VN-Cambodia: Vẫn họp về cột mốc biên giới

15 Tháng Mười Một 20166:41 CH(Xem: 11532)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  16  NOV  2016

Báo Campuchia đưa tin về cuộc họp phân giới cắm mốc trên đất liền với Việt Nam

 (GDVN) - Ông Var Kimhong kêu gọi mọi người không nên vội vàng buộc tội Việt Nam "xâm lược" đất của Campuchia khi công tác phân giới cắm mốc đang tiến hành.


Trong hai ngày 29, 30/8 diễn ra cuộc họp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia tại Phnom Penh.


Phía Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Lê Hoài Trung làm Trưởng đoàn. Trưởng đoàn phía Campuchia là ngài Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới.


Khmer Times ngày 30/8 cho biết, trong cuộc họp kín hai bên đã thảo luận về hỗ trợ kỹ thuật cần thiết từ Pháp trong việc lập bản đồ biên giới, hy vọng sẽ sử dụng bản đồ Bonne và các công cụ thiết lập bản đồ công nghệ cao để giải quyết một số khu vực tranh chấp.


image025

Phiên họp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia tại Phnom Penh hôm qua 29/8, ảnh: Siv Channa/The Cambodia Daily.


Ông Var Kimhong được Khmer Times dẫn lời nói rằng:


"Chúng tôi muốn Pháp giúp đỡ chỉ với 2 điểm trong số 7 điểm mà Thủ tướng (Hun Sen) yêu cầu Việt Nam giải quyết.


Nhưng Việt Nam muốn nhờ Pháp cả 7 điểm, chúng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ rằng 5 điểm này có thể xử lý bởi các chuyên gia của hai nước chúng ta. Nhưng tôi không thể nói với các bạn đó là những điểm nào."


Trước đó hôm 19/8 đã diễn ra cuộc họp về biên giới hai nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã nhất trí cùng nhờ Pháp cung cấp chuyên gia bản đồ, kỹ thuật để sao chép bản đồ đoạn giữa các cột mốc 30 -40 và giữa các cột mốc 138 - 147.


Hai bên chưa làm việc về nội dung kinh phí cho các cột mốc biên giới.


Đầu năm nay các quan chức biên giới Campuchia khẳng định rằng, 83% đường biên giới trên bộ giữa hai nước đã được phân định, phần còn lại đang được thúc đẩy.


Về các khiếu nại của phía Campuchia xung quanh thông tin Việt Nam xây dựng ở khu vực chưa phân giới, ông Var Kimhong nói rằng đoàn Việt Nam sẽ bảo cáo lãnh đạo cấp trên, sẽ thảo luận trong khuôn khổ các cơ quan liên ngành. [1]


Còn tờ The Phnom Penh Post hôm nay dẫn lời ông Var Kimhong cho biết:


"Thành thật mà nói, chúng tôi không đồng ý. Hai điểm là rất nhiều rồi. 5 điểm còn lại hai bên có thể giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên ngoài."


Ông cho biết thêm, trọng tâm của cuộc họp lần này là soạn thảo một bức thư đề nghị Pháp hỗ trợ bản đồ biên giới tỉ lệ 1/100.000 và 1/50.000.


Việc ký kết bản ghi nhớ của cuộc họp được hoãn đến sáng nay do những bất đồng giữa các bên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Campuchia Koy Pisey.


Tuy nhiên về vấn đề kinh phí xây dựng cột mốc, The Phnom Penh Post dẫn lời ông Var Kimhong nói rằng, hai bên có thể thỏa thuận về sự cần thiết của việc phân bổ kinh phí xây dựng 1000 cột mốc biên giới.


"Nó có giá hàng triệu USD và sẽ phải sử dụng ngân sách quốc gia", ông Var Kimhong nói.


Theo ông, các cột mốc biên giới xây dựng trên đất sẽ có giá từ 3000 đến 5000 USD, trong khi xây dựng cột mốc ở khu vực sông suối có giá lên đến 100.000 USD. Kinh phí sẽ được chia cho cả hai nước. [2]


The Cambodia Daily hôm nay cho biết, ông Var Kimhong nói với báo giới rằng hai bên đang tìm kiếm thêm các bản sao của bản đồ giai đoạn đầu thời kỳ thuộc địa, để giúp phân định ranh giới những khu vực còn ý kiến khác nhau.


Ông Var Kimhong kêu gọi mọi người không nên vội vàng buộc tội Việt Nam "xâm lược" đất của Campuchia khi công tác phân giới cắm mốc đang tiến hành.


"Xâm lược là việc sử dụng vũ lực. Còn đây là các tòa nhà bí mật", ông Var Kimhong nói về một số công trình mà Campuchia cáo buộc Việt Nam xây trên đất của họ. Đoàn Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc này. [3]


Theo VOV ngày 29/8, tại cuộc họp này, hai bên đã trao đổi cởi mở và thẳng thắn một số vấn đề phát sinh trong công tác quản lý biên giới giữa hai nước. 


Trưởng đoàn phía Việt Nam đã nêu rõ lập trường và chủ trương nhất quán của Việt Nam về các vấn đề phía Campuchia trao đổi. 


Kết quả, hai bên nhất trí, trong khi chờ hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, tiếp tục thực hiện quản lý biên giới theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới năm 1983 và Thông cáo báo chí chung ngày 17/01/1995, nhất là nội dung chính của Điểm 8: 


“... Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, câm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”. [4]


Người viết cho rằng, một đường biên giới hợp pháp, hòa bình, ổn định và hữu nghị là mong muốn của nhân dân hai nước, hai dân tộc Việt Nam, Campuchia. Để có được tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định cần sự nỗ lực chung của cả hai phía.


Với những vấn đề còn tồn tại nhận thức khác nhau, hai bên nên trao đổi thẳng thắn trên tinh thần khách quan, cầu thị, thượng tôn pháp luật hướng tới mục tiêu sớm phân định một đường biên giới khách quan, công bằng.


Trong quá trình đó cần có sự thông tin và giải thích kịp thời đến dư luận hai nước, tránh để các thế lực chính trị lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ hòng kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống phá quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc.


Xử lý các tranh chấp, bất đồng, tồn tại về biên giới lãnh thổ là vấn đề pháp lý phức tạp đòi hỏi kiến thức pháp lý chắc chắn, phương pháp tiếp cận khoa học, thận trọng.


Cho nên việc này rất cần sự ủng hộ của dư luận nhân dân, các địa phương và bộ ngành hai nước đối với các chuyên gia trực tiếp tham gia công tác đàm phán, phân giới cắm mốc.


Mọi hoạt động giám sát cần được đặt trong tinh thần khoa học, khách quan, thượng tôn pháp luật. Nếu tổ chức cá nhân nào lợi dụng việc này để kịch động gây bất ổn khu vực biên giới, chính phủ hai nước cần kịp thời ngăn chặn, tuyên truyền giải thích, xử lý theo pháp luật, nếu cần.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.khmertimeskh.com/news/29091/tension-rises-over-border/


[2]http://www.phnompenhpost.com/national/french-assistance-sticking-point-vietnam-border-meeting


[3]https://www.cambodiadaily.com/news/vietnam-denies-violating-border-zone-official-says-117312/


[4]http://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-va-campuchia-hop-ve-phan-gioi-cam-moc-tren-dat-lien-545268.vov


Hồng Thủy 30/08/16

25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18018)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16670)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17987)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16881)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18383)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17190)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17311)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18476)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17606)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24597)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19900)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17201)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18168)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18340)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20128)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17130)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21091)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 17903)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.