Vụ Hội nghị Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW tung ra "Sách trắng" (*)

12 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 21091)
“NHẬTBÁOVĂN HÓA-CALIFONIA” THỨ HAI 13 OCT 2014

Home » chính trị , danlambao , Dân chủ , Hội Nghị Thành Đô » Vụ Hội nghị Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW tung ra "Sách trắng" (*)

Vụ Hội nghị Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW tung ra "Sách trắng" (*)

Đăng bởi Eric hwang vào Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 2014 | 12.10.14

(*) Tựa đề do VNTB đặt

-------------------------------

Một tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng.

Ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên?


Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.

“Vừa qua, trên mạng phát tán tài liệu liên quan đến cuộc gặp cấp cao tại Thành đô năm 1990 với những lời lẽ kích động, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, công văn này viết.

Các cấp ủy cơ sở đảng cộng sản cũng được yêu cầu phải ‘triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị’ tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

‘Một lòng kiên quyết’ bảo vệ đảng, 'kiên trì hữu nghị' với TQ

Trong phần 3, nói về kết quả Hội nghị Thành Đô, tài liệu ban tuyên giáo viết rằng:

“Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gội là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2010...”, như thông tin trên một số trang mạng, blog đã đưa. Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”.

Về vấn đề Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 cùng tàu chiến xâm phạm vùng biển Việt Nam, ban Tuyên giáo giải thích rằng: Sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên tổng bí thư, hai đảng cộng sản đã ‘đạt kết quả quan trọng’ và ‘khôi phục quan hệ giữa hai nước’.

Cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản khẳng định mối quan hệ ‘láng giềng hữu nghị’ với Trung Cộng là ‘chủ trương đối ngoại quan trọng’ trong thời điểm hiện tại.

Sau cùng, ban Tuyên giáo TW lặp lại khẩu hiệu ‘một lòng kiên quyết’ ‘giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘kiên trì quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân Trung Quốc’.

Dưới đây là văn bản các tập tài liệu được tiết lộ cho Danlambao:
image044-content 

Ghi chú: Bức công văn trên đã được xóa đi một số chi tiết vì lý do an toàn.

image045-content
image046-content
image047-content
image048-content

Trích từ Danlambao

Chú ý:

1/ Xem kỹ những đoạn văn dường như đã được xóa đi viết lại.

2/ Thế nào là “chủ trương đối ngoại quan trọng”???

3/ Ban tuyên giáo xưa nay vẫn: - bảo vệ đảng là hàng đầu sau mới đến nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ an ninh quốc gia’ !!!

+++++++++++++++++++++++++++

'Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù'

BBC thứ năm, 4 tháng 9, 2014

20 Tướng Tá đòi bạch hóa Hội nghị Thành Đô 1990

image049

Kiến nghị nói Việt Nam nên kết bạn với các nước phương Tây từng là cựu thù

Chính quyền Việt Nam phải giải trình cho người dân rõ về những gì mà họ đã ký kết với Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô cách nay hơn 20 năm, một số vị tướng tá về hưu trong quân đội và công an Việt Nam vừa lên tiếng.

Đây là một trong bốn điểm mà 20 vị tướng tá ký tên vào bản kiến nghị đề ngày 2/9 gửi đến Chủ nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Trao đổi với BBC, Đại tá Bùi Văn Bồng, người từng là cán bộ cao cấp trong báo Quân đội nhân dân, đã xác nhận tính xác thực của bản kiến nghị này.

Ông Bồng cũng bình luận về những đồn đoán liên quan tới nội dung thỏa thuận giữa hai bên từ Hội nghị Thành Đô.

“Chủ quyền đất nước là của toàn dân chứ không phải của các nhà lãnh đạo Đảng,” ông nói, “Cho nên với cương vị lãnh đạo Đảng mà quyết định vận mệnh, lãnh thổ quốc gia là sai hoàn toàn.”

“Hội nghị Thành Đô vẫn đang là một tấm màn bí mật,” ông nhận định.

“Từ khi hội nghị Thành Đô xong, hầu như đường lối đổi mới của Đảng xoay chuyển hẳn. Trong 24 năm vai trò của Đảng ngày càng yếu, uy tín kém đi.”

Kiến nghị được đưa ra vào lúc này, theo ông Bồng, là nhân lúc Đảng đang chuẩn bị văn kiện cho Đại hội 12 để đóng góp ý kiến cho Đảng.

Ngoài điểm về Hội nghị Thành Đô, các vị cựu tướng tá còn thúc giục giới lãnh đạo cam kết cho điều họ gọi là "không được dùng quân đội và công an đàn áp nhân dân, ghi nhận thỏa đáng sự hy sinh của các thương binhh liệt sỹ trong cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc, và xác định chính xác bạn và thù."

“Chúng tôi (những người ký kiến nghị) muốn có sự đổi mới trong các lãnh đạo sao cho có dân chủ, có lợi cho dân và đúng với bản chất truyền thống của quân đội và công an,” ông Bồng nói.

‘Kẻ thù truyền kiếp’

image050

Quân đội Việt Nam phải trung thành với Đảng theo quy định Hiến pháp

Ông giải thích là những vấn đề nêu lên trong các kiến nghị là ‘bức xúc từ lâu lắm rồi’, nhất là việc công an và quân đội được trưng dụng để ‘đàn áp dân’ trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất.

Về kiến nghị xác định rõ ràng bạn thù, ông Bồng nói ông không rõ quân đội Việt Nam hiện nay xác định bạn thù như thế nào nhưng bản thân ông cho rằng ‘Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam vì họ luôn lăm le xâm lược Việt Nam’.

“Pháp với Mỹ là kẻ thù của thời loạn, của hoàn cảnh thế giới nằm trong kế hoạch của các nước tư bản đế quốc một thời,” ông nói thêm.

Bản kiến nghị thu hút được 20 chữ ký của các tướng tá về hưu, đứng đầu là Trung tướng Lê Hữu Đức, cựu cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.

Ngoài ra còn có năm vị thiếu tướng quân đội khác cũng tham gia ký tên, bao gồm các ông Trần Minh Đức, cựu phó tư lệnh Hậu cần ở Thừa Thiên-Huế, Huỳnh Đắc Hương, cựu tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Lê Duy Mật, cựu tư lệnh kiêm phó tham mưu trưởng Quân khu 2, Bùi Văn Quỳ, cựu phó tư lệnh chính trị Bộ đội Tăng-thiết giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu chính ủy Quân khu 4, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Đại tá Bồng nói rằng 20 chữ ký này ‘chỉ là sự tập hợp điển hình’ bởi vì các ông ‘không có thời gian kêu gọi vận động mọi người’.

“Trong tâm tư của các cựu chiến binh thì họ ủng hộ đông lắm nhưng khi lên tiếng ủng hộ thì họ sợ sệt thế này thế kia. Có khi bị cho là suy thoái tư tưởng,” ông Bồng nói./

24 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11009)
- Nhìn lại cuộc cải cách giáo dục của Pháp ở VN và bài học hôm nay. - 'Thưa Kẻ lười biếng, cậu đúng là quả bom tấn'!
30 Tháng Mười 2016(Xem: 11452)