Hậu chiến: Trên 800.000 tấn bom đạn chưa nổ trên toàn cõi Việt Nam

02 Tháng Năm 20178:20 CH(Xem: 10058)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  BA 02  APRIL  2017


image042

Việt Nam : Chiến tranh chưa lùi xa Quảng Trị


image043Bờ biển Quảng Trị - vùng đất bom mìn chiến tranh vẫn gây thương vong cho người dân. Ảnh chụp ngày 30/03/2017.Reuters


Nhân ngày 30/04, đánh dấu 42 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, báo Libération có bài phóng sự mang tiêu đề : « Việt Nam, « cuộc chiến sau cuộc chiến » của những người gỡ mìn » ở tỉnh Quảng Trị, nơi được coi là chảo lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam.


Đặc phái viên của Libération Xavier Bourgois đã tới Quảng Trị, vùng đất khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, ghi nhận : « Hơn bốn mươi năm sau khi cuộc chiến kết thúc, dưới lòng đất Việt Nam vẫn còn chất chứa đầy bom, mìn của Mỹ, tiếp tục gây thương vong cho người dân, làm ô nhiễm đất đai. Trong tỉnh Quảng Trị, nhiều tổ chức phi chính phủ vẫn đang ra sức rà phá » những di sản chết người đó của chiến tranh.


Theo tác giả bài phóng sự, chiến tranh tưởng như đã lùi xa vào dĩ vãng. Nhưng giờ đây, ở vùng đất miền trung Việt Nam từng là lò lửa chiến tranh này, thi thoảng đâu đó người ta vẫn nghe thấy tiếng nổ của những quả bom Mỹ vừa được phá. Người dân trong vùng đã quen với những tiếng nổ như vậy, thường xuất hiện ít ra là 2 lần trong mỗi tuần.


Chiến tranh đã đi qua, nhưng một cuộc chiến mới đang tiếp tục hàng ngày với khoảng hơn một chục nhân viên rà phá bom, bởi trong tỉnh Quảng Trị này vẫn còn hàng triệu quả bom, mìn, lựu đạn, đạn pháo còn vùi trong lòng đất có thể giết người bất kỳ lúc nào.


Tác giả bài phóng sự đã ghi lại công việc của nhiều tổ chức phi chính phủ như MAG, Mine Advisory Group của Anh hay NPA (Norwegian People’s Aid) của Na Uy, đang cùng các nhân viên địa phương miệt mài mỗi ngày với cái công việc nguy hiểm, tìm phá từng quả nổ nằm khắp nơi trong vùng đất nắng cháy khắc nghiệt nhất Việt Nam. Tác giả cũng đã gặp gỡ với một số nạn nhân của các bãi bom mìn khi cuộc chiến tranh đã kết thúc.


Theo bài phóng sự, từ khi kết thúc chiến tranh, không ai biết thực sự đã có bao nhiều người bị chết hay bị thương vì những trái nổ còn sót lại. Theo những con số thống kê có thể tin cậy, có khoảng 105.000 nạn nhân, trong đó có 40.000 người thiệt mạng. Đa số họ là nông dân, tưởng đã may mắn tránh được thương vong trong thời chiến, nhưng đến thời bình thì lại trở thành nạn nhân.


Nhờ có các chiến dịch của những tổ chức phi chính phủ kể trên, những vụ thương vong vì bom mìn đã giảm đi rất nhiều. Các chiến dịch rà phá bom mìn của các tổ chức đó đã phá hủy được 370.000 quả bom, mìn trên diện tích 5.600 ha của tỉnh Quảng Trị từ năm 1998. Một kết quả không nhỏ nhưng vẫn còn quá ít trên quy mô cả nước.


Theo thống kê chính thức của chính quyền Việt Nam, vẫn còn không dưới 800.000 tấn bom đạn chưa nổ nằm vùi dưới 18,8% lãnh thổ đất nước.


Một quan chức trong ủy ban quốc gia phụ trách rà phá bom mìn sau chiến tranh của Việt Nam nói với phóng viên của Libération : « Với nhịp độ rà phá như hiện nay thì phải 300 năm nữa chúng tôi mới gỡ được quả bom cuối cùng. Nếu chúng tôi đẩy mạnh tiến độ với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, ta có thể hy vọng rút ngắn thời gian trên xuống còn 100 hay 60 năm »./(Anh Vũ 01-05-2017)
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13321)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13278)
"Việt Nam đồng ý về một loạt biện pháp cải cách lao động, kể cả cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập, với quyền được đình công, theo Hiệp định TPP được thoả thuận hồi tháng trước".
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13308)
20 Tháng Mười 2015(Xem: 14545)
"Một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” ông Tập".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 13551)
Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình vào Bạch Cung hội nghị với TT Obama. Ông Sang nói :“Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.