Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông: Chuyên gia biên giới nói gì?

19 Tháng Năm 201511:52 CH(Xem: 14027)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 20 MAY 2015
Mỹ tính đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông: Chuyên gia biên giới nói gì?
blank
VTC News

Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói về động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông.

Theo Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ, liên quan động thái Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông, đã có một số ý kiến nhận định, phân tích, phản ứng khác nhau khiến dư luận hết sức quan tâm với những cảm xúc khác nhau.
blank
Bản đồ các bãi đá, bãi cạn mà Trung Quốc đang xây dựng, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Để có thể xem liệu những ý kiến đánh giá nào, những phản ứng nào trước thông tin này là khách quan, đúng đắn, có tinh thần xây dựng thì phải thật sự bình tĩnh theo dõi và xác minh một cách thận trọng.

Trước hết, phải xác minh kế hoạch dự kiến này của Bộ Quốc phòng Mỹ thực chất là gì? Lực lượng tàu chiến, máy bay sẽ được điều động đến biển Đông để làm nhiệm vụ gì, ở khu vực biển cụ thể nào trên biển Đông?

Biển chung của khu vực

Theo tôi, đây là một vấn đề khá nhạy cảm và rất phức tạp trong bối cảnh hiện nay của khu vực và quốc tế, nhất là những gì đang xảy ra trên biển Đông.

Vì thế mọi phản ứng trước bất kỳ động thái nào đó đều phải thật thận trọng, phải cân nhắc kỹ càng và phải có trách nhiệm trước cộng đồng, vì lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
blank
Hình ảnh tài liệu về việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở các đảo ở biển Đông - Ảnh: Reuters

Biển Đông là vùng biển chung của các nước trong khu vực, không phải của riêng ai.

Ở giữa biển Đông lại có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc đánh chiếm hoàn toàn và một phần bằng vũ lực và họ đang đầu tư cải tạo, xây dựng, biến một số thực thể thành các đảo có diện tích lớn, trên đó có các đường băng sân bay hiện đại, căn cứ quân sự tấn công…; và có một số thực thể trong quần đảo Trường Sa đang do một số lực lượng khác chiếm đóng từ trước, tạo ra tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ rất phức tạp… với những toan tính khác nhau trên nhiều lĩnh vực.

Vì vậy, nếu Mỹ có kế hoạch đưa máy bay, tàu chiến vào các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mà không được phép của các quốc gia này là hoàn toàn sai trái, sẽ phải bị lên án, bất kể động cơ việc làm của Mỹ ra sao.

Còn nếu Mỹ đưa máy bay, tàu chiến đi ngang qua vùng đặc quyền kinh tế (vùng biển và vùng trời trên đó rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) thì không có vấn đề gì.

Vì trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác, có biển hay không có biển, đều “được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nêu ở điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm” (điều 58, UNCLOS 1982).

Tất nhiên khi thực hiện các quyền này, các quốc gia không được vi phạm quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, không lợi dụng các quyền tự do này để hoạt động phục vụ mục đích chiến tranh, đe dọa an ninh của quốc gia khác, đe dọa an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế…

Mỹ không thừa nhận cách làm của Trung Quốc

Có lẽ Mỹ đã hiểu rõ nội dung trên nên khi đề cập đến kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề xuất nhiều lựa chọn, trong đó có việc điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo (Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết).
blank
Bãi Đá Vành Khăn (Mischeft), nơi Trung Quốc đang tiến hành nạo vét và xây dựng trái phép - Ảnh: AP

“Chúng tôi đang xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”, quan chức này nói, đồng thời cho biết mọi lựa chọn đều cần được Nhà Trắng thông qua.

Nếu như vậy thì rõ ràng đây không phải là kế hoạch “tuần tra” như có ý kiến nhận xét, mà chỉ là “chúng tôi xem xét làm thế nào để thể hiện rõ tự do hàng hải tại một khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới”.

Về phạm vi hoạt động của kế hoạch này, theo thông tin ban đầu là “khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo”.

Nếu đúng như vậy thì có thể cho thấy Mỹ không thừa nhận quan điểm dùng các bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa để tạo ra hiệu lực trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán theo quy định của UNCLOS 1982, cho dù Trung Quốc hiện đang cố đầu tư cải tạo biến các bãi cạn này thành đảo.

Theo tôi, quan điểm này của Mỹ là có thể chấp nhận được. Bởi vì theo quy định của UNCLOS, các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị không có hiệu lực dùng làm cơ sở để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo quy định hiện hành, chỉ được phép có một vùng an toàn 500m xung quanh chúng.

Ngoài phạm vi an toàn này là vùng biển theo quy chế pháp lý riêng được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.

Từ những phân tích nói trên, theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và xác định thông tin có liên quan đến kế hoạch này để có thái độ thích hợp./

Thứ Năm, 14/05/2015 | 11:52 GMT+7

Chuyên gia biên giới hàng đầu: Trung Quốc giương đông kích tây để chiếm trọn Biển Đông

13/05/2015

(VTC News) – Chuyên gia hàng đầu về biên giới của Việt Nam nói về mưu đồ thâm độc của Trung Quốc sau những chiêu bài giàn khoan hay âm mưu lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Những ngày qua, Trung Quốc liên tục có thay đổi trong tuyên bố đưa giàn khoan nước sâu mang tên Hưng Vượng xuống Biển Đông.

Ngoài ra, giới phân tích quốc tế cũng nói nhiều về việc Bắc Kinh mưu đồ từng bước xây dựng ‘vùng nhận dạng phòng không’ trên Biển Đông bằng cách bồi lấp, xây dựng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam và đưa giàn khoan, tàu thăm dò xuống Biển Đông.
blank
Giàn khoan Hưng Vượng của Trung Quốc

VTC News phỏng vấn chuyên gia hàng đầu về biên giới, từng nhiều năm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền: Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ.

- Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hạ đặt trái phép sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam. Năm nay, giàn khoan Hưng Vượng được Trung Quốc đưa xuống biển cũng vào tháng 5, nhưng vị trí của giàn khoan này hiện nay nằm ở biển Hoa Đông, theo ông trong thời gian tới giàn khoan này có di chuyển xuống Biển Đông hay không?

Đã có khá nhiều thông tin và bình luận liên quan đến sự xuất hiện giàn khoan Hưng Vượng. Cụ thể là, ngày 30/4, Trung Quốc công bố giàn khoan COSL Prospector (Hưng Vượng) đã  rời thành phố Yên Đài để kéo xuống Biển Đông.
blank
Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ. Ảnh: Tùng Đinh

Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL- China Oilfield Service Ltd) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ 2 Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

Tuy nhiên,hiện nay, lại có thông tin nói rằng giàn khoan này đang ở biển Hoa Đông…

Để có phương án ứng xử thích hợp và hiệu quả, có lẽ chúng ta cần tiếp tục theo dõi,  kiểm tra thông tin xem giàn khoan này đang trên đường di chuyển hay đã trụ lại khu vực biển nào trong  biển Hoa Đông hay trong Biển Đông./