Kỳ 2: Lịch Sử Việt Nam được nhìn dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa ra sao?

06 Tháng Mười Hai 20157:29 CH(Xem: 14457)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 07 DEC 2015

 

Cứu môn sử, các nhà sử học hàng đầu Việt Nam đưa ra tổng kết 5 điểm

Xuân Trung (lược ghi)

16/11/15

 (GDVN) - “Công dân và Tổ quốc” là một môn tích hợp tùy tiện, không có cơ sở khoa học. Đó là chưa nói về tên gọi môn học “Công dân với Tổ quốc” cũng không khoa học.

Ngày 15/11, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Sau khi trao đổi, thảo luận trong không khí học thuật sôi nổi, dân chủ và đầy tinh thần trách nhiệm, thái độ xây dựng, Hội thảo thông qua bản Tổng kết do GS. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trình bày với 5 điểm nhấn quan trọng.

Thứ nhất, trong thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sa sút nhiều, gây nỗi lo âu trong xã hội. Học sinh chán môn Lịch sử, không thích học lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện.

Nếu đưa vào môn học bắt buộc thi thì điểm số rất thấp. Nếu đưa vào môn tự chọn thì hầu hết không chọn môn Lịch sử. Học hết cấp phổ thông mà hiểu biết lịch sử của phần lớn học sinh là rất lờ mờ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân vật anh hùng tiêu biểu cũng không nhớ hay nhớ sai. 

Tình trạng xuống cấp của môn Lịch sử có nhiều nguyên nhân, trước hết là do sách giáo khoa quá nặng nề, lối học và thi cử nặng về truyền thụ và đo kiến thức. Truy nguyên lên cao hơn là do chương trình và nhận thức không đúng về vị thế và yêu cầu giáo dục môn Lịch sử, không tôn trọng và nêu cao tính khoa học của môn học. 

image028

GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam. Ảnh Xuân Trung

Ngoài ra còn những nhân tố gia đình và xã hội như coi môn lịch sử nặng về trí nhớ, ít sáng tạo, không muốn cho con học lịch sử, học sử không có tiền đồ, khó tìm việc làm. Nhưng cũng cần nhấn mạnh, học sinh phần lớn quay lưng lại cách dạy và học môn Lịch sử, chứ không phải quay lưng lại môn Lịch sử. 

Một số cuộc thi tìm hiểu lịch sử với đề tài mở rộng cho sự tìm tòi, khám phá, thế hệ trẻ hăng hái tham gia với nhiều bài làm đạt chất lượng tốt.

Muốn khôi phục chất lượng giáo dục môn Lịch sử, cần đổi mới căn bản và toàn diện cả hệ thống giáo dục môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông từ nhận thức vị thế, yêu cầu giáo dục đến việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thay đổi cách dạy, cách học và cách thi. 

Thứ hai, tích hợp là một xu hướng khoa học của nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Nói chung nên tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên. Cấp Tiểu học, tích hợp môn lịch sử trong môn “Cuộc sống quanh ta” ở lớp 1, 2, 3 và trong môn “Tìm hiểu xã hội” ở lớp 4, 5, là có cơ sở khoa học và cần nghiên cứu để tùy theo lứa tuổi, chọn một số kiến thức lịch sử dễ hiểu, thiên về kể chuyện đưa vào nội dung các môn tích hợp. Hội nghị ủng hộ phương án tích hợp này của Bộ GD&ĐT.

Thứ ba, theo Chương trình mới của Bộ Giáo dục, lên cấp Trung học cơ sở, môn Lịch sử lại tiếp tục tích hợp trong môn “Khoa học xã hội” rồi môn “Công dân với Tổ quốc” ở cấp Trung học phổ thông là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học. 

Cho đến nay, Bộ Giáo dục chưa công bố thiết kế cụ thể của môn tích hợp “Khoa học xã hội” nên hội thảo chưa bình luận và góp ý kiến. Môn “Công dân với tổ quốc” tích hợp từ ba môn học: Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng- an ninh và Giáo dục lịch sử là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. 

Tích hợp không có nghĩa là cắt xén nội dung của một số môn học rồi gán ghép lại một cách cơ học, tùy tiện. Tích hợp khoa học phải dựa trên cơ sở những môn học gần gũi về nội dung, có quan hệ về lý thuyết và phương pháp luận, tức là có cơ sở kết hợp liên ngành. 

Môn quốc phòng- an ninh được quy định rõ trong Luật Giáo dục quốc phòng- an ninh, trong đó có vận dụng một số nội dung lịch sử như truyền thống chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự...Giáo dục quốc phòng- an ninh và giáo dục công dân là những môn học mang tính chính trị của thời hiện đại, hoàn toàn khác với môn lịch sử là khoa học về quá trình từ cội nguồn xa xưa đến thời hiện nay với nền tảng lý thuyết và phương pháp luận hoàn toàn khác.

image029

Hội thảo khoa học đón nhận sự quan tâm của nhiều giáo sư trong giới sử học. Ảnh Xuân Trung


“Công dân và Tổ quốc” là một môn tích hợp tùy tiện, không có cơ sở khoa học. Đó là chưa nói về tên gọi môn học “Công dân với Tổ quốc” cũng không khoa học, thiếu sức thuyết phục. Hội nghị đã phân tích và nhất trí đề nghị Bộ GD&ĐT cần lắng nghe ý kiến các nhà khoa học và dư luận xã hội để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc môn học tích hợp Công dân với Tổ quốc.

Thứ tư, từ hai môn tích hợp “Khoa học xã hội” ở cấp Trung học cơ sở và môn “Công dân với tổ quốc” ở cấp Trung học phổ thông, môn Lịch sử đã bị xé nhỏ, tích hợp tùy tiện một ít nội dung vào hai môn kia. 

Mặc dù một ít nội dung lịch sử trở thành phân môn, nhưng trên thực tế môn Lịch sử đã bị xóa sổ với vị thế và yêu cầu của một môn học trong tính hệ thống và toàn diện của nó. Môn Lịch sử đặt thành môn tự chọn ở cấp Trung học phổ thông thì tình hình thi tốt nghiệp phổ thông vừa qua cho thấy rất ít học sinh lựa chọn. 

Hội nghị đã phân tích và cảnh báo những hậu quả khó lường khi xóa bỏ môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc, trong nền giáo dục phổ thông.

Lịch sử là môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; để bồi dưỡng các giá trị của truyền thống dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái..; từ đó xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam. 

Chương trình giáo dục của hầu hết các nước trên thế giới đều coi môn lịch sử, nhất là Quốc sử, là một trong những môn học cơ bản và bắt buộc như môn Quốc ngữ, Quốc văn và Toán học. 

Xóa bỏ một môn học như vậy là tạo nên những lổ hổng, những khoảng trống rất nguy hiểm trong nền giáo dục phổ thông, ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt, những nguồn nhân lực chủ chốt xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

Giới sử học đã tổng kết và nêu lên một quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước. Do vị trí địa-chiến lược, trong xây dựng đất nước luôn luôn phải có chiến lược giữ nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 

 Trên cơ sở Hội thảo này Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Trung học phổ thông. 

Tất nhiên bảo vệ môn Lịch sử cần gắn liền với yêu cầu đổi mới một cách căn bản và toàn diện hệ thống môn học để phát huy hết hiệu quả giáo dục của môn học.

Thứ năm, trước đây, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội thảo của các thầy/cô giáo giảng dạy và nghiên cứu lịch sử năm 2012 tổ chức tại Đà Nẵng, đã kiến nghị Bộ GD&ĐT cần sớm đưa nội dung về Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào nội dung giáo dục phổ thông. 

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã hứa sẽ nghiên cứu thực hiện kiến nghị này. Trong buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ngày 30/12/2013, Hội lại nêu kiến nghị này lên người đứng đầu Chính phủ và được Thủ tướng kết luận cần đưa nội dung này vào sách giáo khoa và giao GD&ĐT nghiên cứu thực hiện.

Gần đây một số đại biểu Quốc hội cũng chất vấn Bộ Giáo dục và đào tạo. Lãnh đạo của Bộ trả lời bằng văn bản rằng trong sách giáo khoa đang lưu hành đã có đủ nội dung này trong một số bài về lịch sử và địa lý. 

Nhưng kết quả kiểm tra cho thấy, trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, 9, 10 và 12, chỉ có một số bản đồ hành chính hay chiến sự có ghi tên đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong sách giáo khoa Địa lý lớp 8, 9 và 12 có bài về Biển Đông trong đó có bản đồ ghi tên đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

Trong sách giáo khoa Lịch sử, Địa lý đang lưu hành hoàn toàn chưa đề cập đến lịch sử xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hội nghị một mặt hoan nghênh một số tỉnh, thành phố ven biển như Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên -Huế, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Quảng Ninh đã kịp thời bổ sung tư liệu dạy về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong chương trình giảng dạy địa phương.

Hoan nghênh một số trường phổ thông đã tự tổ chức những buổi học tập giao lưu hay trải nghiệm sáng tạo về Biển Đông và chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. 

Mặt khác Hội nghị nhất trí khẩn thiết kiến nghị Bộ GD&ĐT không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợi đến khi biên soạn lại sách giáo khoa phải vài ba năm sau mới hoàn thành. 

Trong lúc cả nước thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông và tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các thế hệ học sinh lớn lên trong nền giáo dục phổ thông không thể không được trang bị những hiểu biết cần thiết về chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Xuân Trung (lược ghi)

 

Giáo dục Lịch sử có phải là giáo dục tri thức khoa học không? - Bài 1

PGS. TS Vũ Quang Hiển

13/11/15

 (GDVN) - Việc giáo dục lịch sử thiếu hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm hoạ mà những người có lương tâm hôm nay phải có trách nhiệm.

LTS: Bàn về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vị trí của môn Lịch sử, nhiều nhà giáo và chuyên gia trong lĩnh vực sử học đã lên tiếng phản đối việc tích hợp lịch sử trong chương trình mới.

Liên quan tới chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của PGS. TS Vũ Quang Hiển, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Tòa soạn trân trọng gửi tới quý bạn đọc.

Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ thế nào nếu giáo dục lịch sử không có hệ thống?

Tôi cho rằng, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại.

Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách cắt ghép và xuyên tạc lịch sử theo một lôgic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng “cách nhìn mới” về lịch sử. Xin nêu một số ví dụ: 

Thứ nhất, người ta bỏ qua Hiệp định Muyních (Muenich) giữa Pháp, Anh với Đức, chỉ tập trung khai thác và nhấn mạnh Hiệp ước Xô - Đức để đi tới kết luận kẻ gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là chủ nghĩa phát xít, mà là Liên Xô (?)

Thứ hai, người ta cố tình lãng quên những tội ác của chủ nghĩa thực dân, cố tình bỏ qua những hành động xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng những chính quyền do họ dựng ra, bỏ qua những việc làm đầy thiện chí nhân đạo và hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, để tập trung bôi nhọ và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc trong suốt 30 năm (1945-1975), đẩy nhân dân vào cảnh chết chóc, tang thương; “chỉ có nhân dân là chiến bại” (?)

Thứ ba, có không ít người xuất phát từ việc xuyên tạc rằng, Pháp và Việt Minh đã “tự ý” ký với nhau Hiệp định Giơnevơ 1954 để chia Việt Nam thành “hai quốc gia”, đẩy đất nước vào tình cảnh “Trịnh - Nguyễn phân tranh”, để rồi đi đến kết luận cộng sản Bắc Việt xâm lược Việt Nam Cộng hoà là một quốc gia độc lập có chủ quyền, và vì thế Việt Nam Cộng hoà phải yêu cầu Mỹ “giúp đỡ” chống “cộng sản hiếu chiến xâm lăng”, phủ nhận chính sách xâm lược thực dân mới của Mỹ (?)

image030

PGS. TS Vũ Quang Hiển. Ảnh tác giả cung cấp.

 Đó là những thủ đoạn mạo danh khoa học để xuyên tạc lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Phải chăng những cách trình bày và giải thích lịch sử như trên là khách quan và khoa học? 

Việc giáo dục lịch sử thiếu hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm hoạ mà tất cả những người có lương tâm hôm nay phải có trách nhiệm nặng nề. 

Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm.

Liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng”? Có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? 

 Trong những biến đổi không ngừng của quan hệ quốc tế hiện đại, sự thay đổi của điều kiện sống và làm việc, liệu những công dân Việt Nam trong tương lai có tin vào những việc cha anh mình đã làm là phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử hay không?  

Ai sẽ là người phải chiụ trách nhiệm về hậu quả đối với thế hệ trẻ của đất nước, đang chịu ảnh hưởng từng phút, từng giờ của sự tuyên truyền xuyên tạc lịch sử trên các trang mạng xã hội mà họ không có đủ phẩm chất và năng lực để phân biệt đúng, sai?

Nếu không coi môn Lịch sử là một khoa học để giáo dục một cách có hệ thống và bắt buộc thì sẽ để lại những lỗ hổng rất lớn, mà những thế lực phản động dễ dàng lợi dụng để thực hiện thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. 

Tôi khẳng định, câu trả lời vẫn còn ở phía trước, và tuỳ thuộc vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục và đào tạo đối với môn lịch sử. 

Tư duy coi nhẹ môn Lịch sử sẽ dẫn đến điều gì?

Cho rằng “Môn lịch sử không thể biến thành khoa học lịch sử” – cũng là xuất phát điểm của tư duy coi nhẹ môn lịch sử trong chương trình tổng thể.

Lịch sử là một bộ môn khoa học. Giáo dục lịch sử phải là giáo dục tri thức khoa học. Thế nhưng một cán bộ có trách nhiệm xây dựng Dự thảo chương trình cho rằng, “môn Lịch sử không thể biến thành khoa học Lịch sử (đây là phần dành cho những nhà nghiên cứu)”. 

Quả là một nhận thức mơ hồ, lệch lạc. Nếu như giáo dục lịch sử không phải là giáo dục những tri thức khoa học thì giáo dục cái gì?

Môn lịch sử trước hết phải là một khoa học, được dạy học bằng những phương pháp đặc trưng của bộ môn, tạo nền tảng để phát triển phẩm chất và năng lực con người Việt Nam, công dân của một quốc gia, đồng thời là công dân toàn cầu. 

Những tri thức lịch sử phải được trang bị một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống. Tri thức nền tảng là vấn đề căn cốt nhất mà con người Việt Nam cần có trước khi trở thành những người làm bất cứ việc gì. 

 Điều đó chỉ có thể được giải quyết bởi chính môn Lịch sử với tư cách là một khoa học trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học, với nội dung vừa sức và hấp dẫn đối với từng độ tuổi, bằng những phương pháp bộ môn phù hợp. 

Trên thực tế, chương trình và sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông có phần nặng tính hàn lâm; phương pháp dạy học lịch sử còn những bất cập, phương thức kiểm tra đánh giá chưa thật tốt. 

Đó là những vấn đề cần bàn kỹ sau khi môn lịch sử được đặt đúng vị trí của nó. Không thể dựa vào những khiếm khuyết của chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra, đánh giá, hoặc những hạn chế của đội ngũ thầy, cô dạy môn lịch sử để biện minh cho việc coi nhẹ môn lịch sử. 

Coi môn lịch sử không phải là khoa học là sự phủ nhận trực tiếp vai trò của môn học này nói riêng và giáo dục lịch sử nói chung. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp luận, khởi đầu cho một loạt những sai lầm khác.  

Bài tới: Sai lầm lớn về tư duy dẫn đến xem thường môn Lịch sử

PGS. TS Vũ Quang Hiển

Giáo dục Lịch sử có phải là khoa học không? - Bài 2

PGS. TS Vũ Quang Hiển

14/11/15

 (GDVN) - Cần thấy rằng, bản thân môn lịch sử là một môn tích hợp rất rộng (khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, tôn giáo…

LTS: Viết tiếp bài: “Giáo dục Lịch sử có phải là khoa học không?”, ở bài viết thứ hai này, PGS. TS Vũ Quang Hiển chỉ ra những sai lầm về tư duy trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dẫn đến phủ nhận vai trò của môn Lịch sử.

Toà soạn trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc.

Hiểu sai “tích hợp” và mâu thuẫn trong tư duy

Trong Dự thảo chương trình tổng thể có những cách hiểu khác nhau về khái niệm “tích hợp”.

Một cán bộ có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định “Nếu Lịch sử đặt ra là một môn học riêng sẽ có nội dung trùng với An ninh Quốc phòng, Giáo dục Công dân. Hơn nữa, nếu tách riêng sẽ không thực hiện được định hướng giảm môn bắt buộc và tăng cường môn tự chọn”. 

VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ MÔN HỌC BẮT BUỘC HAY MÔN HỌC TỰ CHỌN

Như vậy, “tích hợp” được hiểu là ghép gộp những môn học hiện tại có những nội dung kiến thức trùng nhau thành một môn chung, thực hiện một phép cộng cơ học, mà không thấy rằng những nội dung trùng nhau đó vốn thuộc về môn lịch sử mà các môn khác không nên lặp lại, nhưng có thể dựa vào đó để giúp học sinh đạt mục tiêu môn học.

Ngược lại với quan điểm trên, một cán bộ khác có trách nhiệm cao hơn lại cho rằng: “Giáo dục Lịch sử không phải chỉ có ở môn Lịch sử mà còn có trong môn Ngữ văn, Địa lý, Đạo đức, Công dân, Âm nhạc... Môn nào cũng đều có ý nghĩa giáo dục Lịch sử. Hình thức giáo dục Lịch sử của chúng ta nên đổi mới, hướng học sinh trở về với cội nguồn, đi thăm di tích lịch sử. Chúng ta không thể đánh đồng giáo dục Lịch sử chỉ là dạy Sử”. 

Điều đó có nghĩa là “tích hợp” theo kiểu dùng các môn khác để giáo dục lịch sử, mà không sợ sự trùng lặp nội dung kiến thức của nhiều môn.

Cùng một Dự thảo chương trình tổng thể lại có hai quan điểm trái ngược nhau về “tích hợp” như trên là điều bất cập rất lớn, thể hiện sự lúng túng trong xây dựng chương trình. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phủ nhận vai trò của môn lịch sử và giáo dục lịch sử. 

image031

PGS. TS Vũ Quang Hiển. Ảnh tác giả cung cấp


Nhiều môn học dựa trên cơ sở những tri thức lịch sử để đạt mục tiêu dạy học . Nhưng dựa vào những kiến thức lịch sử hoàn toàn khác với giáo dục lịch sử. Một số môn có thể góp phần giáo dục tinh thần của lịch sử, nhưng không thể trang bị tri thức lịch sử bằng cách cung cấp những tư liệu lịch sử gốc có hệ thống và toàn diện.

Nếu như các môn khác đảm nhiệm được vai trò của môn Lịch sử, thì các nước tiên tiến duy trì dạy học bắt buộc và riêng biệt môn Lịch sử để làm gì?

Cách hiểu chưa đúng và thiếu nhất quán về khái niệm “tích hợp” dẫn đến việc xác định sai lệch vị trí của môn lịch sử.  

Cần thấy rằng, bản thân môn lịch sử là một môn tích hợp rất rộng (khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, tôn giáo… ; rộng hơn nữa là lịch sử của các khoa học tự nhiên và và khoa học xã hội như Toán học , Lý học, Hoá học, Sinh vật học, Tiếng Việt, Chữ Việt…). Chính vì thế mà C. Mác nói: “Chỉ có một khoa học chân chính nhất là khoa học lịch sử”. 

Vì thế, cần trả những đơn vị kiến thức vốn thuộc về khoa học lịch sử đang nằm trong các môn học khác về cho môn lịch sử, để bớt đi thời lượng và tạo điều kiện cho các môn khác hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, ví dụ như: 

Phần văn học sử trong chương trình văn học có thể giải quyết trong môn lịch sử. Môn Lịch sử không chỉ làm sáng tỏ bối cảnh ra đời của các trào lưu hoặc dòng văn học, mà còn có thể cung cấp bức tranh chung về lịch sử văn hoá trong mỗi giai đoạn lịch sử. 

Tất nhiên làm như vậy không phải là coi nhẹ môn Văn học, mà trái lại, môn Văn học sẽ có thêm thời gian để tập trung khai thác sâu hơn những giá trị của các tác phẩm văn học. 

Tương tự như vậy, truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, tri thức khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, những kinh nghiệm giữ nước của dân tộc, cùng tinh hoa quân sự thế giới… là những nội dung mà chỉ có môn Lịch sử mới có thể giải quyết tốt nhất, tạo điều kiện để môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh tập trung vào những vấn đề hiện tại. 

Trong môn lịch sử có thể tích hợp những nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc nói riêng, ý thức công dân nói chung và cả ý thức của con người đối với nhân loại… 

Bản thân môn Lịch sử với tư cách một khoa học không thể bị tích hợp vào bất cứ môn học nào, mà bắt buộc phải đứng độc lập. 

Đưa môn Lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc” là không đúng nghĩa về “tích hợp liên môn”, mà chỉ là một phép cộng cơ học, là sự “khai tử” môn lịch sử một cách cố ý, là sự xem thường những giá trị đặc thù của giáo dục lịch sử. 

Nói tóm lại, cần lấy môn Lịch sử làm trụ cột để giải quyết các vấn đề lịch sử, trong đó có những nội dung mà các môn học khác cần tới, chứ không thể chia các nội dung lịch sử ra để giải quyết trong các môn học khác và giải thích một cách tuỳ tiện rằng “giáo dục lịch sử được tích hợp trong nhiều môn học khác nhau”.

Lập luận khó chấp nhận trong Dự thảo chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT

Những người xây dựng Dự thảo chương trình của Bộ lấy lý do “định hướng giảm môn bắt buộc và tăng cường môn tự chọn” để gộp, ghép các môn học lại là tư duy bất ổn. Vấn đề không phải là số lượng môn bắt buộc, mà là những đơn vị kiến thức bắt buộc. Gộp 3 môn thành 1 môn bắt buộc, thì chẳng khác gì bắt buộc cả 3 môn, không hề có sự đổi mới về chất.  

image032

Ảnh minh họa. VOV


Cần phải tìm giải pháp khác thoả đáng hơn, ngay trong một môn học cũng có thể có những phần bắt buộc và tự chọn khi có chủ đích đào tạo phân hoá thật sự. Ví như môn lịch sử, phần lịch sử Việt Nam có thể bắt buộc (cho mọi đối tượng), nhưng phần lịch sử thế giới có thể tự chọn (cho phân ban khoa học xã hội và nhân văn).   

Dựa vào lập luận: “trong tự nhiên cũng như trong xã hội các sự vật, các quá trình liên quan với nhau rất chặt chẽ, thống nhất”, một vị lãnh đạo của Bộ Giáo dục cho rằng: “để giải quyết tốt các vấn đề trong học tập cũng như trong thực tế thì kiến thức phải được hiểu và vận dụng rất biện chứng.

Một môn học, vì vậy, phải phản ánh được nhiều lĩnh vực kiến thức, ngược lại mỗi lĩnh vực kiến thức phải được thể hiện trong nhiều môn học để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh vận dụng tổng hợp được dễ dàng và hiệu quả. Nếu cứ muốn giữ lại những môn học như cũ thì chúng ta không thể đổi mới được chính môn học đó và gây khó khăn cho các môn học khác”. 

Cách luận giải như thế có vẻ “uyên bác” về lý luận, nhưng chỉ là không tưởng. Nếu “mỗi lĩnh vực kiến thức phải được thể hiện trong nhiều môn học” thì chỉ có thể tạo ra sự trùng lặp, chồng chéo kiến thức nhiều hơn giữa các môn khác nhau mà thôi.  

Trong khi đặt vấn đề một môn học phải thể hiện những kiến thức của nhiều môn học khác, vị lãnh đạo này lại mâu thuẫn với chính mình khi viết: “việc đặt thành môn riêng biệt rất chặt chẽ về hình thức thì kiến thức sẽ chồng chéo giữa các môn học, gây quá tải mà chưa hẳn môn nào cũng dạy được nhiều”. Vậy phải làm thể nào để tránh chống chéo? Thật khó hiểu.

Một cán bộ cấp Vụ của Bộ khẳng định: “Ở nhiều quốc gia khác, học sinh sẽ hoàn toàn học theo môn học tự chọn”. Phải chăng viết như thế là có sự nhầm lẫn? Chúng ta sẽ trả lời thể nào trước câu hỏi: Tại sao ở các nước có nền giáo dục tiên tiến thì môn Lịch sử lại là môn học độc lập và bắt buộc, còn Việt Nam thì không? Chắc chắn Ban Dự thảo chương trình của Bộ chưa nghĩ đến câu hỏi này.

Dù giải thích thế nào đi nữa, những ý tưởng “hoà trộn môn lịch sử trong nhiều môn học khác” thực chất là coi nhẹ môn học này. Nếu không chỉnh sửa Dự thảo chương trình tổng thể sẽ là sự “khai tử” môn Lịch sử. Một chương trình tổng thể đòi hỏi một tư duy tổng thể, chứ không phải là một tư duy chắp vá, duy ý chí chủ quan.

Hãy để môn Lịch sử làm chức năng, nhiệm vụ của nó để cùng các môn khác hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực tư duy cho học sinh bằng phương pháp đặc trưng riêng. 

Cách giải thích về việc ghép môn lịch sử với một số môn khác, cũng như cách lập luận những môn khác nhau đều có thể giáo dục lịch sử, thực chất chỉ là những lời biện hộ cho việc xoá bỏ môn lịch sử, không hề có cơ sở khoa học.

PGS. TS Vũ Quang Hiển

 

Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục nên cẩn trọng, có thiện chí và dân chủ hơn"

Xuân Trung (thực hiện)

01/12/15

 (GDVN) - "Bộ quyết tâm trên nền tảng nào, quyết tâm để làm một dự án là chuyện khác, nếu quyết tâm làm thay đổi giáo dục lịch sử thì chúng tôi hết sức ủng hộ".

Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bên lề Đại hội Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa VII chiều ngày 30/11 về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc biệc là việc tích hợp môn Lịch sử.

Phóng viên: Phản ứng của giới sử học như thế nào khi Quốc hội thông qua Nghị quyết trong đó giữ môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Chúng tôi ghi nhận đó là một sự chia sẻ rất lớn của xã hội, đặc biệt là trên diễn đàn Quốc hội.

Các cuộc chất vấn tuy là chỉ một vấn đề nhưng đã tạo ra hiệu ứng rất tốt, vừa động viên, nhắc nhở những người có trách nhiệm, đồng thời đòi hỏi có một sự cần thiết lúc này là lúc tập hợp nhau lại, chứ không phải là lúc để tạo ra những khuynh hướng xa cách nhau. Vì rõ ràng giáo dục lịch sử là vấn đề lớn, liên quan tới thế hệ tương lai thì chúng ta phải tập hợp nhau lại.

Ông nghĩ thế nào về động thái của Bộ GD&ĐT khi mà sau ngày 27/11 Quốc hội quyết giữ môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình mới, nhưng Bộ vẫn triển khai tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy tích hợp môn này ở một số trường của tỉnh Thanh Hóa như GS. Nguyễn Quang Ngọc đề cập?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Về hình thức thì cảm thấy không cần thay đổi gì cả, nhưng điều quan trọng hơn tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cần cẩn trọng hơn, nên có thiện chí hơn, nhất là trong bối cảnh hiện nay phải dân chủ hơn. Đừng biến các thế hệ học sinh là vật để thí nghiệm.

image033

Ông Dương Trung Quốc trao đổi với phóng viên. Ảnh Xuân Trung


Cá nhân ông và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có sẵn sàng hợp tác với Bộ GD&ĐT để thúc đẩy môn học này trong trường phổ thông hay không?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Chúng tôi sẵn sàng đứng đằng sau ủng hộ Bộ GD&ĐT, chúng tôi chỉ không tán thành cách làm dường như thiếu thận trọng, chưa dân chủ.

Dân chủ là ở chỗ phải tham khảo ý kiến nhiều người, chia sẻ với mọi người. Tôi có cảm giác rằng trong trường hợp này Bộ GD&ĐT triển khai một dự án nhiều hơn là xây dựng một mục tiêu làm tri thức lịch sử đi vào đời sống học đường. 

Tôi nghĩ rằng, sau này sẽ có sự hợp tác tốt hơn, mặc dù trước kia Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có sự hợp tác với Bộ GD&ĐT, nhưng riêng đối với chủ trương tích hợp Lịch sử thì cần phải xem xét lại, cẩn trọng hơn và quan trọng nữa là nâng cao môn học này trong trường học.

image034

Chủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộc


Một vấn đề như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải trình trước Quốc hội là vẫn giữ môn học Lịch sử trong chương trình mới, vẫn tăng giờ dạy, nhưng nếu không thi (không chỉ riêng môn sử) thì học sinh sẽ không học, nhưng đó cũng chỉ là hình thức, cái quan trọng là làm cho lịch sử hấp dẫn, thành nhu cầu.

Do đó chúng ta phải thay đổi lại phương pháp giảng dạy, đồng thời phải quan tâm hơn nữa tới các thầy cô dạy sử.

Giới sử học sẽ tham gia viết lại sách giáo khoa lịch sử lần này không và vai trò của Hội là như thế nào trong việc này?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ việc viết sách giáo khoa vừa là vấn đề khoa học, vừa là vấn đề sử học, đồng thời là một khoa học sư phạm, do đó cần có sự kết hợp trên cơ sở rút kinh nghiệm của các thầy cô dạy sử lâu năm, trên cơ sở học hỏi phương pháp của bạn bè quốc tế và tranh thủ sự hợp tác của giới sử học.

Nếu làm tốt được những vấn đề đó thì có thể giải quyết được vấn đề bức xúc hiện nay.

Vậy theo ông làm gì để thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về lịch sử, đặc biệt là giới trẻ?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ thuận lợi lớn nhất là chúng ta có chủ trương, đó là tạo mọi điều kiện để mọi người cùng tham gia vào, không chỉ trong nhà trường mà còn học ở ngoài xã hội, không chỉ trong sách giáo khoa, trên bục giảng mà còn có thêm nhiều yếu tố hỗ trợ như ngôn ngữ nghệ thuật, tiếp cận những không gian lịch sử, với những nhân chứng lịch sử. 

Do đó, đòi hỏi chúng ta phát huy, có một sáng kiến, hình thức để bổ sung thêm giáo dục thuần túy ở học đường. Đây là việc làm mà nhiều quốc gia đã quan tâm. 

Vấn đề liên quan tới môn sử không chỉ có riêng Việt Nam, khi xã hội phát triển mạnh mẽ như thế thì vị thế của Lịch sử quan trọng như thế nào, đây là vấn đề cả thế giới họ quan tâm.

image035

Giáo sư Phan Huy Lê muốn rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử?


(GDVN) - Các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sử học đều cho rằng, cần làm rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới"?

Nếu chúng ta biết cầu thị thì có thể học hỏi được rất nhiều điều hay của thiên hạ, nhưng trước hết ở những người có trách nhiệm liên quan tới lịch sử phải tập hợp lại về trí tuệ, về năng lực.

Bộ GD&ĐT từng có ý kiến muốn đổi mới thì phải có ý kiến trái chiều, có phản biện, do vậy nên Bộ vẫn quyết tâm làm, ông nghĩ sao về điều này?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Quan trọng là họ quyết tâm trên nền tảng nào, quyết tâm để làm một dự án là chuyện khác, nếu quyết tâm làm thay đổi giáo dục lịch sử thì chúng tôi hết sức ủng hộ. Do đó, nếu quyết tâm làm dự án thì chúng tôi phản đối.

Theo ông, truyền thông có vai trò như thế nào để thay đổi nhận thức học Lịch sử?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trước hết truyền thông phản ánh hiện thực, có thể cảnh báo, dự báo để cho những người có trách nhiệm phải quan tâm, để làm sao mối quan tâm đó được cụ thể hóa bằng việc làm cụ thể. Ở đây tôi muốn nói tới việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ thông. 

 Bộ Giáo dục đang bất chấp?

“Tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” là chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Quốc hội. Việc giữ lại môn Lịch sử được đưa vào nghị quyết của Quốc hội, thì mặc nhiên Chính phủ và Bộ GD&ĐT phải thực hiện, nhưng cần làm rõ giữ môn lịch sử thế nào? Việc có bắt buộc học bộ môn này hay không vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.

Đúng là trong bản dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều chỗ trình bày chưa rõ ràng, nhưng cái chưa rõ ràng lại nằm ở chỗ khác, còn việc chia môn Lịch sử ra từng mẩu nhỏ để tích hợp một cách tùy tiện thì dù có được giải thích như thế nào thì cũng không dấu nổi một thực tế là đã loại bỏ môn Lịch sử với tư cách là một môn khoa học.

image036

GS. Nguyễn Quang Ngọc. Ảnh Xuân Trung


Ban soạn thảo đã đánh lận giữa kiến thức lịch sử với khoa học lịch sử, mà giáo dục lịch sử trong nhà trường dù là cấp học nào thì cũng phải cung cấp cho học sinh nhận thức khoa học về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. 

Sử học gắn chặt với chính trị, nhưng năng lực phục vụ chính trị của Sử học lại nằm ở tính khách quan, khoa học của nó.

Sự yếu kém của sách giáo khoa lịch sử phổ thông đang lưu hành chính là do quá chú trọng đến kiến thức lịch sử, mà ít quan tâm đến Lịch sử với tư cách là một môn khoa học trong tính hệ thống và toàn diện.

Đây là vấn đề lý ra cần phải được rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc nhưng Bộ cố tình lẩn tránh và đổ lỗi cho giới Sử học.

Bất chấp sự phản đối của toàn xã hội, những ngày 27, 28, 29 tháng 11, Bộ GD&ĐT đồng thời triển khai chương trình tập huấn môn học tích hợp Công dân với Tổ quốc tại Thanh Hóa cho 106 giáo viên và môn học tích hợp Khoa học xã hội tại Thừa Thiên Huế cho 150 giáo viên Lịch sử, Địa lý.

Trên cơ sở vị thế đã được khẳng định (tức là môn Lịch sử phải là môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến cấp trung học phổ thông, ngang hàng với các môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc khác), chúng ta phải tìm mọi cách khôi phục chất lượng giáo dục môn Lịch sử, đổi mới một cách căn bản và toàn diện hệ thống môn học. 

Chúng ta phải dồn tâm, dốc sức xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa theo hướng tổng hợp, đa ngành và liên ngành; nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thay đổi cách dạy, cách học và cách thi... để phát huy cao nhất hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới Việt Nam. 

GS. Nguyễn Quang Ngọc, phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết. 

 

Xuân Trung (thực hiện)

 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì về việc dạy tích hợp môn Lịch sử?

Ngọc Quang

16/11/15

 (GDVN) - Tư lệnh ngành giáo dục cho biết theo dự thảo đang lấy ý kiến thì kiến thức lịch sử được dạy cả ở Văn học, Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc và nhiều môn khác nữa.

Trước sự quan tâm của Đại biểu Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) về vấn đề dạy tích hợp, gộp môn Lịch sử vào môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục Quốc phòng an ninh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, môn Lịch sử không bị coi nhẹ mà được coi trọng hơn chương trình hiện hành.

Cụ thể, theo ông Luận: “Các cháu ở bậc Trung học phổ thông đang học học 1,5 tiết Lịch sử/1 tuần.

Trong dự thảo đang lấy ý kiến và đang có tranh luận, các cháu học không học chuyên ban Khoa học xã hội thì học bình quân 2,5 tiết/tuần.

Các cháu vào phân ban Khoa học xã hội thì học 4 tiết/1 tuần.

Tất cả những tiết này đều bắt buộc.

Như vậy, nội dung và khối lượng kiến thức lịch sử tăng lên”.

image037

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, dự thảo dạy tích hợp môn Sử đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân và các nhà chuyên môn. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng lý giải vì sao lại có việc đưa lịch sử vào môn học Công dân và Tổ quốc?

Ông Luận nói: “Thứ nhất theo tinh thần chủ trương tích hợp. Thứ hai trong luật Giáo dục quốc phòng an ninh có quy định giảng dạy về lịch sử, lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng. Anh em dự kiến là đưa vào chỗ đó để tránh trùng lặp.

image038

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi quá khó cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận


Ngoài các nội dung lịch sử được giảng dạy trong phần giáo dục công dân với tổ quốc thì ở những môn học khác, chúng tôi dự kiến có giảng dạy lịch sử. Ví dụ, giảng dạy về văn học thì cũng gắn với lịch sử.

Chúng ta giảng cho các cháu về Hịch Tướng sĩ, về Bình Ngô Đại Cáo, về Tuyên ngôn độc lập mà không gắn với Lịch sử thì các cháu không thể hiểu được và không thể có rung động".

Cũng theo Bộ trưởng Luận, không phải chỉ Văn học, mà trong Địa lý cũng sẽ gắn với lịch sử.

Đây không phải là tên đất, tên đảo mà gắn với những chiến công, gắn với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông.

"Giáo dục âm nhạc, giáo dục mỹ thuật cũng gắn kết hỗ trợ cho lịch sử. Tôi lấy ví dụ, bây giờ chúng ta dạy cho các cháu cảm thụ về bài hát Câu hò bên bến Hiền lương, Xa khơi… nếu không gắn với lịch sử thì các cháu không có rung động.

Cho nên rất nhiều các môn học khác nữa cũng sẽ làm nhiệm vụ giáo dục truyền thống, hỗ trợ cho giáo dục lịch sử.

Nói tóm lại, thưa Quốc hội trong dự thảo đang lấy ý kiến không hề có ý môn lịch sử không bắt buộc.

Vấn đề cần thảo luận là ở chỗ, cần phải để riêng một môn Lịch Sử hay để lịch sử gắn nó với các môn khác thành tích hợp".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cắt lời: “Anh Luận ơi, sáng nay anh vắng nên tôi nhắc lại câu hỏi cho chính xác: Theo quan điểm Bộ trưởng thì có bỏ môn Lịch sử với tư cách là một môn độc lập không?”.

image039

Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục không minh bạch"


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Hiện nay, ban soạn thảo của Bộ đang lắng nghe ý kiến rộng rãi của toàn dân.

Trên cơ sở đó, chúng tôi có thảo luận tiếp thu, sẽ có báo cáo làm việc với ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương, Hội đồng Quốc gia giáo dục, Ủy ban Văn hóa Thanh thiếu niên và Nhi đồng, các Hiệp hội… sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ vì đây là chuyện hết sức hệ trọng.

Còn quan điểm của chúng tôi là nếu tích hợp là nhẹ, không thể làm tăng được thì không tích hợp.

Còn nếu tích hợp mà vẫn đảm bảo thì sẽ cho tích hợp. Chúng tôi sẽ làm việc với các chuyên gia giáo dục và chuyên gia lịch sử để có kết luận cuối cùng”.

Đề cập tới bản dịch mới bài thơ “Nam quốc sơn Hà” dậy sóng dư luận thời gian qua, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, những thay đổi không cần thiết, không đem lại hiệu quả cao thì không thêm vào khi đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông.


Sau trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Đại biểu Lê Văn Lai tiếp tục bấm nút trao đổi lại.

Ông Lai chỉ rõ: “Theo Bộ trưởng việc tích hợp là coi trọng hơn môn Lịch sử chứ không coi nhẹ.

Bộ trưởng có nêu vấn đề thời lượng dạy môn Lịch sử, nhưng tôi nghĩ là thời lượng tiến hành dạy môn Lịch sử chỉ là một khía cạnh, còn những yếu tố quan trọng hơn: Ai? Thầy giáo nào có thể dạy theo kiểu tích hợp?

Việc chuẩn bị của Bộ Giáo dục thế nào quyết định cho việc dạy tích hợp này? Tôi chưa nhìn thấy sự chuẩn bị này, cho nên đồng bào, phụ huynh học sinh, kể cả các nhà khoa học thiếu tin tưởng vào chủ trương này.

Khi môn Lịch sử được dạy một cách độc lập, có hệ thống, có thầy giáo chuyên ngành theo chương trình truyền thống mà môn Lịch sử vẫn có nhiều hạn chế bộc lộ rất rõ. Bây giờ liệu rằng chuyển qua cách dạy mới thì có đảm bảo nâng cao được chất lượng dạy và học không?

Theo cá nhân tôi thì chắc chắn là rất khó, vì bây giờ ta chưa có sự chuẩn bị gì cả về mặt đội ngũ lại làm một việc rất mới chưa có tiền lệ thì tôi rất băn khoăn”.

Ngọc Quang

 

Giáo dục Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng thứ hạng ASEAN?

Liên Hương

03/12/15

 (GDVN) - Điểm qua bức tranh giáo dục của một số nước quanh ta để thấy vị trí của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu?

LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của bà Đào Thị Liên Hương - Trưởng ban đối ngoại, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn giáo dục và Ngôn ngữ thế giới (FELCA).

Trong bài viết này, bà Liên Hương điểm qua bức tranh giáo dục của một số nước để cùng nhìn nhận vị trí giáo dục của Việt Nam đang nằm ở vị trí nào?

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Vào cuối tháng 12 năm 2015, các nước ASEAN đã trở thành một cộng đồng chung. Hãy điểm qua bức tranh giáo dục của một số nước quanh ta để thấy vị trí của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? 

Cần phải làm gì để liên thông, công nhận chương trình giảng dạy, bằng cấp lẫn nhau… để điều chỉnh và hội nhập tốt nhất cho nguồn nhân lực dồi dào của nước ta.

Hãy bắt đầu từ đất nước nhỏ bé Singapore

Singapore là một nước có nền giáo dục tiên tiến, đẳng cấp nhất khu vực với các trường Đại học danh tiếng và các phương tiện giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. 

Với bình quân thu nhập 56.256 đô la Mỹ/đầu người – rất cao so với các nước trong khu vực. Các gia đình đầu tư rất lớn cho việc học hành của con cái họ.

Đảng hành động của Nhân dân đã lãnh đạo quốc đảo này kể từ ngày giành được độc lập (50 năm).
 
Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về giáo dục tại quốc đảo này, ngoài ra còn có Cục Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star) chịu trách nhiệm về các nghiên cứu và phát minh, sáng chế khoa học. 

A*star đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng và lãnh đạo cho các viện nghiên cứu tại Singapore và rộng hơn là cả cộng đồng và các nhà sản xuất. 

Singapore dành 3% GDP cho giáo dục (khoảng 10 tỷ đô la năm  2013). Nhà nước đầu tư rất nhiều cho mỗi trẻ em được có cơ hội phát triển hết mức khả năng của mình. 

Chỉ tiêu cho giáo dục tăng 4 % từ 2007 đến 2012 thì tăng từ 6.9 tỷ - 9.8 tỷ đô la chiếm khoảng 20% tổng chi của Chính phủ.

image040

Cộng đồng ASEAN – Bức tranh giáo dục và hội nhập (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)


Vị trí của các trường Đại học tại Singapore đã được xếp hạng cao. 

Chính phủ Singapore khuyến khích sinh viên học tập trong nước và họ cũng tìm cách thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế, đặc biệt trong khu vực tới Singapore học tập.

Học tập tại các trường công, sinh viên chỉ phải trả một số tiền rất nhỏ do đã được nhà nước tài trợ.

Bộ Giáo dục quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục, đây là một hệ thống được tổ chức rất quy củ. Năm học bắt đầu từ tháng 1 đến giữa tháng 11. 

Tiếng Anh là ngôn ngữ được giảng dạy chính thức trong trường học. Ngoài ra học sinh, sinh viên được yêu cầu học thêm bản ngữ của mình. Có thể là tiếng Hoa, Tamil hoặc Malay. 

Trình độ giảng dạy rất cao. Hai trường: Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nayang được tổ chức QS xếp hạng trong top 100 trường Đại học hàng đầu thế giới (2014).

Trẻ em đi học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 6, rồi chúng học tiếp lên cấp II (4-5 năm), rồi học thêm 2 năm tại 21 trường Trung học phổ thông để lấy bằng GCE hoặc A level (là bằng được công nhận bởi Bộ GD&ĐT Singapore và kỳ thi quốc tế Cambridge). 

Sau đó, học sinh sẽ quyết định sẽ đi học tiếp tại các trường Đại học, Cao đẳng Công nghệ (polytechnics) hay đi làm…

Các trường quốc tế chuẩn bị cho học sinh lấy bằng International Baccalaureate hoặc bằng quốc gia của trường quốc tế đó.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục Singapore, tổng số học sinh phổ thông nhập học là 32.165  học sinh (2013), tại các trường Cao đẳng Công nghệ là 26.879 học sinh (2014) trong tổng số 79.970 học sinh đang học tại hệ thống các trường này.

Tổng số sinh viên vào các trường Đại học Công nghệ là 17.261 trong tổng số 59.748 sinh viên đang học Đại học (2013).

Singapore có khoảng 7000 sinh viên đang học tại Anh – trong đó có 1390 học luật, 465 học Y, nha khoa; có 6300 sinh viên học tại Úc – trong đó có 300 học luật, 108 học nha khoa và 66 học y khoa; có 4500 sinh viên học tại Mỹ, khoảng 1000 sinh viên học tại Canada.

Nền Giáo dục Malaysia


Bộ Giáo dục (MoE) của Chính phủ Liên Bang trông coi toàn bộ hệ thống giáo dục hoàn toàn miễn phí tại các trường phổ thông và cơ sở. 

Các trường Đại học do Bộ Giáo dục  Đại học (MOHE) quản lý

MOHE được tách ra từ năm 2015 – là cơ quan quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục sau Phổ thông: Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng Cộng đồng, cũng như các Vụ/Cục quản lý phát triển và Cục quản lý bằng cấp (MQA) – Cục này đứng ra chịu trách nhiệm kiểm tra đánh giá chất lượng các khóa giảng dạy tại các trường công và trường tư.

Sinh viên tại các trường trường công chỉ phải đóng học phí rất thấp (chủ yếu do nước tài trợ), còn học tại các trường tư thì học phí không được giảm.

Nghị định về giáo dục (2015 – 2025) vừa ra đời năm 2015 đã định hướng việc chuyển dổi mạnh mẽ việc quản lý các trường Đại học từ công sang tự chủ. 

Vẫn còn một khoảng cách lớn cần làm để chuyển giao quyền tự chủ về cho các  trường. Chính phủ đang khuyến khích khối tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào việc tài trợ cho giáo dục Đại học.

Hiện Malaysia đã dành 7.7% ngân quỹ cho giáo dục Đại học và Đào tạo, cao hơn rất nhiều tỷ lệ của các nước trong khu vực. Trong năm 2013 đã có 52,8 tỷ Malaysia Ringgit dành cho giáo dục Đại học.
 
Quốc tế hóa giáo dục Đại học là ưu tiên lớn của MOHE. Malaysia đã cố gắng để nâng hạng các trường Đại học tại Malaysia, tuyển 20,000 sinh viên quốc tế vào năm 2020, đưa thêm nhiều người Malaysia đứng đầu các trường quốc tế ở nước ngoài, hợp tác với các trường danh tiếng trong việc nghiên cứu và xây dựng giáo trình giảng dạy. 

MOHE đề ra mục tiêu xây dựng 20 trung tâm nghiên cứu đẳng cấp vào năm 2020, tạo sức cạnh tranh cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Hệ thống giáo dục Malaysia chia ra các cấp: trước cơ sở, cơ sở, phổ thông, sau phổ thông và Đại học. 

Trẻ em Malaysia học 11 năm phổ thông hoàn toàn miễn phí. 

Các trường chia ra theo ngôn ngữ giảng dạy – tiếng Bahasa Malaysia, tiếng Hoa hoặc tiếng Tamil.

Giáo dục phổ thông bao gồm 3 năm phổ thông cơ sở và 2 năm phổ thông trung học. Tiếng Malay được coi như tiếng Phổ thông, còn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Sau khi học 1-2 năm dự bị (giống như 6th form) hoặc GCE hay Alevel, học sinh sẽ tiếp tục học lên cấp Cao đẳng hoặc Đại học. 

Cấp Đại học thường kéo dài 3 năm (kể cả trường công hay tư). Các trường tư thường dạy bằng tiếng Anh, tại các trường công dạy bằng tiếng Malay. Các khóa sau Đại học chủ yếu dạy bằng tiếng Anh.

Các trường tư đóng một vai trò to lớn trong hệ thống giáo dục Malaysia. Các trường công chiếm tới 95% các trường phổ thông các cấp,  60% các trường Cao đẳng và Đại học, số còn lại là các trường tư.

Các trường ở Malaysia thường chia làm hai học kỳ, giống như các trường ở Nam bán cầu: học kỳ 1 bắt đầu vào tháng Giêng và kết thúc vào cuối tháng 5, học kỳ 2 bắt đầu vào giữa tháng 6 và kết thúc vào giữa tháng 11.

Các ngành được sinh viên Malaysia ưa thích là Khoa học xã hội, Kinh doanh, Luật, Kỹ sư, Sản xuất chế tạo và xây dựng.

Dân số của Malaysia là 30 triệu (2014), dự báo sẽ tăng 1.2% lên 32.4 triệu người vào năm 2020, 70% dân số ở độ tuổi (15-64), nhưng số người già trong thập kỷ tới sẽ tăng gấp 3 lần.

Đạo Hồi là quốc đạo.

Vào năm 2013 có 6.47 triệu học sinh và sinh viên học Đại học tại Malaysia. 

78% học ở các cấp phổ thông, 18% (1.16 triệu) học ở các trường Đại học công và 7% học tại các trường Đại học, tư( 484.963) và khoảng 1.5% học tại các trường Cao đẳng công nghệ (89.503). Trong vòng 10 năm qua, số lượng học sinh vào Đại học tăng lên 70%.

Từ năm 2002 – 2013, có khoảng 739.000 sinh viên Malaysia đi du học, năm 2013 có khoảng 79.000 sinh viên. Con số này cho thấy số lượng đã có giảm đi so với năm 2012 -81.000 sinh viên. Úc và Anh là hai thị trường thu hút số du học sinh từ Malaysia nhiều nhất.

30% số du học sinh này nhận được học bổng từ Chính phủ qua chương trình MARA cho người thiểu số Malay.

Tại các trường Đại học của Malaysia rất nhiều các khóa liên kết đào tạo với các trường quốc tế - chủ yếu của Mỹ, Canada, Úc, Anh… theo mô hình (1+2, 2+1, 2+2..), bằng kép, mua bản quyền (3+0).. 

Malaysia đã đi đầu trong khu vực trong việc đưa các trường quốc tế và các khóa đào tạo lấy bằng quốc tế (TNE-  transnational Education Programs) vào nước mình. Nhờ vậy đã giảm được số lượng học sinh đi du học rất nhiều. 

Chúng ta cần học theo cách làm này.

Giáo dục Philippines

Xếp thứ 12 trên thế giới về dân số với khoảng 100 triệu người, Philippines vốn nổi tiếng là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong một số lĩnh vực như: y tá, người giúp việc, quản gia …

Hiện Philippnes đang có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc với GDP tăng 7.2% ( 2014) tăng nhanh hơn hầu hết các nước Đông Nam Á khác, thu nhập bình quân 2.765 đô la Mỹ/ đầu người. Chính phủ dành 20.3% tổng chi cho giáo dục. 

Với sự gia tăng của tầng lớp giàu – 4% - 4 triệu người, tầng lớp trung lưu (18 triệu) trong đó bậc cao khoảng 6-8 triệu người, trung lưu bậc dưới khoảng 10 -12 triệu; với số người sống và làm việc ở nước ngoài khoảng 8 triệu người, gửi về cho đất nước 2.1 tỷ đô vào năm 2014 – chiếm 9% GDP  và dân số trẻ đang là thế mạnh của nước này.

Vụ Giáo dục (DepEd) quản lý giáo dục cơ bản, trong khi đó quản lý mảng giáo dục sau phổ thông lại do (Commission of Higher Education – CHED) – ủy Ban Giáo dục Đại học quản lý, còn Tổng Cục Giáo dục kỹ thuật và tay nghề (TESDA) thì chịu trách nhiệm mảng dạy nghề.

CHED chịu trách nhiệm toàn bộ về các liên kết đào tạo giữa các trường Đại học và Cao đẳng trong nước và ngoài nước. cơ quan này chịu trách nhiệm về việc cấp phép các khóa cấp bằng Đại học. 

TESDA kiểm định các khóa và chương trình chứ không phải các trường. Hệ thông giáo dục của nước này theo kiểu bậc thang, rất nhiều khóa đào tạo nghề và Cao đẳng liên thông lên Đại học.

Philipines đang nổi lên là một trung tâm đào tạo của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là việc giảng dạy goại ngữ, với 47.000 người học nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản) đang học tiếng Anh tại Philippines. 

Hầu hết đều dưới 18 tuổi hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông. Điều này đã dẫ đến sự bùng nổ nhiều trung tâm Anh ngữ và trường quốc tế dành cho học sinh, sinh viên quốc tế. Đa số họ đều tìm kiếm cơ hội học tập tiếp theo tại nước ngoài sau khóa học tiếng tại Philippines.

Theo con số tới năm 2013, con số sinh viên Philippines học tập ở nước ngoài như sau: 3,077 sinh viên học tập tại Mỹ, 2,786 sinh viên học tại Úc, 829 sinh viên học tại Anh.

Hầu hết các du học sinh nước này đều tự túc do gia đình gửi đi. CHED có cấp học bổng học Tiến sỹ ở nước ngoài.

Tính đến giữa năm 2014, tốc độ đường truyền của Internet tại Philippines là 3.6Mbps. Khoảng 3.3 triệu người Philippines sử dụng Internet và 93% sử dụng các mạng xã hội như Facebook.

Giáo dục Indonesia

Với số dân 249,866,000 người (2014) –Indonesia là đất nước đông dân nhất của cộng đồng ASEAN và là nước có số dân đứng thứ tư trên thế giới. 

Tăng trưởng GDP khoảng 5%/năm (2014), bình quân thu nhập đầu người là 3,404 đô la Mỹ, với chi phí dành cho giáo dục chiếm 1.2% GDP khoảng 10.9 tỷ đô la.

Ngôn ngữ chính: Bahasa Indonesia

Tôn giáo: đạo Hồi chiếm đa số: 87.2%, Thiên Chúa: 7%, Catholics: 2.9%, Hindu: 1.7%, còn lại 0.9%.

Hệ thống giáo dục của Indonesia theo hệ 12 năm (6+3+3), tiếp theo là 4 năm Đại học, 2 năm Thạc sỹ - dành cho người vào thẳng Đại học.

Đối với những sinh viên đi theo đường Cao đẳng hoặc dạy nghề, thì thời gian học đa dạng hơn, phụ thuộc vào khóa học họ theo, có thể từ 1 đến 4 năm. 

Ví dụ: Học sinh sẽ lấy bằng D1 khi học hết một năm học nghề, D4 nếu học hết 4 năm nghề.

Ngôn ngữ giảng dạy bắt buộc là tiếng Bahasa Indonesia, trừ các trường quốc tế học hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Năm học bắt đầu từ giữa tháng 7 tới giữa tháng 6, theo học kỳ, mỗi học kỳ có 21 tuần học.

Giáo dục cơ bản có 9 năm bắt buộc. Hệ cơ sở 6 năm ( từ 6 – 12 tuổi) trung học cơ sở (12-15 tuổi) và trung học phổ thông (15 – 18 tuổi), mỗi cấp 3 năm. 

Bắt đầu từ năm thứ hai của hệ trung học phổ thông, sẽ học theo phân ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học giáo dục, Ngôn ngữ hay tín ngưỡng. Các trường trung cấp nghề phổ thông: 3 năm dành cho độ tuổi từ 16-18.

Học hết 12 năm sẽ được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông.

Để đáp ứng nhu cầu công nhân tay nghề bậc cao, Chính phủ Indonesia đang cố tăng thêm số sinh viên đi theo hướng học nghề.

Mảng giáo dục Đại học tại Indonesia bao gồm các trường Đại học dạy 3-4 năm cấp bằng Đại học, 5-7 năm lấy bằng sau Đại học. 

Các học viện bao gồm cả các trường Đại học nghiên cứu, học viện… Một số trường của Indonesia cũng dạy các khóa liên kết cấp bằng quốc tế. hầu hết sinh viên quốc tế học tại Indonesia đến từ Malaysia và Timor – Leste.

Có cả trường công và trường tư. Các trường Đại học công thường có danh tiếng hơn, rẻ hơn và phải thi đấu cạnh tranh mới vào được.


Từ năm 2010 -2013, số học sinh tốt nghiệp phổ thông tại Indonesia tăng 13% từ 3 triệu lên tới 3.4 triệu. 

Theo con số của UNESCO, có khoảng 39.089 sinh viên Indonesia học ở nước ngoài. 

Con số nhập học vào trường Đại học trong nước tăng từ 852,793 ( 2012) lên 1,060,906 (2013). 

Theo con số của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia, vào năm 2012, có 478 trường Đại học, 57 học viện (giống như các Cao đẳng kỹ thuật), 1,366 Cao đẳng nghề, 1,094 viện và 175 polytechnics. Hầu hết các học viện là trường tư.. 

Chính phủ Indonesia có một quỹ Học bổng dành cho các sinh viên học cao học. Năm 2014, họ gửi khoảng 3000 sinh viên cao học đi du học.

Hiện số sinh viên Indonesia tại nước ngoài (2013) như sau:

Úc: 9.453 sinh viên, Mỹ: 7,340, Malaysia (6,222 ), Ai Cập: 2,682, Nhật Bản: 2,213, Canada: 591….

Chính Phủ mới lập đã xóa bỏ Bộ Giáo dục Quốc gia để tạo ra hai Bộ mới: Bộ Văn hóa và giáo dục cơ sở và phổ thông cơ sở, và Bộ Nghiên cứu, Công nghệ và Đại học, Chính phủ hiện tại dành cho giáo dục khoảng IDR 400 tỷ (khoảng 30 tỷ đô la hay 20% tổng chi ngân sách).

Giáo dục Việt Nam

Việt Nam là nước lớn thứ 3 trong khối ASEAN, dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới. 

Với tỷ lệ người trong độ tuổi dưới 25 chiếm 45%, khiến nhu cầu đào tạo tại Việt Nam vô cùng to lớn. Với tỷ lệ tăng dân số 1% hàng năm thì tới năm 2024, dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người. 

Theo nghiên cứu của Tập đoàn Boston Consulting (BCG), Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng của nhóm trung lưu cao nhất khu vực.

 Trong thời kỳ từ 2014 – 2020, tăng từ 12 triệu lên 33 triệu. Với thu nhập bình quân năm 2014 là 2,028, dự báo tới năm 2020 sẽ là 3,400 đô la. 

Giáo dục gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. 

Tại Việt Nam có hai Bộ được giao quản lý giáo dục ở cấp quốc gia: 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) chịu trách nhiệm từ cấp mầm non, cơ sở, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục Đại học, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm được áp dụng trong khắp cả nước và được sự giám sát chặt chẽ của các Sở GD&ĐT ở cấp tỉnh/ thành phố. 

Bộ Lao động, Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý mảng dạy nghề (TVET) với mục đích tạo ra nguồn nhân lực. 

Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) là Bộ quản lý các chương trình nghiên cứu, tại các học viện. 

Bên cạnh đó Viện Khoa học Việt nam (VAST) và Viện khoa học Xã hội (VASS) và các Bộ khác cũng có quỹ và ngân sách nghiên cứu riêng.

Với GDP năm 2014 của Việt Nam là 186.2 tỷ đô la, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam là 2,028 đô la, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6.0, Việt Nam chi khoảng 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng vì nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé và số lượng người trẻ lại nhiều nên ngân quỹ này thường thiếu hụt và ít ỏi để đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Hệ thống giáo dục Việt nam như sau:

*Cấp mầm non: 3-5 tuổi

*Cấp tiểu học: từ 6 tuổi – lớp 1-5

*Cấp Phổ thông chia làm 3 mức: cấp trung học cơ sở (lớp 6 – 9), cấp trung học phổ thông (lớp 10-12) tập trung vào học kiến thức phổ thông cơ bản.

Lựa chọn khác: phổ thông trung học nghề - lớp 10-12 hoặc 13 – tập trung vào học nghề

• Cấp Cao đẳng và Đại học: Cao đẳng và Cao đẳng nghề: 2-3 năm, Đại học – 4 năm. Sau Đại học: Thạc sỹ: 2 năm và tiến sỹ 4 năm.

• Kể từ năm 2015, học sinh chỉ phải tham dự một kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Dựa vào kết quả này để các trường tuyển sinh vào Cao đẳng và Đại học. 

Ngôn ngữ giảng dạy tại Việt Nam là tiếng Việt. Ngoại ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh.

Có 491 trường Cao đẳng và Đại học, trong đó có 55 học viện, 219 trường Đại học, 217 trường Cao đẳng, các trường tư chiếm 20% (60 trường Cao đẳng và Đại học).

Số sinh viên hiện nay là 2,363,942, trong đó chỉ có 313.620 học tại các trường tư.

Giảng viên là 91.183 người, trong đó có 10,999 giảng viên có bằng tiến sỹ.

Hiện tại Việt Nam có 4 trường Đại học chất lượng quốc tế: Trường Đại học Việt - Đức, Đại học Việt - Pháp (nằm trong trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà nội), Đại học Việt - Nhật, Đại học Việt - Anh (từ học viện Việt - Anh)

Và có 4 trường quốc tế 100% vốn nước ngoài: trường RMIT (Úc), British University Vietnam, Tokyo Medical University Project, Fulbright University Project.

Có 432 chương trình liên quốc gia, 35 chương trình liên kết đào tạo với 23 trường Đại học, 17 các khóa kỹ sư tại 4 trường Đại học tại Việt Nam.
Việt Nam đã ký công nhận bằng cấp với 10 nước.

Chính phủ Việt Nam đang có những kỳ vọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh tại Việt Nam thông qua đề án 2020.

Theo con số của MOET – có khoảng 125.000 học sinh Việt Nam đang đi du học ( 2013), tăng 15% so với con số năm 2012. Trong đó 90% là du học tự túc.

Với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Đại học tại Việt Nam, Chính phủ đã chi ngân sách cho hai chương trình 911 cho tới năm 2020 gửi đi 10,000 người đi học Tiến sỹ và chương trình 599 đào tạo 1.800 thạc sỹ và cử nhân. Ngoài ra còn rất nhiều học bổng từ nguồn kinh phí của các tỉnh/thành phố.

Học sinh Việt đi du học chủ yếu tại các thị trường sau (theo số liệu 2013):
Úc: 26.015 sinh viên, Mỹ: 19.591 sinh viên, Nhật Bản: 13.328 sinh viên, Trung Quốc: 13.000 sinh viên, Singapore: 10.000 sinh viên, Canada: 4.843 sinh viên. 

Học sinh Việt Nam đi du học ở tất cả các cấp từ học ngoại ngữ, phổ thông tới Đại học, sau Đại học…

Với bối cảnh của giáo dục của một số nước trong khu vực ASEAN như vậy và nhìn lại bức tranh của nền giáo dục Việt Nam, chúng ta thấy Chính phủ Việt Nam đã đưa Giáo dục vào vị trí ưu tiên hàng đầu với hàng loạt các cơ sở pháp lý như Nghị định 14 do Chính phủ ban hành về cải cách Giáo dục Đại học ra đời năm 2005 cho giai đoạn 2006 -2020; Luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua năm 2012; Nghị định 73 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam về giáo dục và hợp tác về đào tạo với nước ngoài đã ra đời năm 2012. 

Nghị quyết về cải cách triển để và toàn diện về giáo dục đã được Trung ương Đảng thông qua năm 2013; Chương Đại học đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào năm 2014. Nghị định về tự chủ tài chính cho đại học đã được Chính phủ thông qua năm 2014…

Nhưng trong quá trình thực hiện còn một số điểm bất hợp lý như Nghị định 73 về hợp tác giáo dục với nước ngoài, khuyên khích nước ngoài và khối tư nhân đầu tư vào Giáo dục. 

Trong thời khắc hội nhập lịch sử này, các trường cần phải được giao quyền tự chủ hoàn toàn về cả ba lĩnh vực: học thuật, tài chính và nhân sự

Các trường phải là người tự quyết về giáo trình giảng dạy, chương trình giảng dạy, về đầu vào - tuyển sinh, về đầu ra… có vậy mới tự quyết được chất lượng đào tạo để xây dựng thương hiệu, danh tiếng cho mình. 

Hiện Chính phủ đã đồng ý cho phép một số trường thí điểm được quyền tự chủ về tài chính, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai rộng rãi cho toàn bộ các trường. 

Tuy nhiên cũng phải xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ các con em gia đình nghèo có cơ chế vay vốn hoặc học bổng để học tập ở các trường Cao đẳng và Đại học.

Đối với nhân sự quản lý cũng như giảng dạy trong các trường học nên tạo cơ chế thoáng hơn và kéo dài thời gian giảng dạy. Bởi đối với các ngành xã hội nhân văn – những kinh nghiệm của thầy có được là vô giá. 

Hơn nữa đào tạo ra được một người thầy làm việc tốt cũng mất khoảng từ 10-20 năm đào tạo, nếu ta chỉ sử dụng họ đến 55-65 tuổi thì quá phí. 

Một khi, họ vẫn còn khả năng lao động và có lòng nhiệt tình yêu nghề thì vẫn có thể mời họ tiếp tục làm.

Về hợp tác liên kết đào tạo, tạo cơ chế thông thoáng hơn: Đề ra những quy định chuẩn để các trường dựa vào đó lựa chọn các đối tác liên kết cho phù hợp và báo cáo cho Bộ chủ quản nắm. 

Việt Nam đã bước vào cuộc chơi chung với cộng đồng ASEAN, không ai còn đợi chúng ta nữa. 

Nếu chúng ta không tự cởi trói cho mình, không hội nhập thì chúng ta sẽ thua trận ngay trên sân nhà trong cuộc chạy đua khốc liệt của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các thông tin trong bài viết là nghiên cứu, tổng hợp của cá nhân tác giả, có thể không đồng nhất với nhiều thông số có được từ các kết quả nghiên cứu, góc độ tiếp cận khác.

Liên Hương