Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

15 Tháng Mười 20159:36 CH(Xem: 13293)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

image058

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ’.

 

Trà Mi-VOA 15.10.2015

Việt Nam hôm nay tố cáo một tàu Trung Quốc tấn công làm chìm một tàu cá Việt gần quần đảo Hoàng Sa trong vụ va chạm mới nhất làm căng thẳng thêm tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Giới hữu trách tỉnh Quảng Ngãi cho hay vụ việc xảy ra hôm 29/9 khi nhóm người có vũ trang phía Trung Quốc cho tàu lao vào hông tàu Việt Nam, tràn qua cướp sạch ngư cụ và máy móc định vị rồi bỏ chạy khiến con tàu Việt bị ngập nước và chìm.

10 ngư dân trên con tàu mắc nạn may mắn kịp mặc áo phao và phát tín hiệu cầu cứu nên không có thiệt hại nhân mạng.

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ.’

Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này.

Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết.

Như vậy bình quân mỗi tháng có 2 trường hợp tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển.  

Việt Nam cần có biện pháp ứng phó thế nào để bảo vệ ngư dân trước đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông? Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Nguyễn Việt Thắng, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.

Ông Nguyễn Việt Thắng: "Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này."

VOA: Vụ việc xảy ra hôm 29/9 vì sao tới hơn nửa tháng sau Việt Nam mới lên tiếng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chậm là do thông tin của địa phương. Người ta phải báo cáo, xác định cho chính xác rõ ràng vì muốn phản đối cái gì cũng phải chính xác. Thông tin từ địa phương chậm nên chúng tôi phản ứng theo thời gian đó.

VOA: Những lần trước hay nghe nói ‘tàu lạ’ tấn công. Lần này gọi là tàu Trung Quốc nghĩa là đủ chứng cứ xác định rõ ràng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân người ta nói rõ là tàu Trung Quốc, nhưng không thấy nói tàu có dấu hiệu, ký hiệu gì.

VOA: Theo phản ánh của ngư dân, dấu hiệu nào giúp họ khẳng định đó là tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân có rất nhiều kinh nghiệm, dựa vào hành vi đập phá, đánh người và ngôn ngữ nói chuyện thì họ biết đó là tàu Trung Quốc.

VOA: Đây là lần thứ 20 trong năm tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công. Hội Nghề cá dự kiến ứng phó thế nào?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau. Tuy nhiên, tàu đánh cá không thể đi gần nhau được, và có những ngư trường rộng cho nên việc ứng phó phải có thời gian. Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

VOA: Đề nghị này cho tới nay được đáp ứng thế nào?

Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau...Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

Ông Nguyễn Việt Thắng nói.​

Ông Nguyễn Việt Thắng: Đương nhiên chưa thể nào đáp ứng 100% nhưng chúng tôi cho rằng nhà nước cũng có rất nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm an toàn cho ngư dân. Cục Kiểm ngư Việt Nam được thành lập và hoạt động từ tháng 5/2015. Sự hiện diện của Cục Kiểm ngư trên biển cũng góp phần tạo yên tâm cho ngư dân. Tuy nhiên, biển cả mênh mông. Cho nên đáp ứng 100% yêu cầu của ngư dân, theo chúng tôi, việc này cũng chưa được.

VOA: Biện pháp cụ thể nhất mà Hội Nghề cá mong muốn có trong việc bảo vệ ngư dân là gì?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Phải tăng cường sự hiện diện thường xuyên trên các vùng biển nhất là các vùng biển quan trọng như Hoàng Sa-Trường Sa, đặc biệt là các ngư trường lớn như Nam Hoàng Sa, Bắc Trường Sa ra Biển Đông. Phải tăng cường hơn nữa các lượng lượng này. Chúng tôi không nắm được cụ thể lực lượng có bao nhiêu, nhưng mong muốn có sự hiện diện thường xuyên để khi có vấn đề có thể xuất hiện kịp thời hỗ trợ ngư dân và ngăn tàu nước ngoài vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mong muốn là như thế nhưng đáp ứng thì có lẽ số lượng cũng chưa được nhiều.

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

AP dẫn nguồn tin từ giới hữu trách Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ có công hàm chính thức phản đối Trung Quốc về vụ tấn công hôm 29/9.

Bắc Kinh chưa lên tiếng phản hồi về tố cáo mới nhất của Việt Nam, nhưng trong các vụ tương tự trước đây, Trung Quốc tỏ ra phớt lờ và tố cáo ngược lại rằng tàu cá Việt sách nhiễu tàu Trung Quốc.

Tàu cá Việt đa số là tàu nhỏ không vũ trang trong khi tàu Trung Quốc là các loại tàu lớn hầu hết có trang bị võ khí, theo nhận xét của Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ.

Ông Nguyễn Ngọc Oai cũng khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc là ‘một lực lượng tấn công'.

Ngư dân Việt than phiền là trong khi tàu cá Trung Quốc được các tàu chức năng hộ tống bảo vệ thì tàu cá Việt phải tự mình đối đầu với sự hung hãn của tàu Trung Quốc mỗi khi ra khơi.

Cục trưởng Cục Kiểm ngư từng phát biểu với VOA Việt ngữ rằng: “Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng tôi có hạn. Cả vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá”.

13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13180)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13196)
"Việt Nam đồng ý về một loạt biện pháp cải cách lao động, kể cả cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập, với quyền được đình công, theo Hiệp định TPP được thoả thuận hồi tháng trước".
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13189)
20 Tháng Mười 2015(Xem: 14400)
"Một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” ông Tập".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 13474)
Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình vào Bạch Cung hội nghị với TT Obama. Ông Sang nói :“Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.