Bắc Kinh quấy nhiễu để lấn dần biển đảo

20 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18563)

ham_doi_tau_ca_trung_cong

Nhằm khôi phục lại vinh quang của đế chế Trung Hoa thời xưa, Bắc Kinh lao vào chinh phục những lãnh thổ được cho là cần phải giành lại (AFP)

Thụy My (RFI)

Thông tín viên nhật báo cánh tả Libération hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc tiến ra biển » đã nhận định, chủ nghĩa bành trướng trên biển của Bắc Kinh làm các nước láng giềng lo ngại, và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo các chuyên gia, thì cuộc chiến tranh hao mòn để gặm nhấm biển đảo này rất là khôn ngoan.

Nói về tham vọng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, tác giả nhận định từ nhiều năm qua, Bắc Kinh không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển cũng như trên đất liền. Trung Quốc phải đối đầu với điều được coi là « chính sách ngăn chặn » của Hoa Kỳ. Các nước láng giềng hết sức quan ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh trên đại dương, và Hoa Kỳ nhân đó đã củng cố sự hiện diện về ngoại giao và quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương – một chiến lược mà ông Barack Obama gọi là « xoay trục về phía châu Á ». 

Thế nhưng cuộc khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên theo cái nhìn của Bắc Kinh đã tạo một cái cớ tốt cho Hoa Kỳ và các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc để chống lại cái thế đang lên của Trung Quốc. 

Tiến ra biển để thực hiện « giấc mơ Trung Hoa » 

Lợi ích chiến lược của Bắc Kinh nằm trong khuôn khổ « giấc mơ Trung Hoa » mà ông Tập Cận Bình đã trưng ra trước quốc dân, trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hồi tháng Ba. Ông Tập đã gắn liền « giấc mơ » này với khái niệm « phục hưng Trung Quốc », nhằm khôi phục lại vinh quang và các biên giới của đế quốc Trung Hoa thời xa xưa. Để đạt được điều đó, Bắc Kinh đã lao vào một tiến trình chinh phục những lãnh thổ được cho là cần phải giành lại, theo kiểu vết dầu loang, một chiến thuật dường như là lấy từ Binh pháp của Tôn Tử. 

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, hồi tháng 11/2012 là trung tâm của một cuộc khủng hoảng ngoại giao và thương mại giữa Tokyo và Bắc Kinh. Các sản phẩm của Nhật bị tẩy chay, và đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh bị những người biểu tình vây hãm. Từ đó đến nay, mỗi ngày Bắc Kinh đều gởi tàu đến quấy nhiễu lực lượng tuần duyên Nhật xung quanh quần đảo này. Thậm chí một chiến hạm Trung Quốc còn chĩa radar định vị hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật – tất nhiên là Bắc Kinh đã chối phăng sự kiện trên. 

Libération dẫn lời các chuyên gia cho rằng các vụ va chạm trên biển này có nguy cơ lớn dẫn đến những cuộc đụng độ. Hôm 13/12/2012, lần đầu tiên kể từ nửa thế kỷ qua, một máy bay trinh sát Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản. Một phi đội Nhật lập tức bay lên truy đuổi, khiến người ta lo ngại một trận không chiến. Khu vực này được xem là « lãnh thổ chủ quyền cốt yếu » (tương tự như Tây Tạng), có nghĩa là quyền sở hữu nơi đây không thể tranh cãi. 

Bãi cạn Scarborough cũng là một đảo bị Trung Quốc yêu sách, nằm cách Philippines 160 km nhưng cách vùng duyên hải Trung Quốc đến 800 km. Mùa xuân năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã phong tỏa lối vào chính, khiến các ngư dân Philippines không thể vào được. Để phản ứng lại, Tokyo và Manila đã đứng chung một mặt trận, hợp tác với nhau trong lãnh vực quốc phòng. Những vụ đụng độ tương tự cũng diễn ra thường xuyên với Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc chiếm đóng) và quần đảo Trường Sa (cùng bị Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền). 

Quấy nhiễu trên biển : Cuộc chiến tranh hao mòn khôn ngoan của Bắc Kinh 

Libération nhận định, những vụ đối đầu này chỉ là chương đầu tiên trong chiến dịch gặm nhấm đầy tham vọng, bởi vì Bắc Kinh yêu sách toàn bộ Biển Đông, trải dài từ duyên hải Indonesia cho đến Malaysia…cách Hoa lục đến hai ngàn cây số ! Khẳng định được kế thừa từ đế quốc Trung Hoa cũ, chế độ cộng sản Bắc Kinh đã tái khẳng định chủ quyền bằng cách cho phát hành các hộ chiếu có in tấm bản đồ bao gồm « đường lưỡi bò ». Tuần rồi, một hạm đội xe lội nước Trung Quốc đã tập luyện đổ bộ lên một đảo san hô chỉ cách Malaysia có 80 km. Kuala Lumpur vốn hiền lành trước Bắc Kinh, cũng đã phải chau mày. 

Rõ ràng là Bắc Kinh đã làm các láng giềng rất lo sợ. « Từ thập niên 80, chiến lược quân sự của Trung Quốc dựa trên quan niệm biên giới chiến lược » - năm 2010, ông Shinzo Abe, nay đã trở thành Thủ tướng Nhật, giải thích như trên. Ông nói : « Ý tưởng này nói rõ là các đường biên giới và đặc khu kinh tế được xác định bởi quyền lực của một quốc gia. Kinh tế Trung Quốc càng lớn mạnh, thì vòng ảnh hưởng càng phải mở rộng. Một số cho rằng quan niệm này cũng tương đồng với Lebensraum (không gian cốt lõi) của Đức quốc xã ». 

Sở hữu ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì trên thế giới, năm ngoái Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là Liêu Ninh. Nhưng về mặt chính thức thì Bắc Kinh vẫn rêu rao quan niệm « trỗi dậy hòa bình », và hầu như luôn gởi những tàu « dân sự » lên tuyến đầu để chiếm giữ các vùng biển yêu sách. Chuyên gia Stéphanie Kleine-Ahlbrandt của International Crisis Group (ICG) mới đây đã giải thích với tờ Los Angeles Times: « Đó là một chiến lược khôn ngoan, bởi vì Trung Quốc có thể đạt được việc kiểm soát một khu vực mà chẳng cần bắn ra phát súng nào ». 

Bài báo của Libération kết luận : Đôi khi tình hình cũng có khác. Tuần rồi, Việt Nam lên án Bắc Kinh là đã bắn vào một chiếc tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã chối bay, và không có gì chứng minh cho những lời kết án của Hà Nội. Chỉ có một điều chắc chắn là, Bắc Kinh đã lại dấn thêm được một bước về chủ quyền trên biển./

 

06 Tháng Tám 2014(Xem: 19671)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?
04 Tháng Tám 2014(Xem: 15872)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15887)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15763)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 18171)
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16811)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16047)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17269)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15858)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21484)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15646)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15983)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16594)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15585)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17380)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16330)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15731)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15127)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15187)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17522)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.