Phạm Ngọc Lâm là ai?

10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 21421)

Dự án 'mua tàu bám biển': 70% vốn vay?

BBC- thứ ba, 8 tháng 7, 2014

 image008

Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải

Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải.

Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".

Ông nói các tàu được mua là "tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về đóng tàu và đánh bắt", 45 chiếc đầu tiên sẽ về Việt Nam trước 30/8 năm nay.

"Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11/2014 sẽ hoàn tất việc mua sắm tàu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…, tháng 12/2014 sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động."

Tuy nhiên, báo Seatimes của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á vừa Bấm có bài cho hay ông Phạm Ngọc Lâm đang kiến nghị vay 70% vốn với lãi suất ưu đãi ngư dân phát triển kinh tế biển là 3%/năm cho dự án này.

Ông cũng khẳng định với báo này rằng dự án hoàn toàn chỉ có mục đích kinh tế.

“Thật ra chúng tôi triển khai dự án chỉ thuần túy vì mục tiêu kinh tế, muốn kinh doanh kiếm lời, không vì động cơ chính trị như những lời đồn thổi."

Doanh nhân Phạm Ngọc Lâm còn nêu quan ngại rằng theo quy định hiện hành, nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu tàu với vật liệu bằng vỏ sắt đã qua sử dụng không quá tám năm nhằm giới hạn tàu cũ, trong khi tuổi thọ của tàu vỏ sắt là 25-30 năm.

Ông cũng hứa quyền lợi của ngư dân sẽ được đưa lên hàng đầu.

Gói 16.000 tỷ

Mới đây trong Kỳ họp Quốc hội Việt Nam lần thứ 7, các đại biểu đã ra nghị quyết về gói hỗ trợ 16.000 tỷ cho các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tàu các loại cho lực lượng cảnh sát biển.

Có ý kiến nói dự án của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm "nhắm vào gói hỗ trợ ngư dân".

Theo bài trên Seatimes, 1.050 tỷ trong số 1.500 tỷ dự tính sẽ vay với lãi suất ưu đãi 3%. Vốn tự có của công ty tương đương 30%, tức 450 tỷ, có thể được huy động một phần từ cổ đông.

Cũng có chỉ trích là tuy tuyên bố dự án chỉ có mục đích kinh tế, thời điểm ông Lâm công bố dự án là thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi ngư dân và doanh nghiệp đang được khuyến khích bám biển đánh bắt như một hình thức khẳng định chủ quyền trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hiện chưa rõ dự án của ông Phạm Ngọc Lâm có được chấp thuận hay không.

Tập đoàn Đức Khải được nói có 20 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề như bất động sản, phân phối và sản xuất, xây dựng.

Ông Phạm Ngọc Lâm là người được báo chí nói tới nhiều, nhất là sau khi ông bị hai án tù chung thân vì buôn lậu và đưa hối lộ nhưng rồi được ân xá ra tù trước thời hạn./

04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26237)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19261)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13916)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15792)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.