Vệ tinh VNRED-Sat 1 của CS Việt Nam phóng vào quỹ đạo thám sát địa cầu

16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 24789)
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ ba 07 Tháng Năm 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 07 Tháng Năm 2013

Vệ tinh Việt Nam được đưa thành công vào quỹ đạo
 
ve_tinh_vnred_sat_1
Tên lửa Vega đã đưa vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam sáng ngày 7/5/2013

ESA

Thụy My

Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.

Chuyến bay lần thứ hai của hỏa tiễn Vega bắt đầu vào tối thứ Hai 6/5 lúc 23 giờ 06 phút, giờ địa phương Kourou (tức 4 giờ 06 sáng thứ Ba 7/5, giờ Paris, 2 giờ 06 GMT), từ trung tâm không gian Kourou thuộc Guyane, lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Trong chuyến bay kéo dài hai giờ, tên lửa đẩy Vega đã lần lượt phóng thành công vào quỹ đạo ba vệ tinh trên.

Tân tổng giám đốc tập đoàn Arianespace là Stéphane Israël và cựu tổng giám đốc Jean-Yves Le Gall – nay là chủ tịch Cơ quan Không gian Pháp (CNES), đều hiện diện trong lần phóng vệ tinh này.

Được công ty Astrium chế tạo cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vệ tinh VNREDSat-1 nằm trong ý hướng của chính phủ Việt Nam nhằm tạo lập một cơ sở hạ tầng không gian, giúp theo dõi các tác động biến đổi khí hậu tốt hơn, dự báo được các thiên tai và có biện pháp thích ứng, cũng như tối ưu hóa việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên.

Vệ tinh này sẽ chụp các hình ảnh có độ phân giải mặt đất 2,5 m đến 10 m, từ quỹ đạo nằm ở độ cao 665 km. Đây là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, nặng khoảng 120 kg, tổng đầu tư là 70 triệu đô la bằng vốn vay viện trợ phát triển chính thức của chính phủ Pháp và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam. Nhờ có vệ tinh VNREDSat-1, Việt Nam sẽ tiết kiệm được chi phí mua ảnh vệ tinh, không phải mất thời gian chờ đợi từ nguồn cung cấp nước ngoài.

Theo báo chí trong nước, trạm mặt đất tại Việt Nam chiều 7/5 đã thu được tín hiệu của vệ tinh VNREDSat-1, và bức ảnh đầu tiên chụp Việt Nam sẽ được truyền về từ ngày 10/5.

Bên cạnh VNREDSat-1, vệ tinh Proba-V của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cùng được phóng lên quỹ đạo lần này có mục đích vẽ nên bản đồ thực vật và các biến đổi của chúng trên bề mặt trái đất, với nhịp độ gần như hàng ngày. Proba-V được trang bị phiên bản thu nhỏ đã được cải thiện của công cụ Végétation của các vệ tinh Pháp nổi tiếng Spot 4 và 5, và các công cụ khác giúp thăm dò không gian xung quanh để tìm kiếm các phân tử và các bức xạ - đặc biệt là một chip điện tử thoạt đầu được chế tạo cho máy gia tốc phân tử của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (Cern).

Còn vệ tinh thứ ba, ESTCube-1 là một vệ tinh siêu nhỏ của trường đại học Estonia, chỉ nặng có 1,3 kg, sẽ thử nghiệm việc dùng lực đẩy từ áp suất bức xạ các vì sao để di chuyển.

Dự kiến phóng đi vào tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy 4/5, việc phóng tên lửa đẩy Vega đã phải dời lại vì thời tiết xấu. Có khả năng mang theo trọng lượng 1,5 tấn lên quỹ đạo thấp (ở độ cao 700 km), hỏa tiễn Vega nhắm vào thị trường các vệ tinh nhỏ hữu dụng, chủ yếu là vệ tinh quan sát trái đất, mà lâu nay các hỏa tiễn Nga như Rockot hay Dniepr vẫn thống trị.

Hỏa tiễn Vega góp mặt vào các loại tên lửa đẩy phóng đi từ Kourou, bên cạnh hỏa tiễn Ariane 5 ECA (có thể mang đến 9,5 tấn lên quỹ đạo) và hỏa tiễn Soyouz của Nga (có thể mang được 3 tấn), đã được phóng đi nhiều lần từ Guyane.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15807)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23532)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14944)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15294)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17763)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15585)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22652)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14654)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14697)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15363)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17468)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19042)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.