Mỹ-CS Việt "hòa giải" Nghĩa trang Biên Hòa

16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18624)
van_hoa_magazine_online_my_cs_viet-contentHôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa.

Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ.

Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.

Những sự kiện gần đây liên quan đến nghĩa trang, dù được nhấn mạnh là mang tính nhân đạo, có phải là nghĩa cử hòa giải của Hà Nội?

Chuyện hòa giải thường được lãnh đạo Việt Nam nhắc nhở, đặc biệt là với Việt kiều Mỹ. Nhưng lời nói của quan chức thì nhiều hơn những hành động cụ thể.

Từ việc có ý hướng để tiến tới chính sách hòa giải quốc gia còn là một con đường dài. Hòa giải luôn là một nghĩa cử cao đẹp. Nhưng những người có ý hòa giải cần một không gian mở để thể hiện ước vọng của mình. Chẳng hạn như chuyến thăm viếng nghĩa trang của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam được dư luận đón nhận ra sao, đó có phải là điều cần được tôn vinh hay không thì trong nước chưa tạo môi trường thảo luận để ước nguyện đó được thăng tiến.

Với người Việt ở nước ngoài, những ai muốn hòa giải theo tinh thần Nghị quyết 36 thì có người ủng hộ, có người phản đối. Nhưng muốn thực hiện hòa giải chưa chắc đã được lãnh đạo Việt Nam chấp nhận. Nhiều người danh tiếng đã mở rộng con tim, nhưng kết quả được nhà nước đáp lại như thế nào thì đã rõ.

Tướng Kỳ về nước chỉ mong khi chết được chôn cất tại quê hương. Nhưng ước nguyện của ông đã không thành.

Hồi hương từ năm 2005 và thường phát biểu ủng hộ chính sách hòa giải của nhà nước, nhưng cho đến khi ông qua đời vào đầu năm nay phần lớn gia tài âm nhạc của Phạm Duy vẫn chưa được phép hát.

Thiền sư Nhất Hạnh trở về và được lãnh đạo trân trọng đón tiếp. Nhưng chỉ ít năm sau tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng với hằng trăm tăng ni theo thiền sư tu tập đã phải dẹp bỏ.

Vì thế có dư luận bày tỏ nghi ngờ về chuyến thăm viếng Nghĩa trang Quân đội của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.

Nếu lãnh đạo Việt Nam ngày nay đã thay đổi cách nhìn và thực sự tôn trọng những hy sinh của những người lính Cộng hòa, Hà Nội hãy đẩy nhanh tiến trình hòa giải bằng một quyết định chính thức chọn Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũ là di tích lịch sử quốc gia cần được bảo tồn.

Một quyết định như thế là dấu chỉ rất thực về chủ trương và chính sách hòa giải mà nhiều người Việt trong và ngoài nước đang mong đợi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, hiện giảng dạy đại học cộng đồng và là nhà báo tự do ở vùng Vịnh San Francisco California, Hoa Kỳ.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13308)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13269)
"Việt Nam đồng ý về một loạt biện pháp cải cách lao động, kể cả cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập, với quyền được đình công, theo Hiệp định TPP được thoả thuận hồi tháng trước".
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13306)
20 Tháng Mười 2015(Xem: 14535)
"Một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” ông Tập".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 13540)
Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình vào Bạch Cung hội nghị với TT Obama. Ông Sang nói :“Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.