TP.HCM đề nghị vay 7,4 tỷ USD vốn ODA của Nhật Bản

25 Tháng Hai 201610:35 CH(Xem: 11246)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 26 FEB  2016

Thời sự » Sự kiện

24/02/16 08:19

  Bản in


TP.HCM đề nghị vay 7,4 tỷ USD vốn ODA của Nhật Bản

UBND TP.HCM vừa có văn bản đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục các dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức) từ Nhật Bản trong tài khóa 2016 và giai đoạn 2016 -2018.

image048

Các dự án xây dựng metro đều cần có số vốn rất lớn. Trong ảnh là cảnh lắp các đốt dầm tại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)


Theo đó sẽ có 8 dự án là:

Xây dựng Nhà ga Trung tâm Bến Thành với tổng mức đầu tư khoảng 350 triệu USD.

Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a, giai đoạn 1 (Bến Thành - Bến xe Miền Tây) với tổng mức đầu tư khoảng 1,82 tỷ USD.

Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a, giai đoạn 2 (Bến xe Miền Tây - Tân Kiên) với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3b (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước) với tổng mức đầu tư khoảng 1,87 tỷ USD.

Cải thiện môi trường nước TPHCM (lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi Tẻ), giai đoạn 3 với tổng giá trị vốn vay ODA dự kiến là 48 tỷ Yên (428 triệu USD).

Xây dựng nút giao thông An Phú (nút giao hoàn chỉnh) kết nối giữa tuyến Đại lộ Đông Tây và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với tổng giá trị vốn vay ODA dự kiến là 48,8 tỷ Yên (434 triệu USD).

Xây dựng tuyến monorail số 2 (Quốc lộ 50 - Bến xe Miền Tây mới, dự kiến kết nối với tuyến metro số 3a) với tổng mức đầu tư khoảng 750 triệu USD.

Xây dựng đường trên cao tuyến số 5 (trên đường vành đai số 2 (quốc lộ 1) từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương) với tổng mức đầu tư khoảng 750 triệu USD.

Như vậy tổng giá trị 8 dự án trên vào khoảng 7,4 tỷ USD (các con số đã được làm tròn)

Ngoài ra UBND TP còn kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư bổ sung 15,11 tỷ Yên (133 triệu USD) cho dự án cải thiện môi trường nước TP (lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi Tẻ) giai đoạn 2.

Liên quan đến việc này, UBDN TP cũng cho biết vừa quyết định thành lập Ban Quản lý đầu tư dự án ODA TP trên cơ sở tổ chức lại các Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP, Ban Quản lý đầu tư dự án vệ sinh môi trường TP, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị và Ban Quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp.

Cơ quan mới này sẽ đại diện UBND TP làm chủ đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Nguyễn Cường

Người Nhật sợ nhất chi phí… “gầm bàn” ở Việt Nam

“Trưa nay tôi đọc một tờ báo có nói rằng, người Nhật sang Việt Nam đầu tư sợ nhất là “chi phí gầm bàn”. Bây giờ đang thu hút đầu tư mới mà cứ để cho người ta nói như thế làm giảm đi sức hút đầu tư của chúng ta", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH cho biết.

Chiều 24/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

image049

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại buổi thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: Tuấn Minh)


Nghèo của ta là nghèo cùng cực

Là người mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đánh giá, báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được đánh giá toàn diện, đúc kết rõ ràng, có điểm nhấn, tuy nhiên còn một số lo ngại.

Ông Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế bày tỏ lo lắng của mình khi cho biết 5 năm nay nông nghiệp chững lại, xuất siêu sụt giảm rất lớn, thu nhập của người nông dân cũng bị sụt giảm, thị trường giá cả rất bấp bênh không những làm ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến xã hội. Do đó cần chính sách đủ mạnh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Theo đánh giá của ông Giàu, xã hội đang rất bức xúc về tham nhũng, lãng phí. “Trưa nay tôi đọc một tờ báo có nói rằng, người Nhật sang Việt Nam đầu tư sợ nhất là “chi phí gầm bàn”. Bây giờ đang thu hút làn sóng đầu tư mới mà cứ để cho người ta nói như thế làm giảm đi sức hút đầu tư của chúng ta", ông Giàu cho biết.

Cùng đánh giá cao báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, mặc dù báo cáo của Chính phủ khá đầy đủ nhưng còn nhiều vấn đề bề bộn.

Ông Ksor Phước cho biết, ông đánh giá cao thành tựu của Chính phủ. Trong thời kỳ vừa qua có nhiều khó khăn nhưng chúng ta cơ bản giữ được nền kinh tế đất nước, tăng cường đối ngoại, tạo được nền tảng phát triển cho khóa sau.

Theo ông, dấu ấn của Chính phủ trong nhiệm kỳ là đã làm quyết liệt về cải cách cơ chế về hành chính. Xây dựng một chính quyền gần dân hơn và giải quyết được vấn đề bức xúc của đất nước.

“Nhiệm kỳ này làm tốt hơn, nhanh nhạy và sát sườn hơn”, ông Ksor Phước đánh giá và chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, nhức nhối cần giải quyết trong nhiệm kỳ tới.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, cần đánh giá đúng việc thực hiện Nghị quyết TW về tam nông. Hiện nay lĩnh vực này vẫn là lĩnh vực yếu kém nhất.

“Vấn đề thứ hai là bức xúc về biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và đã được cảnh báo qua 3 nhiệm kỳ, đặc biệt là vấn đề phát triển rừng. Đây là vấn đề đã được nhìn thấy cách đây 15-20 năm nhưng không được cải thiện”, ông Phước nói.

Theo đánh giá của ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, hiện nay khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Tốc độ chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng ngày càng tăng.

Ông đưa ra dẫn chứng bằng việc khi người dân miền núi đi xe đạp, người đồng bằng đã đi xe máy, ô tô.... và cho rằng, nếu cứ chênh lệch quá cao như hiện nay khoảng cách này sẽ gây bất ổn xã hội. Do đó phải xem lại cách làm.

“Nghèo của ta là nghèo cùng cực. Hiện nay nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng, hàng nghìn tấn gạo cứu đói. Những người này nếu không có vai trò của Chính phủ thì khó sống nổi. Do đó, Chính phủ cần phải giải quyết ngay trong nhiệm kỳ tới”, ông Phước đề nghị.

(Theo Tuấn Minh)

image050