Lời đáp cho câu: “Phụng khuyến Việt Nam lãng tử hồi đầu”

09 Tháng Chín 20217:17 CH(Xem: 4904)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ SÁU 10 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


LỜI ĐÁP CHO CÂU “PHỤNG KHUYẾN VIỆT NAM LÃNG TỬ HỒI ĐẦU”

image028

Hà Văn Thùy


Năm 2014, sau sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã viết: Trung Quốc dụng tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam “lãng tử hồi đầu” (中国用心良苦,奉劝越南“浪子回头”). Câu này có nghĩa là: Trung Quốc chân thành khuyên đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về nhà.


Đấy là lời xúc phạm nặng nề dân tộc Việt Nam. Thiết tưởng bộ máy hùng hậu của các ngành Ngoại giao, Lịch sử, Văn hóa phải lập tức có lời đáp trả thỏa đáng để rửa nỗi nhục quốc thể. Nhưng tới nay những người hưởng ơn vua lộc nước tất cả đều im lặng như chưa từng có sự nhục mạ sâu cay này.


 Quốc gia lâm nguy thất phu hữu trách, phận phó thường dân là tôi buộc phải lên tiếng.


Nhận thấy câu đó không do tùy tiện buông ra mà căn cứ trên những cơ sở nhất định. Muốn phản bác, buộc phải tìm ra cái “cơ sở khoa học” đó. Chúng tôi cho rằng, người viết đã dựa vào chứng cứ mà họ cho là vững chắc từ cổ sử cũng như lịch sử hiện đại.


1. Từ cổ sử.


Sử ký Việt vương Câu Tiễn thế gia cho biết, con thứ của vua Thiếu Khang nhà Hạ vượt Dương Tử xuống đất của người Việt, khai hoang lập ấp, cắt tóc, xăm mình, sống hòa đồng với dân bản địa nên được người Viêt tin theo rồi lập ra nước Việt. Ban đầu nước nhỏ lại ở xa Trung Nguyên nên không được chú ý. Thời Chu, nhà Chu truy tìm dòng dõi của vua Hạ Vũ, được phong đất ở Cối Kê để thờ phụng vua Vũ. Sau khi vua Câu Tiễn diệt nước Ngô, làm bá chủ Trung Nguyên thì nước Việt trở nên nổi tiếng. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Người nước Việt chạy xuống miền Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam.


Sự kiện này được ghi trong sách Lịch sử cổ đại Việt Nam của học giả Đào Duy Anh. Tuy nhiên dòng cuối cùng người nước Việt chạy xuống miền Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam” là còn nghi vấn vì chưa được kiểm chứng.


2. Từ lịch sử hiên đại.


Sang thế kỷ XXI, khoa học xác nhận, người di cư châu Phi làm nên dân cư Đông Á. Tuy nhiên về lộ trình của cuộc di cư thì giới khoa học chia làm hai phái.


Phần đông học giả thế giới trong đó có người Trung Quốc cho rằng, có hai con đường di cư. Con đường phương Nam làm nên dân cư Đông Nam Á mang mã di truyền Australoid. Con đường phương Bắc làm nên người nông dân Trung Quốc mã di truyền Mongoloid. Một lượng lớn người Trung Quốc tràn xuống, thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam.


Dựa theo quan niệm này, học giả Trung Quốc đưa ra ý tưởng: người Hán từ Trung Nguyên đi xuống Nam Dương Tử, làm nên cộng đồng Bách Việt. Trong khi đó, một bộ phận trong Bách Việt chạy xuống Việt Nam, thành dân cư Việt Nam. Như vậy, người Việt Nam là đám ly khai khỏi đại gia đình Trung Quốc. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các sử gia, giới chính trị Trung Quốc kêu gọi người Việt Nam “lãng tử hồi đầu” (!) Hoàn Cầu thời báo là cái loa rêu rao ý tưởng trên.


Tuy nhiên, kết luận “Một lượng lớn người Trung Quốc tràn xuống, thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam” vấp phải thách thức nghiêm trọng. Bởi lẽ, nếu sự việc diễn ra như vậy thì người Việt Nam phải là con cháu người Trung Quốc. Theo nguyên lý di truyền học, “đa dạng sinh học giảm dần từ cha mẹ xuống con cháu,” thì đa dạng sinh học của người Việt Nam hôm nay phải thấp hơn người Trung Quốc. Tuy nhiện, tất cả các nghiên cứu di truyền dân cư châu Á đều khẳng định, người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất, có nghĩa là người Việt Nam “già” nhất, tức là gần nhất với tổ tiên.


Sự thực này bác bỏ ý tưởng người Trung Quốc thay thế dân bản địa, làm nên dân cư Việt Nam.


Một thực tế khác cũng bác bỏ thuyết “thay thế dân cư” là ở chỗ, vào giữa thiên niên kỷ III TCN, dân cư Đông Nam Á và Nam Á quá đông, bởi lẽ 38.000 năm trước đã chiếm 60% nhân số thế giới. Trong khi số người Trung Quốc ở lưu vực Hoàng Hà ít nên không thể “tràn xuống thay thế” dân cư khu vực Nam Á và Đông Nam Á.


Rất mừng là, bên cạnh trường phái trên, xuất hiện trường phái cho rằng chỉ có duy nhất con đường di cư phương Nam: người châu Phi tới Việt Nam, gặp gỡ, hòa huyết, tăng nhân số. Khi khí hậu phía bắc cải thiện, họ đi lên chiếm lĩnh Hoa lục.


Tiếp thu ý tưởng của trường phái này, chúng tôi đề xuất kịch bản: 70.000 năm trước, hai đại chủng người châu Phi Australoid và Mongoloid tới Việt Nam. Tại miền Trung Việt Nam, đa số nhóm người di cư gặp gỡ hòa huyết cho ra người Việt cổ mã di truyền Australoid. Trong khi đó, có những nhóm người Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Việt Nam rồi dừng lại săn bắn hái lượm ở đây. Khi khí hậu được cải thiện, người Việt cổ Australoid đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, xây dựng kinh tế nông nghiệp từ lưu vực Dương Tử tới lưu vực Hoàng Hà. Trong khi đó, người Mongoloid theo hành lang phía Tây đi lên đất Mông Cổ, sống săn bắn hái lượm. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang phương thức sống du mục. Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc, hòa huyết với người Mông Cổ, sinh ra chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ xâm lăng miền Trung Hoàng Hà, một bộ phận người Việt chạy xuống Nam Dương Tử rồi chuyển dịch dần về Việt Nam, mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Nam Dương Tử, Việt Nam và Đông Nam Á sang Mongoloid phương Nam.


Do được sinh ra từ cuộc hòa huyết giữa hai chủng Australoid và Mongoloid nên trong máu người Việt cổ sẵn chứa gen Mongoloid. Khi được bổ sung môt lượng máu Mongoloid từ dân phía Bắc xuống, lượng gen Mongoloid trong cơ thể lớp con lai tăng lên, vượt quá ngưỡng của chủng Australoid nên chuyển sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Sự việc diễn ra theo phản ứng dây chuyền hay như trong trò chơi domino, dẫn đến việc toàn bộ dân cư Việt Nam và Đông Nam Á chuyển sang chủng Mongoloid phương Nam.


Như vậy, việc người Mongoloid phương Nam thay thế người Australoid trên địa bàn Đông Nam Á là sự chuyển hóa di truyền mà không phải thay thế dân cư. Cho nên, sử cũ ghi “người Việt con cháu của Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam” là chưa chính xác.


3. Kết luận.


Phân tích trên cho thấy, cả hai “cơ sở khoa học” để học giả Trung Quốc đưa ra chủ trương “Việt Nam lãng tử hồi đầu” đều không phù hợp thực tế. Cổ sử nói rằng nước Sở diệt nước Việt, người Việt chạy xuống miền Bắc Việt Nam làm nên dân cư Việt Nam là không chính xác. Số người này bổ sung cho dân cư Việt Nam mà không làm nên dân cư Việt Nam. Sử hiện đại xác nhận không có chuyện “người từ Trung Quốc tràn xuống thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam.”


Từ đó dẫn tới kết luận như sau:


i.Cộng đồng người Việt đã hình thành hàng vạn năm trước khi người Hán ra đời nên không có chuyện “Người Hán từ Trung Nguyên xuống làm nên cộng đồng Bách Việt.”


ii. Người Trung Quốc là hậu duệ của người Việt đi lên khai phá Hoa lục. Những người từ Trung Quốc đến Việt Nam là con cháu trở về đất tổ. Nói “Việt Nam lãng tử hồi đầu” là sự xuyên tạc thô bạo lịch sử và xúc phạm nặng nề tổ tiên.


Sài Gòn, 9.9.2021
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15657)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23435)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14787)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15140)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17665)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15438)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22513)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14495)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14532)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15225)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17338)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 18875)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19900)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.