FESS: Thông báo về giải Nghiên cứu biển Đông 2016

28 Tháng Bảy 20167:53 CH(Xem: 11388)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 29  JULY 2016


FESS:  Thông báo về giải Nghiên cứu biển Đông 2016


 Thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông năm 2016, Quỹ phát động Giải thưởng nghiên cứu biển Đông 2016 nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và viết bài về Biển Đông của các tác giả/ nhóm tác giả trong và ngoài nước thông qua các giải thưởng và tài trợ sau:


 1. Giải thưởng “Bài nghiên cứu về Biển Đông năm 2016” giành nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong và ngoài nước có bài nghiên cứu về Biển Đông thuộc thể loại: chuyên đề nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, v.v.


 Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 13 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng (trong đó 10 giải xuất sắc có giá trị 15 triệu VNĐ/giải và 03 giải đặc biệt xuất sắc có trị giá 20 triệu VNĐ/giải.)


Tiêu chí bình chọn: Các bài viết phải đáp ứng được những yêu cầu về nghiên cứu khoa học, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cấp thiết liên quan đến Biển Đông trong giai đoạn hiện nay, có những đánh giá, phân tích, và đưa ra những biện pháp giải quyết mang tính chuyên sâu.


 Xem thêm: Thông báo Bài nghiên cứu về Biển Đông năm 2016


2. Giải thưởng "Giải báo chí về Biển Đông năm 2016" giành cho các phóng viên, nhà báo, nhà bình luận có bài báo về Biển Đông đăng trên các báo, tạp chí (cả báo mạng, báo hình, báo phát thanh và báo giấy) trong năm 2016.       


Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 5 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng trị giá 20 triệu VNĐ/giải.


Tiêu chí bình chọn: Các bài báo tham dự cần có tính thời sự, đưa tin chính xác, có những bình luận sắc bén về các vấn đề liên quan đến Biển Đông được đông đảo người đọc quan tâm, góp phần tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo quốc gia và lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đồng thời thúc đẩy các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông.


Xem thêm: Thông báo Giải báo chí về Biển Đông năm 2016


 3. Giải thưởng "Công trình nghiên cứu Biển Đông xuất sắc năm 2016" giành cho các học giả, nhà nghiên cứu về Biển Đông trong và ngoài nước.


 Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng có 03 giải, gồm chứng chỉ và tiền thưởng trị giá 50 triệu VNĐ/giải.


Tiêu chí bình chọn: Công trình tham dự giải thưởng cần phải có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu phù hợp, có tính mới trong nội dung nghiên cứu; nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao hoặc mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm phục vụ lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông. Công trình phải đảm bảo thực hiện đẩy đủ các quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định chung của bài viết nghiên cứu khoa học (về hình thức trình bày, bố cục, mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, nguồn trích dẫn…)       


Xem thêm: Thông báo Công trình nghiên cứu Biển Đông xuất sắc năm 2016.


Hạn chót để gửi bài tham dự là ngày 31/12/2016.


Thông tin thêm xin truy cập website www.fess.vn; hoặc liên hệ  đồng chí Nguyễn Tiến Thịnh, Điện thoại: 04.62763141; Di động: 0904 793369;  Email: info@fess.vn; tienthinh.nguyen@gmail.com


Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông trân trọng thông báo./.


Tổ chức hội thảo về biển Đông


Giám đốc Quỹ chủ trì tọa đàm “Quản lý và Giải quyết các vấn đề biển phức tạp” tại Học viện Ngoại giao


      Ngày 13/06, Học viện Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quản lý và Giải quyết các vấn đề biển phức tạp”.


 image055

Tọa đàm có sự tham gia của GS. TS Erik Franckx, thành viên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) và chuyên gia quân sự Commodore Michiel Hijmans, cựu phó đại diện quân sự của Hà Lan tại NATO và EU ở Brussels (Bỉ), cùng đại biểu Việt Nam là các học giả, chuyên gia về lĩnh vực liên quan và phóng viên báo chí trong nước.


 image057

Với sự chủ trì của TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, tọa đàm đã tập trung thảo luận vào các vấn đề như:


 -  Các vấn đề an ninh biển phi truyền thống


-  Cơ chế và thực tiễn giải quyết tranh chấp biển


- Vụ kiện Philippines – Trung Quốc về Biển Đông


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Thông báo về Lễ ra mắt và tài trợ nghiên cứu về Biển Đông

 


Học viện Ngoại giao, Đại sứ Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia và Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, nguyên Đại sứ Việt nam tại Singapore, Canada, cùng đồng sáng lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và đã được Bộ Nội vụ cấp phép thành lập và công nhận đủ điều kiện hoạt động từ tháng 1 năm 2014.


Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông là quỹ xã hội hoạt động không vì lợi nhuận, nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu về Biển Đông thông qua các hoạt động hỗ trợ, tài trợ nghiên cứu cho học giả, sinh viên, nghiên cứu sinh, cũng như những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có tâm huyết muốn đóng góp sức lực và trí tuệ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, thúc đẩy các biện pháp gìn giữ hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông. Quỹ đồng thời là kênh tập hợp, tìm kiếm, phát triển những cá nhân có năng lực và phẩm chất tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông; phổ biến, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.


Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông trân trọng tổ chức Lễ ra mắt và tài trợ nghiên cứu về Biển Đông, cụ thể như sau:


       Thời gian: 8h30-11h, ngày thứ năm, 27/03/2013


       Địa điểm: Hội trường A - Học viện Ngoại giao, 69 Chùa Láng, Hà Nội


       Nội dung chính bao gồm:


            i) Ra mắt và giới thiệu Quỹ;


            ii) Trao giải cuộc thi các bài nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông năm 2013;


            iii) Công bố các Chương trình hỗ trợ nghiên cứu về Biển Đông năm 2014 và các năm tiếp theo;


            iv) Chương trình ca nhạc về biển đảo;


            v) Họp báo về tình hình Biển Đông và công tác hỗ trợ nghiên cứu.