Bản đồ biên giới Việt-Miên của CPP và CNRP giống hệt nhau / Bắt khẩn cấp TNS Hong Sokhour

13 Tháng Tám 20159:02 CH(Xem: 16668)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 14 AUG 2015

Bản đồ biên giới Việt-Miên của CPP và CNRP giống hệt nhau / Bắt khẩn cấp TNS Hong Sokhour

(GDVN) - "Nếu CNRP cáo buộc chính phủ là kẻ cắp thì chính họ cũng là kẻ cắp vì bản đồ của Khmer Times ngày 11/8 đưa tin, nhóm nghiên cứu biên giới Việt Nam - CaVmpuchia trong Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia ngày 10/8 cho biết, bản đồ thể hiện biên giới Việt Nam - Campuchia mà chính phủ nước này dùng đàm phán với Việt Nam và bản đồ do phe đối lập CNRP mua từ Pháp về "giống hệt nhau".

image041

Tiến sĩ Sok Touch, ảnh: Khmer Times.

Trong khi đó cả hai nhóm bản đồ này lại khác với các bản đồ mà Liên Hợp Quốc cho mượn, Tiến sĩ Sok Touch, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Nếu CNRP cáo buộc chính phủ là kẻ cắp thì chính họ cũng là kẻ cắp vì bản đồ của cả hai bên giống hệt nhau", Khmer Times dẫn lời Sok Touch cho biết.

Trong một động thái khác có liên quan, The Phnom Penh Post ngày 12/8 đưa tin, khi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ William Todd tới chào từ biệt nhân dịp sắp kết thúc nhiệm kỳ công tác, Thủ tướng Hun Sen đã hối thúc Hoa Kỳ hồi đáp về đề nghị cho mượn bản đồ thể hiện biên giới Việt Nam - Campuchia mà Mỹ đang có.

Đại sứ William Todd hứa sẽ trao đổi với các cơ quan chức năng khi trở về nước. Yêu cầu của Hun Sen đã được ông chuyển về Washington ngay khi nhận được, ông sẽ lưu ý đôn đốc thêm chuyện này.

Trước đó truyền thông Campuchia đưa tin, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đồng ý cho Campuchia mượn một số bản đồ bằng giấy và bản điện tử lưu tại thư viên Dag Hammerskjold của Liên Hợp Quốc để Campuchia đối chiếu.

Tuy nhiên ông lưu ý, Liên Hợp Quốc không tìm thấy bản đồ mà Thủ tướng Hun Sen hỏi, tức 26 mảnh bản đồ bonne Campuchia đã sử dụng để đàm phán phân giới với Việt Nam và được Hoàng thân Norodom Sihanouk nộp lưu chiểu cho Liên Hợp Quốc năm 1964.

The Cambodia Daily ngày 8/8 dẫn lời người phát ngôn chính phủ Campuchia ông Phay Siphan nói hôm Thứ Sáu tuần qua, những bản đồ được Liên Hợp Quốc vừa cho Campuchia mượn lại để đối chiếu là do Hoàng thân Norodom Sihanouk nộp cho Liên Hợp Quốc để khiếu nại việc Mỹ ném bom vào lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam./

 Hồng Thủy 12/08/15 15:17

Bắt khẩn cấp Thượng nghị sĩ chủ mưu chống phá biên giới Việt Nam-Campuchia

(GDVN) - Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt khẩn cấp Hong Sokhour vì ông ta đã tải một "điều ước quốc tế giả" liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia lên Facebook.

image043

Hong Sokhour, ảnh: The Cambodia Daily.


The Cambodia Daily ngày 13/8 đưa tin, Thượng nghị sĩ phe đối lập CNRP Hong Sokhour đã bị bắt tại trụ sở chính của đảng này ở Phnom Penh sáng hôm nay, chỉ một giờ sau khi Thủ tướng Hun Sen yêu cầu cảnh sát bắt giữ khẩn cấp ông ta.

"Tôi có thể xác nhận rằng Hong Sokhour đã bị bắt giữ tại trụ sở chính của CNRP ở xã Chak Angre Loeu một vài phút trước đây", Kong Korm, Chủ tịch đảng Sam Rainsy (vẫn tồn tại vì lý do pháp lý mặc dù đảng Sam Rainsy đã sáp nhập vào CNRP) nói với The Cambodia Daily.

"Ông ấy đã bị đưa ra khỏi trụ sở CNRP nhưng chúng tôi không biết ông ta bị đưa đi đâu. Chúng tôi có thể nói rằng việc bắt giữ được thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Hun Sen kêu gọi các cơ quan chức năng bắt giữ ông ấy", ông Kong Krom đồng thời cũng là một Thượng nghị sĩ xác nhận.

Hong Sokhour đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch gần đây của CNRP vu cáo Việt Nam xâm phạm biên giới Campuchia sau khi đi du lịch Paris để thu thập các bản đồ nhằm chứng minh rằng, bản đồ chính phủ Campuchia đã dùng đàm phán phân giới cắm mốc với Việt Nam là "giả mạo" bản đồ hiến pháp và "nhượng đất cho Việt Nam".

Kep Chuktema, một nhà lập pháp của đảng CPP cầm quyền viết trên Facebook cá nhân sáng nay rằng, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt khẩn cấp Hong Sokhour vì ông ta đã tải một "điều ước quốc tế giả mạo" lên tài khoản Facebook cá nhân mình.

Tuy nhiên theo tường thuật của tờ The Phnom Penh Post ngày 13/8, mặc dù có tin Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt khẩn cấp vì tội phản quốc, nhưng Hong Sokhour vẫn còn ở một nơi an toàn, Teav Vannol, một Thượng nghị sĩ đối lập cho biết. Cũng giống như Chủ tịch đảng CNRP Sam Rainsy, Hong Sokhour mang hai quốc tịch Campuchia và Pháp.

"Tôi không chắc chắn về vị trí, nhưng tôi biết ông ấy chưa bị bắt, giờ này ông ấy đang ở một nơi an toàn. Tôi đã nói chuyện với vợ ông ấy, bà này nói rằng chồng bà vẫn đang ở một nơi an toàn", Teav Vannol cho biết. Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt khẩn cấp Hong Sokhour vì ông ta đã tải một "điều ước quốc tế giả" liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia lên Facebook.

Phát biểu tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen gọi Hong Sokhour là kẻ phản quốc. "Chính phủ phải có hành động đối với kẻ phản quốc này", The Phnom Penh Post dẫn lời ông cho biết. Hun Sen ra lệnh cho tướng Neth Savoeun - Ủy viên Cảnh sát quốc gia bắt khẩn cấp Hong Sokhour, đồng thời chỉ thị Bộ trưởng Tư pháp đề nghị Thượng viện bãi miễn tư cách Thượng nghị sĩ của ông.

Hun Sen cũng ra lệnh cho sân bay quốc tế Phnom Penh ngăn chặn Hong Sokhour bỏ chạy, đồng thời yêu cầu tất cả đại sứ quán các nước ở Campuchia không được can thiệp vào vụ này. Người phát ngôn của đại sứ quán Pháp Nicolas Baudoin nói rằng Hong Sokhour không có mặt tại cơ quan này.

"Sân bay Pochentong phải đóng cửa tất cả các trạm kiểm soát đối với người đàn ông đó. Các đại sứ quán xin vui lòng không chấp nhận (dung túng) người đàn ông này. Đây là một hành vi phạm tội thực tế và ông ta phải bị bắt ngay lập tức. Đại sứ quán các nước không nên can thiệp", ông Hun Sen được dẫn lời cho biết.

Theo đài RFI, ngay sau khi có lệnh bắt khẩn cấp Hong Sokhour, lực lượng an ninh Campuchia đã có mặt ngay trước cổng các đại sứ quán nước ngoài, đặc biệt là đại sứ quán Mỹ, đại sứ quán Pháp đề phòng viên Thượng nghị sĩ này bỏ trốn. 

Hồng Thủy 13/08/15 14:31

Hiệp định về vùng nước lịch sử và lời nhắn Thủ tướng Hun Sen

(GDVN) - Mong rằng Thủ tướng Hun Sen có đủ bản lĩnh của một chính khách dày dạn kinh nghiệm để vượt qua thử thách này mà không cần phải sử dụng đến “con dao 2 lưỡi”.

LTS: Tiếp theo bài "Tranh chấp nổi lên trên vịnh Thái Lan và vấn đề đường Brévié", Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng gửi đến độc giả bài phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục về Hiệp định vùng nước lịch sử và một vài lời nhắn Thủ tướng Campuchia Hun Sen

image045

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Campuchia cất quân đánh chiếm các đảo, Khmer Đỏ xâm lược Thổ Chu

Đến năm 1956, Campuchia đưa quân ra chiếm đảo Phú Dự, chiếm nhóm đảo Bắc Hải Tặc năm 1958 và đảo Wai năm 1966. Trong năm 1972, chính quyền Lon Nol ra Sắc lệnh về ranh giới thềm lục địa (số 439-72/PRK, ngày 1-7-1972) và Sắc lệnh quy định hệ thống đường cơ sở và lãnh hải Campuchia (số 518-721PKR, ngày 12-8-1972) quy thuộc các đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia.

Năm 1976, chính quyền Pol Pot đòi lấy đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì theo họ "đường này đã được sử dụng như đường biên giới trong gần 40 năm qua". Đồng thời Khmer Đỏ đã tiến hành hàng loạt cuộc thảm sát tàn khốc đối với dân cư Việt Nam sinh sống trên các đảo này.

Ngày 10 tháng 5 năm 1975 quân Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt và sát hại toàn bộ hơn 500 cư dân Việt Nam, biến Thổ Chu thành hòn đảo chết. Sự kiện đó là đỉnh điểm của những hành động xuất phát từ ảo tưởng chủ quyền và bản chất tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot. Tuy nhiên, không lâu sau đó Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi quân Khmer Đỏ, giải phóng đảo Thổ Chu vào ngày 24 tháng 5 năm 1975.

Ngày 31-7-1982, Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng bao gồm cả các đảo nằm xa bờ như đảo Wai.

Hiệp định Vùng nước lịch sử là một điều ước quốc tế có giá trị pháp lý

Năm 1982, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước, trong đó thoả thuận "lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia các đảo trong khu vực này" và "sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước".

Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.

Nội dụng cơ bản của Hiệp định Vùng nước lịch sử là:

Thứ nhất, vùng nước nằm bên trong bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển Kampot đến đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy;

Thứ 2, hai bên lấy đường Brévié vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này;

Thứ 3, việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả 2 bên cùng tiến hành;

Thứ 4, việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước đến nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận.

image047

Sơ đồ Vùng nước lịch sử 1982 giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh do tác giả cung cấp.

Về phương diện pháp lý, Hiệp định này đã đáp ứng đủ các điều kiện cần và đủ của một Điều ước quốc tế vì: Đây là kết quả của sự thỏa thuận giữa 2 Nhà nước của 2 Quốc gia có chủ quyền, đáp ứng đầy đủ nguyên tắc thỏa thuận, thể hiên đầy đủ ý chí của đôi bên, không có sự áp đặt, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành của luật pháp quốc tế.

Hiệp định này được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của 2 Nhà nước là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và được phê chuẩn bởi Cơ quan quyền lực cao nhất cuả 2 Nhà nước.

Về những nội dung cụ thể của hiệp định đều là kết quả của sự vận dụng các nguyên tăc của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã được thừa nhận, áp dụng một cách rộng rải trong quan hệ quốc tế. Hiệp định Vùng nước lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia nói chung và tạo sự ổn định, hòa bình và phát triển của vùng biển Tây Nam nói riêng.

Đặc biệt là việc nâng đường Brévié được vạch ra năm 1939, từ phân định ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát, lên thành đường phân chia chủ quyền các đảo, là một sự vận dụng đúng đắn các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, có sự kết hợp một cách  khách quan, cầu thị và đặc biệt là xuất phát từ thiện chí của người Việt Nam, một dân tộc đã từng không tiếc máu xương của biết bao thế hệ để vun đắp và giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia.

Thực hiện các nội dung của Hiệp định vùng nước lịch sử, công tác tuần tra kiểm soát tại vùng nước lịch sử được các lực lượng giữa 2 nước phối hợp thực hiện.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, thực hiện Hiệp định về vùng nước lịch sử của 2 nước Việt Nam và Campuchia ký ngày 7/7/1982 cũng như trên cơ sở thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng 2 nước Campuchia và Việt Nam ký ngày 22/8/2002 tại Thủ đo Phôm Pênh Campuchia, ngày 14/9/2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam và Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia đã ký quy chế phối hợp tuần tra chung và lập thông tin liên lạc giữa 2 nước.

Theo quy chế này, Hải quân 2 nước mỗi năm sẽ tổ chức 4 chuyến tuần tra chung và 2 hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung ở mỗi bên. Cho đến nay, 2 bên đã tổ chức được 30 chuyến tuần tra và 14 lần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác tuần tra chung. Việc phối hợp giữa Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Campuchia, với các cơ quan chức năng của 2 nước ngày càng được củng cố và phát triển trên tinh thần đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau.

Những kết quả đó đã tạo thêm thế và lực trong giải quyết mối quan hệ, chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc của mỗi nước, đồng thời thúc đẩy xu hướng hòa bình, ổn định hợp tác, ngăn ngừa đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh trên các vùng biển. Từ đó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển, tránh được các vi phạm pháp luật của các phần tử xấu.  

Tất cả những gì mà tôi đã tóm lược nói trên có lẽ cũng đã phần nào giúp bạn đọc tự lý giải lý do cũng như “nội hàm” lời phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước Nội các nước này hôm 24/7 rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Thiết nghĩ, xuất phát từ truyền thống của một dân tộc đầy lòng vị tha, bao dung, chúng ta cũng nên cảm thông và chia sẻ những gì mà Thủ tướng Hun Sen đang phải đối măt trong tình hình chính trị rối ren của đất nước chùa tháp hiện nay.

Tuy nhiên, chúng ta cũng mong rằng Thủ tướng Hun Sen có đủ bản lĩnh của một chính khách dày dạn kinh nghiệm để vượt qua thử thách này mà không cần phải sử dụng đến “con dao 2 lưỡi”.

“Cái lưỡi” chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phản động đang được các thế lực đối lập trong và ngoài Campuchia cố tình cắt ghép và tìm cách dúi vào tay những người Campuchia hiền lành nhưng thiếu thông tin, hiểu biết về biên giới lãnh thổ cũng như quy trình đàm phán, phân giới căm mốc để kích động dân chúng tự tàn sát nhau vì những đông cơ chính trị đen tối!

​Mời quý độc giả theo dõi đón đọc loạt bài về "Đổi mới tư duy quản lý biên giới lãnh thổ trong tình hình mới" của Tiến sĩ Trần Công Trục trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Ts Trần Công Trục  13/08/15 07:05

18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 10628)
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9101)
01 Tháng Mười Một 2018(Xem: 10601)