Trung Quốc ảnh hưởng nhiều về kinh tế và chính trị. Liệu Hoa Kỳ có muốn tạo căng thẳng, gây sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc không?

Vì thế quan hệ Mỹ-Việt cũng ở mức chừng mực, dù gọi đó là “toàn diện” nhưng vẫn thiếu tính “chiến lược”. Chỉ cho đến khi nào lãnh đạo Hà Nội tự mình quyết tâm ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, như Myanmar đang làm, khi đó Tổng thống Obama cũng sẽ muốn đến thăm Việt Nam ngay.

Thực tế cho thấy, trong số các quốc gia khối ASEAN thì Tổng thống Obama đã thăm hết, trừ Việt Nam và Lào. Vùng Đông bắc Á ông cũng đã thăm Nhật và Nam Hàn trong chuyến công du năm 2009.

Tháng Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon: “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển vọng cho nhiều người khác bước theo.”

Ông Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân Việt đâu.

Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Bài viết phản ánh cách nhìn của riêng ông.

09 Tháng Sáu 2014(Xem: 15506)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14822)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14645)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14717)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15714)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18798)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17124)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17578)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16949)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36391)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19246)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 16943)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16396)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16258)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15630)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18092)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19295)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28233)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17818)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.