Giỗ Tổ Hùng Vương: Mời hết thảy nhà văn nhà thơ Việt hải ngoại về nước bàn chuyện?

07 Tháng Hai 20176:47 CH(Xem: 11120)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  08  FEB  2017


Chuyện gì vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương: Mời hết thảy nhà văn nhà thơ Việt hải ngoại về nước bàn chuyện?


Đảng phải tìm ‘hòa hợp dân tộc về văn học’?


image025

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’.


Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy một chủ trương - chiến dịch “chiêu dụ người Việt hải ngoại” một lần nữa được đảng chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017. Chỉ có điều khác với tư thế đủng đỉnh của Nghị quyết 36 “về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời 13 năm trước, lần này mọi chuyện có vẻ vội vã và có ý nghĩa sinh tử hơn nhiều…


Đột biến


Đột biến là chuyện ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ “Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.


Ngày giỗ tổ Vua Hùng lại rất cận kề: 10/3/2017.


Làm thế nào để Hội Nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh có thể hoàn thiện khâu tổ chức (kinh phí, liên lạc, mời, đón tiếp, hội nghị…) chỉ trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra thông báo trên, trong khi những kế hoạch “kiều vận” trước đây của cơ quan chuyên trách là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thông thường phải mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị và phải thông qua nhiều cấp đảng, chính quyền và đặc biệt là hằng hà cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an?


Còn nhớ vào ngày 16/12/2016, tại Hội nghị văn học 2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, ông Hữu Thỉnh đã than vãn về việc kinh phí hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam bị ngân sách trung ương cắt giảm đến 50%, đồng thời bất ngờ nêu ra ý tưởng về tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”. Chỉ khoảng 3 tuần sau, dường như đề xuất này đã được cấp trên phê duyệt và “đưa nghị quyết vào đời sống” - một tốc độ phi mã đáng kinh ngạc so với thói quen “ngủ ngày” của đảng trước hiện tình khốn quẫn của dân tộc.


Một câu hỏi đương nhiên được đặt ra: ý tưởng trên là tác phẩm riêng của ông Hữu Thỉnh hay chính là một chủ trương và sách lược của “đảng ta”?


Ý tưởng của ai?


Nổi tiếng là một nhà thơ “ngoan”, Hữu Thỉnh chưa bao giờ thể hiện tính cách tự sáng tạo vượt quá khuôn khổ và khuôn phép của đảng. Hội Nhà văn Việt Nam cũng bởi thế đã luôn bị xem là “cánh tay nối dài của đảng” trải qua nhiều nhiệm kỳ cơ cấu chủ tịch nghiễm nhiên cho ông Hữu Thỉnh.


Nhưng bây giờ, xem ra ông Hữu Thỉnh có cả chủ trương lẫn ngân sách nhà nước, thậm chí còn có thể được ai đó tự nguyện tài trợ để tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.


Một video đã tường thuật nguyên văn phát biểu của ông Hữu Thỉnh về “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”: “Đây là một sự kiện chưa từng có, Tổng Bí thư có hỏi tôi rằng: Có phải đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị này không? Tôi trả lời: Đây là lần đầu tiên chúng ta sẽ tổ chức vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch) 2017…”.


Hữu Thỉnh đã có “ô”. Cái ô chủ trương đó chính là Nguyễn Phú Trọng, cho dù chưa biết ông Trọng có phải là nhân vật chủ xướng về chủ trương này hay thuộc về một nhân vật khác hay một nhóm lãnh đạo khác.


Nhưng “sự kiện chưa từng có” là hoàn toàn đúng, vì hoạt động tổ chức hội nghị vừ kể là chưa từng có tiền lệ trong suốt chiều dài lịch sử của đảng.


Những thâm ý chính trị


Từ thời “Mở cửa” đến nay, đảng và công an đã chỉ chấp nhận rất hạn chế một ít văn sĩ và nghệ sĩ hải ngoại về nước, sau khi đã làm “đúng quy trình” về tất cả những gì có thể bảo đảm là những nghệ sĩ hải ngoại ấy sẽ không gây hại cho “an ninh quốc gia”. Phạm Duy, Khánh Ly, Hương Lan… là một ít ví dụ.


Nhưng không hề có chuyện “mời tất cả nhà văn hải ngoại”…


Vì nếu là “mời tất cả”, đảng sẽ phải mời cả các nhà văn thuộc dòng “chống cộng” của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và những nhà văn hải ngoại đối kháng với chế độ Cộng sản sau năm 1975. Đây quả là một hành động chưa có tiền lệ và sẽ mang lại rủi ro không ít cho Hà Nội, nếu có những nhà văn “chống cộng” về nước và cất lên tiếng nói công khai ngay giữa lòng chế độ cầm quyền.


Dường như có một cái gì đó thật sự thúc bách đảng phải làm như vậy.


Kế hoạch tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam cũng bởi thế mang ý nghĩa một chỉ dấu đặc biệt, thậm chí rất đặc biệt, không chỉ về công tác vận động “kiều bào ta” ở nước ngoài mà còn ẩn lồng những thâm ý chính trị.


Mọi việc hình như được khởi đầu từ mảng văn học và nhà văn, thông qua Hội Nhà văn Việt Nam và “chính khách - nhà thơ” Hữu Thỉnh.


Chưa kể một động tác thăm dò nho nhỏ khi chính quyền cho phép “Họp mặt cán binh và thân nhân Hoàng Sa, Gạc Ma” ngay tại Hội trường Thống Nhất (tên gọi cũ là Dinh Độc Lập) lại Sài Gòn vào đầu năm 2017, dù chẳng có quan chức nào đến dự.


Nếu kế hoạch này thành công dù chỉ ở một mức độ khiêm tốn, đảng sẽ được tiếng “mở rộng vòng tay khoan hồng” trong mắt cộng đồng người Việt hải ngoại. Tiếng vang dù nhỏ nhoi ấy sẽ có thể khiến một số “kiều bào ta” tiếp thêm “đạn” cho nền kinh tế và qua đó là chế độ trong nước bằng con đường kiều hối về Việt Nam.


Nếu vào đầu năm 2016, các cơ quan bộ ngành của Việt Nam vẫn còn hào hứng đặt ra kế hoạch thu hút kiều hối đến 12 tỷ USD cho năm tài khóa, thì đến cuối năm 2016, báo chí cho biết lượng kiều hối thực gửi về Việt Nam chỉ có 9 tỷ USD, tức đã giảm đến 25% so với năm 2015 - một sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 23 năm qua.


Với 3 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1,5% trong năm 2016.


Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới, khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.


Vậy làm sao để khắc phục khó khăn và thu hút kiều hối mạnh trở lại để “làm giàu cho đất nước”?


Và làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?


‘Trước hết phải hòa giải với giới bất đồng trong nước’


Giới nhà văn hải ngoại, trong đó chủ yếu giới nhà văn “chống cộng”, lại tập trung ở “thị trường Hoa Kỳ”. Nếu các nhà văn này được “kiều vận” thành công, thị trường kiều hối Mỹ về Việt Nam sẽ có thể phục hồi phần nào.


Còn nếu kinh tế khốn quẫn hơn nữa mà có thể gây hại trực tiếp đến chân đứng của chế độ, không loại trừ khả năng đảng sẽ chỉ đạo “mở toang”.


Tuy thế, không phải cứ muốn là có được, nhất là sau 13 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài nhưng nhiều trí thức hải ngoại đã nhận ra rằng không hề có đất dụng võ ở Việt Nam, còn những nhà văn nào chỉ mới ho he khác biệt chính kiến với đảng là bị công an sách nhiễu và cấm nhập cảnh.


Một người ở Paris cho biết chỉ một tuần trước thông báo tổ chức “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam, một nhà văn Việt quốc tịch Pháp chẳng mấy liên quan đến chính trị đã bị Bộ Ngoại giao Việt Nam từ chối cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam.


Tôi tin là chẳng có văn sĩ hải ngoại nào chịu về Việt Nam cho dù có được Hội Nhà văn Việt Nam mời. Họ có tin đâu mà về? Họ lại còn sợ bị bắt bỏ tù nữa chứ… Có về thì chỉ mấy tay nhà văn thân chính quyền mới về thôi” - một nhà văn hải ngoại cười khẩy.


Còn với một nhân vật hoạt động nhân quyền cho Việt Nam ở hải ngoại: “Hãy nhìn những gì cộng sản làm. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam muốn hòa hợp hòa giải dân tộc thì đầu tiên họ phải hòa giải với giới bất đồng chính kiến ở quốc nội. Thấy mới tin. Có hòa giải và đối thoại được như vậy thì hải ngoại mới có thể tin và mới tính đến chuyện về Việt Nam”.


Cần nhắc lại, một trong những tổ chức bất đồng chính kiến trong nước chính là Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam - tổ chức đã từng bị Hội Nhà văn Việt Nam của “đồng chí Hữu Thỉnh” quyết liệt tham mưu cho đảng và công an để coi là “chống đối” và tìm mọi cách để trấn áp./ (theo VOA 01.02.2017)


* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


  • image026

Phạm Chí Dũng


Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 48273)
Mời quí bạn đọc theo dõi bài viết của ông Bùi Tín dưới đây để thấy bức màn bí mật của lịch sử đảng CSVN từ từ hé lộ, điển hình là vụ Lê Đức Thọ tức Sáu búa hãm hại và hạ bệ Võ Nguyên Giáp bằng cách nào?
14 Tháng Mười 2013(Xem: 21746)
Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 16813)
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 19494)
* Tổ chức Phóng viên Không biên giới :Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các blogger, chỉ sau Trung Quốc.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18263)
Dư luận trong ngoài nước đang quan tâm việc ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ sớm thôi chức phó thủ tướng sau khi được bầu làm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng Năm, ông Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Một luồng dư luận cho rằng với vị thế mới, ông là ứng viên hàng đầu cho chức Thủ tướng vào năm 2016.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18582)
Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 17818)
Tháng Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon: “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển vọng cho nhiều người khác bước theo.” Ông Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân Việt đâu.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 17875)
Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn
11 Tháng Chín 2013(Xem: 19478)
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20238)
Tổng thống Nam Hàn được cho là đang tăng cường nỗ lực “ngoại giao bán hàng”.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 17625)
Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh./
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18010)
Thường phải mất nhiều tháng để tổ chức các chuyến viếng thăm cho lãnh đạo quốc gia, nhưng chuyến đi Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp tới chỉ được thông báo trước một thời gian rất ngắn và ngay sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng là gây sốc.
18 Tháng Bảy 2013(Xem: 19895)
Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 17268)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 17375)
Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung ương Đảng Việt Tân.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19798)
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16719)
Phái đoàn quân đội Việt Nam (tướng Đỗ Bá Tỵ - hai phải sang) tham quan máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III, căn cứ Joint Base Lewis-McChord, tiểu bang Washington, 19/06/2013.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 19051)
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 20310)
8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội. Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18876)
Trung tướng Thứ trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.