Việt Nam 'chuẩn bị đương đầu với TQ'

20 Tháng Mười Hai 201510:53 CH(Xem: 13776)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 21 DEC 2015

image095

Cao xạ trên nóc nhà giàn DK1 bãi Phúc Tần, thềm lục địa Việt Nam. Photo: LKT

Việt Nam 'chuẩn bị đương đầu với TQ'

Greg Torode Reuters, viết từ Việt Nam
image097

 Image copyright Reuters Image caption Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để phòng ngừa xung đột

Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trậnkhác, các quan chức cao cấp và giới thạo tin nói với Reuters.

Chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế hoạch phòng ngự. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào vị trí “sẵn sàng chiến đấu cao” – một tín hiệu cho thấy sẵn sàng cho việc bị tấn công bất ngờ. Cả Sư đoàn 308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc cũng được đặt vào tình trạng này.

Việt Nam và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Điểm bùng phát bây giờ có thể là Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Chúng tôi không muốn có xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình.” - Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đề nghị giấu tên cho Reuters biết. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.”

Đáng chú ‎ ý hơn cả, Hà Nội đang xây dựng lực lượng phòng vệ hải quân rất lớn từ chỗ gần như không có gì, bằng việc mua sáu tàu ngầm lớp Kilo cao cấp từ Nga.

Trong vài tháng gần rồi, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài cho biết, và đây là xác nhận đầu tiên về sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam trong vùng biển chiến lược.

Sư đoàn 308

Về mặt quân sự, có thể thấy phần nào không khí căng thẳng tại trụ sở Sư đoàn 308 phía tây bắc Hà Nội. Đây là đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các tướng lãnh quân sự cao cấp liên tục nhắc đến việc “sẵn sàng chiến đấu cao”.

image099

Image copyright Reuters Image caption Sư đoàn 308 là lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam

Cụm từ này được ghi trên bảng lớn bên dưới ảnh tên lửa và chân dung người sáng lập cách mạng Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, cùng ảnh anh hùng quân đội huyền thoại, Tướng Võ Nguyên Giáp.

Nằm ở giữa vùng núi non hiểm trở phía bắc Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ xưa của đồng bằng Sông Hồng, Sư đoàn 308 là đơn vị quân đội lâu đời nhất của Việt Nam và vẫn đang trấn giữ hiệu quả khu vực phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.

Một quan chức cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải [Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308], nói ông không thể bình luận về Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của chủ đề này về mặt chính thống. Nhưng Việt Nam sẵn sàng đẩy lùi bất cứ lực lượng nước ngoài nào, ông nói với Reuters trong cuộc viếng thăm hiếm hoi của một phóng viên nước ngoài.

Ông Lê Văn Hải phát biểu: “Sẵn sàng chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của sư đoàn, của Bộ Quốc phòng và của quốc gia. Chúng tôi có thể xử lý bất kỳ tình huống bất ngờ hoặc không mong đợi nào... Chúng tôi luôn sẵn sàng.”

“Sẵn sàng chiến đấu cao”, cùng với các đề cập về “tình hình mới”, đang được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn văn của quan chức cao cấp khi đến thăm các căn cứ quân sự và trên nhiều ấn phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giới chức ngoại giao nói cụm từ này cũng thường được nhắc đến trong các cuộc gặp với các phái đoàn quân sự nước ngoài.

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, người đã nghiên cứu quân sự Việt Nam từ cuối thập niên 1960, cho biết: “Khi Việt Nam nhắc đến “tình hình mới” thì là họ đang sử dụng một cụm từ được mã hóa đề cập đến khả năng đối đầu hoặc xung đột quân sự ngày càng cao với Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông”.

image101

Image copyright Reuters Image caption Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga

Trong khi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các tướng lĩnh một thời tách biệt với thế giới của Hà Nội nay đang vươn ra tìm đối tác chiến lược đa dạng. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí hiện đại, huấn luyện và hợp tác tình báo. Hà Nội xây dựng quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh như Nhật, Úc, Philippines, cũng như Châu Âu và Israel.

Kết quả của việc vươn ra bên ngoài là các đợt mua bán vũ khí, các chuyến tàu đến thăm và hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tuy nhiên có giới hạn. Hà Nội không tham gia liên minh quân sự với các nước vì trung thành với chính sách ngoại giao độc lập.

Các nguồn tin nói với Reuters Việt Nam đang muốn mua thêm máy bay ném bom Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Châu Âu, Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển, và trinh thám không người lái. Việt Nam mới đây cũng nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, trang bị thêm radar giám sát cảnh báo sớm, và các hệ thống tên lửa đất đối không từ Nga.

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng vọt và bỏ xa những hàng xóm Đông Nam Á khác trong thập niên vừa rồi.

Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận xét: “Họ không làm việc này chỉ để diễu binh... họ đang thực sự xây dựng sức mạnh quân đội”.

Điểm bùng phát giàn khoan

Mặc dù các đảng cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng về chính trị, hai quốc gia này đã từng có lịch sử xung đột vũ trang và một thời gian dài mất lòng tin vào nhau.

image103

Image copyright AP Image caption Khi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng đã bùng phát

Một nghiên cứu mới tiết lộ cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979 thực ra khốc liệt hơn người ta từng biết rất nhiều, kéo dài dai dẳng mãi đến giữa thập kỷ 1980. Cả hai bên đã đụng độ trên biển năm 1988, khi Trung Quốc lần đầu tiên chiếm đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Sự kiện này vẫn là vết thương rỉ máu trong lòng Hà Nội.

Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn một quần đảo khác trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc đối đầu với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Hà Nội vẫn phản đối hành động này của Trung Quốc.

Gần đây hơn, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp trong 10 tuần khoảng giữa năm ngoái, bạo động chống Trung Quốc đã xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Giàn khoan được đưa đến khu vực cách thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý. Sự việc này đã thay đổi thế trận, các quan chức Việt Nam nói riêng với Reuters, củng cố thêm nghi ngờ về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong giới lãnh đạo quân đội và chính trị Hà Nội.

Việt Nam điều hàng chục tàu dân sự ra đối đầu với 70 tàu chiến và tàu tuần dương Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan vào khoảng giữa năm 2014.

Một sỹ quan hải quân Mỹ đã về hưu nói: “Đó là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta Biển Đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào.”

Quan hệ quốc phòng Việt-Trung

  • Hai bên đối đầu trên Biển Đông năm 2014
  • Đội tàu ngầm mới của Việt Nam bắt đầu hoạt động trên Biển Đông
  • Việt Nam gia tăng chi phí quân sự hơn hẳn các nước láng giềng
  • Hà Nội có thể nhắm vào tàu chở dầu và tàu hàng Trung Quốc


Về phần mình, các chiến lược gia quân sự Trung Quốc nhiều lần bực tức trước các nhà giàn mà Hà Nội tăng cường trong vùng biển Trường Sa sau khi mất Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đang xây dựng ba đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong đó có khu vực chiếm từ Việt Nam năm 1988.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đến Reuters một thông cáo cho biết quân đội hai nước có quan hệ thân thiện, gần gũi và Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam xây dựng hòa bình trong khu vực.

Thông cáo cho biết: “Cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]... cả hai bên nên tìm kiếm một giải pháp cơ bản, bền vững mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông, trên một bản đồ có đường chín đoạn, chồng lấn vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại trong vùng biển này mỗi năm, trong đó có phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.

“Bất an tinh thần”

Việc Trung Quốc chú trọng bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam – một căn cứ dự định cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử của nước này – có thể là một điểm bùng phát xung đột khác. Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu và rất nhiều tàu chiến hiện đại nhất đậu xung quanh khu vực đảo Hải Nam. Hạm đội Nam Hải đóng gần bờ biển phía Bắc của Việt Nam, gần khu vực nước sâu quan trọng để đi vào Biển Đông và các vùng biển phía dưới.

image105

Image copyright Reuters Image caption Khả năng của quân đội Việt Nam vẫn là một dấu hỏi với nhiều chuyên gia quân sự

Các tướng quân đội Việt Nam thừa nhận với khách nước ngoài là họ biết giới hạn của mình. Hai thập niên ngân sách quốc phòng tăng hai chữ số đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân, không quân và quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh hơn nhiều.

Các phái viên quân sự nước ngoài nói họ vẫn chưa nắm được khả năng thực sự cũng như khả năng sử dụng vũ khí mới phức tạp của quân đội Việt Nam. Họ gần như không được ra ngoài các phòng họp ở Hà Nội.

Các chiến lược gia quân sự Việt Nam nói đang tạo ra “Khả năng phòng thủ chủ động tối ưu” – khiến chi phí của bất cứ động thái nào của Trung Quốc chống lại Việt Nam sẽ tăng vọt, cho dù có xảy ra đối đầu trên biển hay tấn công trên bộ dọc theo đường biên giới 1.400km giữa hai nước.

image106

Image copyright Reuters Image caption Việt Nam thường nhắc đến cụm từ “Sẵn sàng chiến đấu cao độ” trong thời gian gần đây

Ông Carl Thayer nói nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói thông tin này được các chiến lược gia Việt Nam cho biết.

Mục tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn” – Ông Carl Thayer trình bày trong một thuyết trình tại hội nghị ở Singapore tháng trước.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam không bình luận gì về bài báo này./

BBC 18 tháng 12 2015

25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18110)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16801)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18155)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17003)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18528)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17301)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17423)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18618)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17733)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24747)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20050)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17306)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18317)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18491)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20263)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17271)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21186)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18056)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.