Vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH?

15 Tháng Mười Hai 20217:24 SA(Xem: 4407)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ TƯ 15 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH?


image003Ngày 21/4/1971 Chu Ân Lai lại một lần nữa mời Nixon thăm Trung Quốc. Tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch Mao Zedong tại Bắc Kinh năm 1972. Photograph by Everett which was uploaded on January 20th, 2013.


Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' Việt Nam Cộng hòa như thế nào


  • Tina Hà Giang
  • Gửi bài từ Nam California, Hoa Kỳ

11/12/2021


image005Nguồn hình ảnh, Corbis Historical/Getty Images. TT Nixon sang Trung Quốc, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và cả Chủ tịch Mao năm 1972, mở đường cho chiến lược mới của Hoa Kỳ về khối CS, và châu Á, gồm cả các vấn đề liên quan đến hai miền Nam Bắc VN. Ảnh ông bà Nixon thăm dân TQ ở Tây Hồ, Hàng Châu


Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.


Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.


Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford.


Frank Snepp: Kissinger đã bỏ rơi VNCH vì lý do chính trị. Tôi đặt tựa cho cuốn sách mình viết là 'Decent Interval' (Khoảng cách Coi được). Tựa đó nhắc đến sự kiện năm 1972, khi Kissinger đàm phán hòa bình, dẫn đến việc ngừng bắn, điều duy nhất ông quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ. Kissinger muốn phải có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi VN, và chiến thắng tất yếu sẽ đến của Cộng sản, để Hoa Kỳ không bị đổ lỗi cho việc thất trận.


Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai năm 1971 để sắp xếp cho chuyến công du bí mật của Nixon đến Trung Quốc, ông nói với Bắc Kinh rằng nếu có ngừng bắn ở Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ không tái can thiệp quân sự. Và chỉ cần có một khoảng thời gian hợp lý giữa cuộc ngừng bắn đến lúc Hoa Kỳ rút quân, và sự tiếp tục xâm lược của cộng sản, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu đồng minh Bắc Việt của quý vị tấn công Nam VN, miễn là họ không tấn công ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là khởi đầu của lý thuyết 'Khoảng cách Coi được' (Decent Interval) mà ngày nay nhiều người nhận định là sự phản bội VNCH của Hoa Kỳ.


Kissinger đến Paris vào mùa hè năm 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ về những gì sau đó trở thành Hiệp định Hòa bình. Lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng nếu mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10 tới, tức vài tháng nữa, hay nói cách khác, qua cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp, thì sẽ không ai thèm quan tâm đến điều gì xảy ra cho VN một năm sau đó, tức 1974. Sẽ không ai còn quan tâm và Mỹ thì đã rút khỏi cuộc chiến từ lâu.


BBC: Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?


Frank Snepp: Bởi vì Nixon đã ghi âm lại tất cả những cuộc trò chuyện này, và trong những năm gần đây, rất lâu sau khi tôi viết Decent Interval, băng ghi âm những cuộc trò chuyện đó được bạch hóa, nên bây giờ chúng ta có thể xác minh bằng chính lời của Kissinger và của Nixon, rằng quả thực họ đã chuẩn bị bỏ rơi VN vào năm 1972.


Thật ra Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc từ năm 1971, một năm trước khi Hoa Kỳ mở rộng quan hệ với nước này. Khi Kissinger đến Bắc Kinh, ông nói rằng chúng tôi sẽ giúp các bạn một tay, hãy cùng chúng tôi thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc, hãy cùng nhau mở mang quan hệ.


Điều này cũng dễ hiểu. Chiến tranh VN lúc ấy đang là một vấn đề lớn, Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội, vậy Nixon có thể cống hiến cho Bắc Kinh điều gì để khiến họ cởi mở hơn và trở thành bạn của Hoa Kỳ? Nixon có thể cho họ VN. (MỸ CÓ THỂ CHO BIỂN ĐÔNG CHO BẮC KINH?) Và nếu ai muốn có bằng chứng là Hoa Kỳ dưới thời Nixon và Kissinger đã bỏ rơi VNCH, thì đó là điều này, một bằng chứng rõ ràng.


BBC: Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?


Frank Snepp: Những gì Kissinger và Nixon thảo luận về VN vào thời điểm đó chỉ họ và những phụ tá biết, vì tất cả những điều này đều được Nixon cho ghi lại trên các cuốn băng bí mật của Bạch Ốc, nhưng nhiều năm sau mới được công bố rộng rãi. Việc thu băng bắt đầu bị lộ trong vụ bê bối Watergate. Và những cuốn băng này đã khiến ông và Kissinger, đặc biệt là Kissinger, bị lên án, vì Kissinger rất thẳng thắn trong các cuộc nói chuyện với Nixon vào mùa hè năm 1972, trước Hiệp định Paris. Kissinger nói với Nixon là chúng ta đang đàm phán cho một tình huống mà về cơ bản, chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.


Sau đó thì Sài Gòn có sụp đổ cũng chẳng sao.


Không ai biết gì về những điều này, cho đến khi có một đột phá lớn vào tháng 10 năm 1972. Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của đất nước bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này cũng không được biết. Ông Thiệu chỉ biết chuyện này vì Võ Văn Ba, gián điệp CIA bên trong bộ chỉ huy cộng sản đã phát hiện ra, qua các kênh riêng của ông, rồi báo cáo cho CIA và cho cảnh sát của VNCH. Vào tháng 10, ông Thiệu phát hiện ra là mình đã bị Kissinger bán đứng, và Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam.


BBC: Chắc chắn Kissinger không thể tự mình quyết định làm như thế, ông ấy phải làm theo lệnh của ai chứ, đúng không?


image011Chụp lại hình ảnh. Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên sông Hương trong trận giành lại Huế vào Tết Mậu Thân 1968


Frank Snepp: Đúng thế. Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện. Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Bạch ốc. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện ''ngừng bắn tại chỗ'' để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.


Ý của Nixon là gì? Dường như khi ông đề cập đến việc đó lần đầu, không ai nhận ra rằng ngừng bắn tại chỗ có nghĩa là bạn đứng yên, và kẻ thù cũng vậy. Điều đó có nghĩa là tất cả quân Bắc Việt ở miền Nam VN không phải rời đi, mà sẽ ở lại. Vì vậy, ngay từ năm 1969, bất cứ khi nào ý tưởng về một hiệp định hòa bình được thảo luận, Nixon đều tính đến một lệnh ngừng bắn tại chỗ. Điều đó có nghĩa là cho phép lực lượng của phe địch hiện diện ở miền Nam, và đó là một công thức dẫn đến thảm họa.


Công bằng mà nói, Nixon không có lựa chọn nào khác vì Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh bại được Bắc Việt, đã không buộc được họ ra khỏi miền Nam. Chúng ta không thể ném bom, chúng ta không thể ngăn chặn cuộc xâm nhập bởi Bắc Việt mỗi mùa khô lại gửi thêm từ 60.000 đến 100.000 quân tiếp viện vào miền Nam, thay thế những quân lính đã tử trận. Chừng nào điều đó còn xảy ra, trừ khi bạn dội bom lên miền Bắc, chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.


Tiện đây, tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện này.


Sau chiến tranh, tôi trở lại Việt Nam năm 1991 với tư cách là khách mời của BBC. Trong chuyến đi đó, tôi cùng một nhóm làm phim BBC đến Bộ chỉ huy cũ của lực lượng cộng sản thời chiến ở tỉnh Tây Ninh. Một số cán bộ mặc đồ đen, đeo huy chương kéo đến gặp anh chàng CIA đã trở lại VN này, ở ngay trong cái hang mà chúng tôi đã tìm cách làm cho nổ tung trong suốt cuộc chiến. Trong bữa ăn trưa gần Củ Chi, chúng tôi thảo luận, và đây là những gì một người cộng sản nói với tôi: 'Các bạn Mỹ, chúng tôi không thể nào hiểu phản ứng của các bạn vào năm 1969, khi chúng tôi đang bị thương vong nặng nề sau Tết Mậu Thân 1968 và những trận tiếp theo.'


image013Nguồn hình ảnh, Frank Snepp's book. Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ (cũ) tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh


Người này nói thêm: "Chúng tôi đã tổn thất quá nặng và không thể tiếp tục cuộc chiến với cường độ cao trong vòng hai năm. Tại sao các bạn không dội bom xuống các con đê ở Hà Nội?' Nghe câu hỏi đó tôi đã phải nói với ông ta là 'chúng tôi đã dự tính làm điều đó, nhưng Ngũ giác Đài quyết định rằng nếu làm thế chúng tôi sẽ giết chết rất nhiều thường dân Bắc Việt, và chúng tôi không thể thực hiện giải pháp đó vì lý do nhân bản và đạo đức."


Hoa Kỳ, tức chính quyền của Nixon, thường bị chỉ trích là vô đạo đức, đã không nhẫn tâm làm điều mà Bắc Việt chắc chắn sẽ làm nếu họ có lựa chọn đó. Nếu họ thể dội bom xuống miền Nam, bạn có nghĩ là họ sẽ làm không? Hoa Kỳ thì không.


Trong cuộc thảo luận đó, tôi nhớ đã không thể tin được là họ đã phân tích đúng vấn đề của Hoa Kỳ: Chúng tôi không tàn nhẫn đủ. Nếu năm 1969 chúng tôi dội bom lên đê điều ở Hà Nội thì có thể cũng không thắng, nhưng chắc chắn sẽ làm chậm lại cuộc chiến. Những người Cộng sản mà tôi tiếp xúc sau chiến tranh xác nhận điều này, rằng Hoa Kỳ đã có thể đẩy cuộc chiến vào thế bế tắc. Nhưng chúng tôi không làm thế, và bỏ lỡ cơ hội.


Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN theo nguyện vọng của người dân Mỹ và đưa quân VNCH ra tiền tuyến thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách 'Việt Nam hóa' chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.


Tôi luôn cảm thấy rằng một trong những sai lầm lớn nhất của Hoa Kỳ là chờ đến năm 1969 mới Việt Nam hóa chiến tranh. Việt Nam hóa lẽ ra phải được bắt đầu ngay từ lúc quân đội Mỹ vào Việt Nam. Bởi vì quân đội VNCH cho đến năm 1963, 64 được huấn luyện rất kỹ về chiến thuật của Pháp, từ những cố vấn Pháp. Và họ học cách đánh các trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn, trong đó đơn vị của họ là tiểu đoàn chiến đấu với các tiểu đoàn khác, đó là cách người Pháp đánh trận.


Cộng sản, trong khi đó, áp dụng chiến thuật du kích. Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.


BBC:Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?


Frank Snepp: Trong một cái nhìn toàn cảnh hơn, bạn có thể đổ lỗi cho người Mỹ về điều đó. Bạn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã rút lực lượng của họ ra khỏi VN ở thời điểm mà họ đã làm, trước khi VNCH sẵn sàng. Nhưng các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.


Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.


Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.


Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.


Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn.


Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò của Đại sứ Graham Martin trong câu chuyện 'Sài Gòn sụp đổ' tháng 4/1975. Cuộc nói chuyện do nhà báo độc lập Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cho BBC vào cuối tháng 10/2021.


Tư liệu tiếng Anh trên BBC: Richard Nixon's Vietnam 'treason'
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16221)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25478)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16806)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15849)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16376)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15571)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16214)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16160)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19280)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18476)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17314)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15693)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15755)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15414)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15434)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17718)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15364)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19842)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19508)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.