Bs. Long: Tp. Hồ có vẻ vỡ trận COVID; Nha Trang: “Bánh mì mùi chính trị”?

21 Tháng Bảy 20218:50 SA(Xem: 5272)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ TƯ 21 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bs. Đinh Đức Long: Tp. Hồ có vẻ vỡ trận COVID; Nha Trang: “Bành mì mùi chính trị”?


BS Đinh Đức Long: Tp. Hồ Chí Minh có vẻ vỡ trận COVID, chính quyền lúng túng


VOA 20/07/2021


image013Đài VTV1 đưa tin về điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Tp. Hồ Chí Minh, 18-7-2021. Photo VTV1 via Reuters


Bác sĩ Đinh Đức Long ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh nói với VOA rằng chính quyền “rất nhiệt tình, sốt sắng, tổ chức bài bản” trong công tác chống dịch, nhưng việc cách ly bừa bãi đã vi phạm quy định chuyên môn của ngành y thế giới, chưa kể các chính sách phòng dịch của Việt Nam có dấu hiệu lạm dụng quyền lực.


VOA: Kính chào Bác sĩ, ông có thể cho biết tình hình chống dịch ở Tp. HCM hiện nay như thế nào?


Bác sĩ Đinh Đức Long: Từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, chính quyền thành phố HCM cũng như chính quyền cả nước sốt sắng lo toang thành lập hẳn ban chống dịch với cả hệ thống chính trị đều vào cuộc. Chống dịch rất rầm rộ, hoàng tráng nhưng lại không đúng với chuyên môn của ngành y tế cho nên hiệu quả không cao.


Chính quyền đã có những hành động vi phạm chính cái chính sách giãn cách của mình. Ví dụ như ngày 30/4 cho đi chơi lễ, ngày bỏ phiếu toàn dân 23/5...việc này đã vi phạm yêu cầu giãn cách xã hội trước đó. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy dịch bệnh như hiện nay, nó đã lan rộng ra.


Ở góc độ khoa học, chính quyền xem F0 là bệnh, cái đó khác với thế giới. F0 mà không có triệu chứng lâm sàng thì chỉ là người lành mang mầm bệnh, mà người lành mang mầm bệnh thì khác với bệnh nhân, nhưng chính quyền lại đối xử họ như bệnh nhân, rồi cách ly, rồi cô lập. Cái này khác với thế giới.


Các nước đã trải qua các đợt dịch lớn rồi. Việt Nam lẽ ra phải rút ra bài học từ thế giới. Các nước cho cách ly F0 và F1 tại nhà. Theo tôi biết nhiều nơi ở Việt Nam nay đã quá tải rồi.


VOA: Xin ông chia sẻ nhận đinh về chỉ thỉ 16 mà thành phố và các tỉnh phía nam đang thực hiện?


Bác sĩ Đinh Đức Long: Chỉ thị 16, cá nhân tôi thấy có vi phạm hiến pháp. Chỉ thị đó không phải là văn bản pháp quy và nhiều cơ quan công quyền đã lợi dụng việc đấy, ví dụ như họ ra đường chặn người phạt tiền.


Tôi thấy chính quyền rất nhiệt tình nhưng các văn bản phải dựa trên pháp luật và dựa trên cơ sở khoa học.


Chống virus, bệnh truyền nhiễm thì phải có vaccine. Họ rất rầm rộ thu tiền của doanh nghiệp và người dân để mua vaccine, nhưng tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam lại đứng hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thế tiền đã đi đâu? Trong khi các vaccine mà Việt Nam có được đa số là do từ viện trợ các nước và từ chương trình COVAX.


Trong vai trò quản lý vĩ mô, anh phải tiên liệu rằng để chống bệnh dịch thì phải có vaccine, tại sao anh không lo ngay từ đầu để rồi cho đến nay mọi biện pháp đều thất bại hết? Sao khoanh vùng dập dịch để rồi bây giờ trả lại để cách ly tại nhà?


VOA: Về việc chính quyền phạt người dân khi ra ngoài mà không có lý do chính đáng, ý kiến của ông ra sao?


Bác sĩ Đinh Đức Long: Đa số hàng ngũ lãnh đạo của chính phủ và Tp. HCM xuất thân từ công an và cán bộ đoàn: một anh giỏi về trấn áp, một anh giỏi về tổ chức phong trào và hô khẩu hiệu.


Ra ngoài không có lý do chính đáng thì phạt, nhưng thế nào là lý do chính đáng thì không giải thích được! Họ thậm chí ra văn bản khoán chỉ tiêu cho công an phạt người dân, ví như Chủ tịch phường 6 quận Gò Vấp ra văn bản khoán chỉ tiêu cho công an, lực lượng chức năng, phạt 5-20 trường hợp/ngày. Phạt là lấy tiền của dân trong khi người dân bị thất nghiệp vì dịch bệnh. Như vậy phạt là có chỉ đạo hẳn hoi, chứng tỏ lãnh đạo coi thường kỷ cương phép nước.


Hôm kia tôi đi mua thức ăn ở siêu thị thì không sao, hôm qua tôi đi thì bị chặn lại, mỗi lần họ cho đi nhỏ giọt. Dân kêu đói, anh công an bảo: “Đói là việc của các vị, không phải việc của tôi.” Họ rất vô cảm. Đó việc tôi đã chứng kiến.


Tuy nhiên, tôi cũng mừng là ông Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên tuyên bố là sẽ gặp gỡ các nhà khoa học để tham vấn về vấn đề đề chống dịch. Tôi cho rằng ông biết cởi mở và lắng nghe. Ít nhất là có người lãnh đạo trong lúc nước sôi lửa bỏng này dám tuyên bố như thế. Điều này cho biết từ trước đến nay mình chống dịch bằng nghị quyết không đạt thì phải tham vấn ý kiến các nhà khoa học.


Tôi hy vọng rằng họ sẽ nhận ra điều chưa phù hợp và quyết tâm sửa thì sẽ sửa được, muộn còn hơn không.


VOA: Bác sĩ nhận định như thế nào về việc xét nghiệm đại trà hàng triệu người ở Tp. HCM?


Bác sĩ Đinh Đức Long: Theo tôi, xét nghiệm đại trà rất lãng phí mà không mang lại hiệu quả y tế. Về quy trình, làm sao đảm bảo rằng ai cũng làm đúng quy trình? Nhưng nếu có kết quả là F0 thì cũng chỉ là người lành mang trùng. Mà người lành mang trùng thì có thể tự khỏi nhiều. Họ nên cách ly ở nhà, nâng sức đề kháng. Chỉ khi nào nặng thì mới cho vào bệnh viện thôi.


VOA: Trước tình hình dịch bệnh hoành hành ở Tp. HCM như hiện nay ông có đề xuất gì?


Bác sĩ Đinh Đức Long: Ngăn sông cấm chợ thì cái nọ kéo thôi cái kia. Trên thực tế là giá cả tăng vọt. Đến chợ mua thì bị đuổi về, đến siêu thị Big C Gò Vấp thì hàng dài người xếp hàng trong điều kiện máy lạnh như vậy cũng dễ bị phơi nhiễm... Rõ ràng là họ có vẻ đã vỡ trận, nhìn bên ngoài là thấy lúng túng rồi.


Xét cho cùng thì chỉ trông nhờ vũ khí là vaccine thôi, không cách nào khác.


Tôi hy vọng họ nhìn ra chỗ chưa phù hợp để điều chỉnh cho cái giá phải trả.


Nói tóm lại là không ngăn sông cấm chợ; cách ly tại nhà F0, F1; ai có triệu chứng thì vào bệnh viện; mở lại các chợ nhỏ; và tăng cường tiêm vaccine.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


image014Lực lượng “giãn cách chống dịch như chống giặc” áp tải xe gắn máy và chủ xe đi mua bánh mì về trụ sở phường Vĩnh Hòa, Tp Nha Trang chiều 18/7/2021. (Ảnh Người Lao Động)


Việt Nam: Bánh mì ngon cũng cần 'nguyên liệu chính trị'


  • Hà Hùng
  • BBC News Tiếng Việt


BBC 21/7/2021


image015Nguồn hình ảnh, Getty Images.Bánh mì là món ăn đã quen thuộc với người Việt Nam từ thời Pháp thuộc


Mấy ngày nay, có lẽ nhiều người Việt Nam ăn bánh mì không ngon. Có thể họ thấy bánh mì Việt thiếu một nguyên liệu quan trọng. Đó là chính trị.


Dù xảy ra trong bối cảnh “giãn cách xã hội”, vụ “Tổ liên ngành” phường Vĩnh Hòa, Nha Trang chặn bắt ông Trần Văn Em vì đi mua bánh mì, dường như đã xâm phạm nghiêm trọng giá trị cốt lõi của dân.


Khi ông Phó phường khẳng định: “Bánh mì không phải là thực phẩm” thì quyền tối thiểu của dân là quyền được ăn, dường như nằm trong tay chính quyền.


Đã có nhiều bức xúc được chia sẻ trên mạng xã hội.


Cán bộ có quá nhiều quyền?


Bình luận về tình trạng được cho là nhân viên công lực có quá nhiều quyền, Nguyễn Minh Phương viết: “Em xem clip đó mà lộn ruột. Họ quá lạm quyền, với họ yến sào, bào ngư mới là thực phẩm chỉ có dân nghèo ăn bánh mì, mì tôm thì không phải thực phẩm mà.”


Danh khoản Lan Lê bình luận: “Chú công nhân này khôn ngoan biết nhịn nhục để bảo toàn tính mạng chứ mà nóng lên cãi lại thì... Chưa kể bị nhốt vì chống lại người thi hành công vụ…”


image016Nguồn hình ảnh, Getty Images. Rất dễ bắt gặp những hàng bánh mì như thế này từ Nam ra Bắc


“Đây là định nghĩa mới về độ chín của cán bộ. Định nghĩa chín của cán bộ trước kia là: phải biết nói xuôi, nói ngược… và quan trọng nhất là phải nói được không thành có, nói có thành không, nói sai thành đúng, nói đúng thành sai mà không hề chớp mắt” là bức xúc của Nguyên Tống.


Không phải vấn đề cá nhân


Đành rằng ông Phó phường Vĩnh Hòa phải chịu trách nhiệm, nhưng ông này không làm một mình, còn có những đồng sự khác trong “tổ liên ngành”.


Phat Dinh viết: “Trong video clip còn thể hiện rõ những người trong tổ công tác có những từ ngữ đe doạ bắt nhốt luôn, gọi cho chủ dự án cho nghỉ việc; Thách thức “đi kiện”; Xưng hô thiếu chuẩn mực “mày-tao”, “thằng này ở trên núi xuống đúng không?”


Danh khoảng Ngọc Thái đặt vấn đề rộng hơn, người này viết: “Chỉ thị 16 biến chúng thành côn đồ, thành giang hồ, chúng ngồi trên luật, phán xét người dân, phân biệt vùng miền với ngôn từ miệt thị. Cần xem kỹ lại nội dung chỉ thị 16 đã thiết thực chưa hay chỉ là qui định nửa vời tạo điều kiện cho lạm quyền lên ngôi.”


Đột nhiên cán bộ được tăng quyền, có hình thành thói quen, quán tính cho lực lượng công quyền làm khổ dân sau khi hết dịch? Lấy gì đảm bảo những người dân khác không bị hà hiếp?


image017Chính quyền sử dụng nhiều biện pháp mạnh tay nhằm ngăn ngừa dịch bệnh


Quyền lực cần được giám sát


Sau khi nhiều người lên tiếng trên mạng xã hội, ông Em đã được trả lại xe và giấy tờ. Ông cũng có thể không bị mất việc làm, hoặc có việc làm mới, vì được “hỗ trợ” của Ủy ban Nhân dân tỉnh.


Sau khi có những tiếng nói phản biện mạnh mẽ, ông Phó phường đã phải chuyển công tác đến một vị trí khác. Chưa bàn phản ứng này đã thỏa đáng chưa. Chỉ biết rằng đã có chuyển biến.


Theo báo chí Việt Nam, chiều 19/7, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBNDTP Nha Trang đã yêu cầu phường Vĩnh Hòa trả xe, giấy tờ cho ông Em và chấn chỉnh cách ứng xử của tổ công tác của ông Thọ, Phó chủ tịch phường Vĩnh Hòa.


Ông Trần Văn Đông, Bí thư phường Vĩnh Hòa cho biết, UBND phường đã điều ông Thọ về quản lý các điểm bị phong tỏa liên quan các ca nhiễm, hình thức xử lý thì chờ thành phố. Nhiệm vụ Trưởng ban phòng chống dịch phường này sẽ do Chủ tịch UBND phường thực hiện.


Hiệu ứng của sự đồng cảm và cùng lên tiếng trên mạng xã hội tại Việt Nam dường như đang thay thế báo chí trong nước, thực hiện vai trò giám sát bộ máy nhà nước.


Có thể qua vụ việc này nhiều người hiểu rằng, hệ thống tập trung quyền lực có nhiều điểm hạn chế so với hệ thống tản quyền.


Có lẽ họ bắt đầu ý thức rằng, khi người dân có quyền, bánh mì mới đúng là bánh mì.
29 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1859)