Hải chiến Hoàng Sa 1974 / Ts Lan Anh: Hoàng Sa 40 năm sau

11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 17357)

Vài tài liệu Trung cộng đánh cướp Hoàng Sa 1974 / Ts Lan Anh: Hoàng Sa 40 năm sau

image003 
image005
image007 

Soái hạm 274 và chiến hạm Trung cộng tham dự trận Hoàng Sa 1974. Sau trận này, hải quân Trung cộng cải tiến vượt bực.
image009 
Chiến hạm Trung cộng áp sát, cản mũi, khiêu khích chiến hạm VNCH.

 image011
image013

Chú thích: Năm 1949, Mao Trạch Đông tiếp quản Hoàng Sa đông lấy từ tay Tưởng Giới Thạch. Lập căn cứ hải quân ở đảo Phú Lâm, Mao ôm mộng của Tưởng là tác giả vẽ đường “lưỡi bò vô hình” tiếp tục xua quân đi chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm Gạcma năm 1988 … Tháng 1 năm 1974, lính Mao đã có mặt ở đảo Ducan (thuộc Hoàng Sa đông do VNCH quản lý). Một giả thuyết khả tín cho rằng hạm đội Mao đã âm thầm phục sẵn từ bên HS đông chờ hải quân VNCH tới sau khi cho lính đổ bộ lên Ducan phất cờ “dụ”. Một bức điện tín mật chỉ thị cho Bộ tư lệnh HQ vùng I là “chiến đấu trong hòa bình”, nhưng chỉ thị viết tay tại Đà Nẵng của TT Thiệu lại khác với mật điện có nội dung “tùy tình hình mà xử lý”. 10 giờ sáng ngày 19/1/1974, Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc tuân lệnh từ Bộ tư lệnh Hải quân Sàigon cho lệnh nổ súng. Hải chiến nổ gần 1 tiếng giữa Hải quân VNCH và hạm đội Mao. Mao không ngờ với trí dũng của các hạm trưởng VN, với tinh thần chiến đấu vị quốc vong thân của các chiến sĩ hải quân VN, Mao đã bỏ xác tại trận tiền soái hạm 274 cùng với viên Đề đốc chỉ huy.

Cũng vì một “mệnh lệnh đặc biệt ở đâu đó”, Hải quân VNCH đã không thực hiện được cuộc hành quân “tái chiếm” dù hồ sơ tái chiếm do Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH thảo kế hoạch đã đưa lên bàn giấy của TT Thiệu. Một Đại tá tùy viên của Đại tướng Viên sống tại Quận Cam cho nhà báo Lý Kiến Trúc biết, hồ sơ tái chiếm nằm trên bàn TT Thiệu mấy tháng nhưng ông Thiệu không đoái hoài đến. Bí mật vẫn còn bao trùm vụ Hoàng Sa 1974, nhưng nó rơi đúng vào thời điểm miền Nam đang âm ỉ diễn ra cuộc “khủng hoảng chính trị” hệ quả từ Hiệp định Paris 1973; theo thời gian vụ Hoàng Sa từ từ “chìm xuồng” sau khi có bản tuyên cáo phản kháng kịch liệt của Bộ ngoại giao VNCH và vài cuộc mít tinh đả đảo Trung cộng diễn ra trên đường phố Sàigon.

image015_0

Giàn khoan HD-981. Photo Nguyễn Đông.

40 năm sau, Trung cộng cắm dùi giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa VN, thực hiện giấc mơ biến đường “lưỡi bò vô hình” thành lãnh thổ lãnh hải hiện thực, biến vùng biển đảo không tranh chấp thành vùng tranh chấp, thâu tóm dần dần các hải đảo, (lại sắp vẽ vùng nhận dạng phòng không Trường Sa). Hoàng Sa trở thành căn cứ hải quân quan trọng bậc nhất của Tàu khựa bảo vệ căn cứ tàu ngầm nguyên tử Hải Nam, là cứ điểm xuất phát hải quân vượt thẳng qua eo biển Luzon-Cao Hùng tiến ra tây Thái bình dương, mới đây, Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh từng diễn tập dài ngày ở vùng biển này.

Nhìn lại các diễn biến chính trị diễn ra vào thời điểm cùng với vụ HS, trước khi “vi hành”, TT Thiệu đã “hảo ý chơi thâm” để lại cái “gân gà HS” khó nhai cho các bên hậu thế, nay đã đến lúc “bừng tỉnh ngộ” vì nguồn tài nguyên vô tận, vì vị trí chiến lược, vì nền an ninh quốc gia, vì con đường lợi ích hàng hải quốc tế ở Biển Đông… mà tha hồ đông tây xâu xé. Cho nên cũng không lấy gì làm lạ, từ năm 1975 đến nay, không thấy có một chính phủ lưu vong danh chính ngôn thuận VNCH nào ở hải ngoại đứng lên quy tụ hàng triệu dân Việt tị nạn đòi lại Hoàng Sa. (VH) 

+++++++++++++++++

Hoàng Sa: 40 năm sau

(Dân trí) - Hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển gần Hoàng Sa không chỉ là vấn đề liên quan đến chủ quyền mà là vấn đề thực thi luật biển quốc tế - đó là nhận định trong bài viết trên trang web một trường đại học có tiếng của Singapore của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Khoa Luật Quốc tế của Học viện Ngoại giao.

image016-content

Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Khoa Luật Quốc tế của Học viện Ngoại giao.

Được sự đồng ý và hiệu đính về phần dịch của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Dân Trí xin trích đăng bài viết trên chuyên trang Bình Luận của Trường Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế S.Rajaratnam (RSIS - thuộc Đại học Công nghệ Nanyang), Singapore, đề ngày 9/6/2014.

Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.

Để chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã đánh đắm một tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa, gây hư hại 4 tàu khác, khiến 53 người Việt Nam thiệt mạng và 16 người bị thương. Việc sử dụng vũ lực này khiến cho Trung Quốc lần đầu tiên có được sự kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa."

Không chỉ là tranh chấp chủ quyền

Trong bài viết của mình, tiến sỹ Lan Anh cho biết, “chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được thiết lập dựa trên các hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà Nguyễn đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử, ít nhất từ thế kỷ thứ 17, khi các quần đảo này còn là các vùng đất vô chủ. Trong thời kỳ mở rộng chế độ thực dân của phương Tây, chủ quyền đối với Hoàng Sa tiếp tục được Pháp, nước đô hộ Việt Nam, thực hiện.

Chủ quyền các quần đảo này sau đó được chuyển giao từ Pháp sang chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Geneva năm 1954 và sau đó được Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa khi miền Bắc và miền Nam thống nhất vào năm 1975. Việt Nam đã liên tục khẳng định yêu sách chủ quyền của mình bằng cách phản đối các hoạt động do Trung Quốc tiến hành ở Hoàng Sa.”

Tuy nhiên cũng theo tiến sỹ, “mặc dù chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa có cơ sở pháp lý vững chắc, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định họ có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo này. Trung Quốc từ chối thừa nhận có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo và từ chối thảo luận vấn đề chủ quyền với Việt Nam trong các cuộc đàm phán song phương.” Tiến sỹ nhận định, Trung Quốc “cũng sẽ không chấp nhận đưa tranh chấp chủ quyền lên một tòa án hoặc trọng tài quốc tế.”

Tiến sỹ Lan Anh cho rằng, “hành động khiến cho quần đảo Hoàng Sa trở thành điểm nóng mới nhất trên Biển Đông là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa.”

Tiến sỹ khẳng định: “thoạt đầu, các lập luận về việc hạ đặt giàn khoan có thể khiến dư luận hiểu nhầm đây là lập luận về chủ quyền đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn, vụ việc này thực chất liên quan đến việc thực thi luật biển quốc tế.”

Khoảng cách địa lý không phải là vấn đề

Theo tiến sỹ Lan Anh, Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981, là một cồn cát nhỏ, rộng 1,6km2, không có khả năng cho con người cư trú và không có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Tri Tôn là đảo đá và chỉ có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý.

Theo thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, trong phân định ranh giới biển, đảo Tri Tôn và các đảo khác thuộc Hoàng Sa sẽ phải giảm hiệu lực để nhường hiệu lực lớn hơn cho đất liền do chiều dài của đường bờ biển của các đảo nhỏ này ngắn hơn nhiều so với đường bờ biển đất liền của Việt Nam. Tức là đường phân định biển sẽ nằm rất gần với Tri Tôn hoặc thậm chí khoanh vùng cho đảo này chỉ có 12 hải lý.

Trung Quốc và Việt Nam đã tuân thủ nguyên tắc này khi đàm phán phân định ranh giới biển. Trong phân định Vịnh Bắc Bộ, hai nước đã nhất trí giảm hiệu lực của Bạch Long Vĩ, một đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm trong Vịnh Bắc Bộ xuống còn 25%, tương đương với 15 hải lý. Hiệu lực này được áp dụng ngay cả khi Bạch Long Vĩ là một đảo có có diện tích 2,33km2 và có dân cư sinh sống ổn định.

Tuy nhiên, do chưa có thỏa thuận về phân định ranh giới cho Hoàng Sa, lập luận rằng giàn khoan nằm gần với Hoàng Sa hơn là bờ biển Việt Nam là không tạo ra cơ sở pháp lý cho Trung Quốc. Giàn khoan đã được hạ đặt trái phép ở khu vực Trung Quốc không có quyền đơn phương tiến hành các hoạt động như vậy.

Việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc vi phạm DOC

Tiến sỹ Lan Anh nhận định: “Cơ sở thực sự mà Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phải là dựa trên vùng đặc quyền kinh tế từ Hoàng Sa, mà từ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đã vẽ ra trên bản đồ Biển Đông. Mặc dù không đưa ra bất kỳ tài liệu chính thức nào để minh chứng cho yêu sách này, không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào theo luật quốc tế, Trung Quốc vẫn đang sử dụng bản đồ đường lưỡi bò để yêu sách các quyền đối với toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng nước và đáy biển bên trong đường lưỡi bò, thậm chí ngay cả khi các tài nguyên này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.”

Theo tiến sỹ Lan Anh, Trung Quốc phải dựa vào đường lưỡi bò để yêu sách bởi sự thực là khu vực có tiềm năng giàu dầu lửa và khí đốt ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều nằm ở bên ngoài các khu vực mà Trung Quốc có thể yêu sách quyền chủ quyền dựa theo luật biển quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc đã quyết định phớt lờ luật biển quốc tế và khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình dựa theo bản đồ đường lưỡi bò, chiếm tới 85% Biển Đông.


Tiến sỹ phân tích, theo quy định của luật biển quốc tế, hai nước Trung Quốc và Việt Nam phải có nghĩa vụ pháp lý để nỗ lực đạt được thỏa thuận tạm thời, có tính thực tiễn cao. Luật biển quốc tế cũng đặt ra trách nhiệm đối với Trung Quốc và Việt Nam, theo đó, không bên nào được phép có bất kỳ hành động đơn phương gây nguy hiểm hay phương hại đến việc đàm phán để đạt được thỏa thuận phân định biển cuối cùng.

Các tòa án quốc tế đã phán quyết rằng trong các “vùng có các yêu sách biển chồng lấn”, việc một nước cố gắng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách khoan là trái luật, bởi hành động đơn phương như vậy sẽ làm thay đổi mãi mãi hiện trạng và vì vậy gây nguy hiểm hoặc phương hại đến việc đàm phán về một thỏa thuận phân định ranh giới biển cuối cùng.

Trong các cuộc thảo luận với ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc về pháp lý, Trung Quốc luôn luôn khẳng định cần phải áp dụng đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002. Tuy nhiên, hành động đơn phương khoan dầu của Trung Quốc là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản của DOC, trong đó có quy định các bên phải kiềm chế thực hiện các hành động sẽ làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp.

Kết thúc bài viết của mình, Tiến sỹ Lan Anh bày tỏ hi vọng “Trung Quốc sẽ sớm hiểu ra rằng bắt nạt các nước láng giềng, vi phạm luật quốc tế không phải là cách hành xử của một cường quốc có trách nhiệm trên trường quốc tế.”

Vũ Quý (dịch)

++++++++++++++++

image019

Đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) nằm dưới vĩ tuyến 17 được chia là 2 nhóm HS đông và HS tây.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 dưới góc nhìn nhà báo phương Tây

BBC 2/4/14

Nhà báo Bill Hayton nói trận hải chiến Hoàng Sa là câu chuyện thảm họa về các cá nhân muốn bảo vệ đất nước nhưng thất bại bởi khả năng tác chiến kém cỏi và sự lãnh đạo tồi tệ của giới chóp bu quân sự Sài Gòn.

 

image020-content
Bài viết của nhà báo Bill Hayton, làm việc ở BBC, là tác giả cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010). Tác phẩm mới của ông về tranh chấp Biển Đông, The South China Sea - dangerous ground, sẽ được xuất bản năm nay bởi NXB Đại học Yale.

Nhân kỉ niệm lần thứ 40 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến.

Trong hàng thập niên, nó vẫn được giữ kín, nhưng gần đây một vài cựu binh đã viết hoặc kể lại câu chuyện của mình. Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã công bố một vài tư liệu quan trọng từ kho lưu trữ. Gộp lại những thông tin đó, chúng kể ta nghe câu chuyện về những cá nhân anh hùng bị làm hại bởi kế hoạch tác chiến kém, lãnh đạo tệ hại, và lực lượng không cân sức.

Tháng 1/1974 là quãng thời gian rất khó khăn cho Nam Việt Nam. Lệnh ngừng bắn, được thiết lập sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, đã sụp đổ, buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt. Sự kiện ở mấy mỏm đá ngoài khơi cách Đà Nẵng 350 dặm không phải là ưu tiên. Quân lính canh gác Hoàng Sa cũng không có đủ nguồn lực lẫn chiến lược đúng đắn để tự bảo vệ.

Vào thứ Hai 14/1, một tàu thủy của VNCH phát hiện hai tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo gần đảo Hữu Nhật (Robert), thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa do Nam Việt Nam chiếm giữ. Chỉ quen với việc đóng quân trên đất liền, quân VNCH đột nhiên phải đối diện với nguy cơ chiến đấu trên biển. Ngay ngày hôm sau, 15/1, tổng thống Thiệu đã trực tiếp đến thăm hải quân tại Đà Nẵng.

Hôm đó, Jerry Scott từ lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đề nghị Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải và là bạn tốt của mình, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cho phép Gerald Kosh, một nhân viên dưới quyền, được lên tàu đi Hoàng Sa.

Ông Thoại nhanh chóng đồng ý‎ và Kosh đã có mặt trên tàu HQ-16. Con tàu này là một trong bảy chiếc tuần dương hạm cũ của Hoa Kỳ giao lại cho VNCH đầu những năm 1970. Mặc dù ra đời từ thời Thế chiến Đệ nhị, loại tàu này được trang bị những khẩu súng cỡ nòng lên tới 5 inch (127mm), tốt nhất trong cả lực lượng hải quân của VNCH. Kosh sau đó đã viết một bản tường trình dài về trận chiến mà hiện đã được phép công bố.

Ngày hôm sau, 16/1, HQ-16 đưa 16 lính Biệt Hải của VNCH đến bảo vệ đảo Hữu Nhật. Nhưng quân Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng (Drummond) và đảo Quang Hòa (Duncan) với lực lượng hỗ trợ ở gần đó. Tất cả những thông tin này đều được khẩn báo về Đà Nẵng.

Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang. Tham mưu phó Hải quân Đỗ Kiểm, người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH, đã đề nghị phải phản ứng nhanh và kiên quyết. “Nếu chúng ta hàng động bây giờ thì có thể lấy lại được đảo,” ông Kiểm nhớ lại lời ông nói với tư lệnh hải quân, Đề đốc Trần Văn Chơn. Thay vì thế theo lời ông Kiểm, ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó. Mấy giờ sau ông Kiểm đã phải tìm trong thư viện hải quân và phòng lưu trữ chỉ để tìm các tài liệu.

Vào ngày thứ Năm, 17/1, 15 lính Biệt Hải đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money). Trong 7 hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, lúc đó 3 được quân VNCH chiếm giữ và 2 nằm trong tay quân Trung Quốc. Thêm 3 tàu được vội vàng điều tới Hoàng Sa: HQ-5 (tuần dương hạm cũ của Mỹ), HQ-4 (tàu khu trục USS Forster cũ, được trang bị súng cỡ nòng 3 inch) và HQ-10 (tàu quét thủy lôi cũ USS Serene của Hoa Kỳ, được cải biên thành tàu tuần tra).

Vào sáng thứ Sáu ngày 18/1, tất cả 4 con tàu trên đã có mặt tại Hoàng Sa. Hải đội trưởng Hà Văn Ngạc quyết định thể hiện sức mạnh bằng cách cho lực lượng đổ bộ xuống đảo Quang Hòa. Nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc đã được điều động đến đó và ông Ngạc phải hủy kế hoạch. Quân Trung Quốc thắng hiệp 1.

Vào tối thứ Sáu, mật tin đã được gửi cho ông Ngạc từ Đà Nẵng. Một mệnh lệnh rất kì quặc: tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ông Ngạc quyết định đổ bộ vào sáng hôm sau, thứ Bảy ngày 19/1. Vào lúc 8.29, khi đội lính đi vào đảo, quân Trung Quốc nổ súng, làm một lính VNCH thiệt mạng. Người thứ hai bị giết hại khi cố lấy lại xác đồng đội. Quân thủy đánh bộ VNCH phải rút lui.

Ông Ngạc liên lạc về để tìm mệnh lệnh. Trong trụ sở Hải Quân VNCH ở Sài Gòn, Đỗ Kiểm chạy đi tìm Đề đốc Chơn. Ông ta biến mất. Một trợ l‎ý bảo rằng ông Chơn đã ra sân bay để chuẩn bị đi Đà Nẵng. Ông Kiểm gọi cho phó của ông Chơn ở Đà Nẵng. Ông ta cũng biến mất, để ra sân bay đón ông Chơn. Ngay tại thời điểm mà số phận của Hoàng Sa đang ngàn cân treo sợi tóc, hai lãnh đạo tối cao của Hải Quân VNCH đều mất tích. Cuối cùng, ông Kiểm là người ra lệnh nổ súng.

Vào lúc 10.29, hai giờ sau khi hai lính thủy đánh bộ bị giết hại, 4 tàu của phía Việt Nam nổ súng vào 6 tàu Trung Quốc.

Thật không may, súng trên tàu HQ-4 lại bị hỏng và con tàu nhanh chóng bị trúng đạn bởi một trong hai tàu hộ tống Trung Quốc. HQ-5 đã bắn trúng và làm hư hỏng nặng tàu hộ tống còn lại, nhưng rốt cuộc nó cũng bị trúng đạn. Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tình bắn trúng tàu HQ-16. HQ-16 bị mất kiểm soát nguồn điện và bị nghiêng 20 độ. Sau đó tàu HQ-5 lại bị trúng đạn, hỏng mất tháp pháo và hệ thống radio. Cuối cùng, tàu HQ-10 nhỏ nhất đoàn, bị trúng tên lửa của quân Trung Quốc khiến cho đài chỉ huy bị phá hủy và thuyền trưởng thiệt mạng.

Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, mặc dù đã làm hư hỏng nặng hai tàu của Trung Quốc, đội tàu của VNCH hầu như đã mất khả năng chiến đấu. HQ-10 bị chìm còn ba chiếc còn lại lê lết về được Đà Nẵng.

Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa.

Theo BBCNEWS

 

April 2005

Các tập đoàn lớn của Mỹ tìm cơ hội ở Việt Nam

(VNExpress) 16 công ty Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn lớn nhất nhì thế giới, muốn tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam khi suy thoái kinh tế vẫn chưa kết thúc.

image018

Tập đoàn dầu khí Chevron của Mỹ đang đàm phán với PetroVietnam về dự án khai thác khí trị giá hơn 4 tỷ USD. Ảnh: tehrantimes

 

Đoàn đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội kinh doanh lần này có các tập đoàn lớn như Abbott, tập đoàn tài chính AIG, Công ty Caterpillar, tập đoàn dầu khí Chevron, Công ty ConocoPhillips, Công ty dầu khí ExxonMobil, hãng Ford, tập đoàn General Electric, hãng truyền thông Time Warner.

Trong buổi họp báo sáng nay, ông Matthew P. Daley, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (US-ASEAN) nói: “Mặc dù kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, các công ty Mỹ vẫn hết sức quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam".

Chủ tịch Hội đồng US-ASEAN cho rằng từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ngày càng phát triển. Ông khẳng định trong vòng 3-5 năm tới, nước này sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam.

Tập đoàn General Electric (GE) - công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng năm 2009 của Forbes, hay Chevron - công ty lớn thứ 9 thế giới, đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm thông qua các tổ chức phi chính phủ. Nhiều tổ chức trong số đó tham gia hỗ trợ người dân vùng sông Mekong, mở rộng mạng lưới giáo dục hay chăm sóc trẻ em.

Ông Hank Tomlinson, Tổng giám đốc Chevron Việt Nam cho biết, Chevron đang đàm phán với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam về dự án khí ở ngoài khơi biển Đông trị giá 4 tỷ USD, trong đó Chevron sẽ góp 2,5 tỷ USD. Tính đến nay Chevron đã đầu tư 300 triệu USD làm công tác thăm dò.

Dự án nhằm cung cấp khí cho khu vực Mekong để chạy các nhà máy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng. Nếu dự án sớm được Chính phủ phê duyệt, Chevron sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Nhận xét về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ông Stuart Dean, Chủ tịch General Electric khu vực Đông Nam Á nói: "Việt Nam là một trong những nước hết sức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài". Ông cho biết dự án của GE tại Hải Phòng được chính quyền cấp giấy phép xây dựng chỉ vài ngày sau khi nộp đơn.

Doanh nghiệp sẽ có buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo của Chính phủ trong hai ngày tới để thảo luận về cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không, dịch vụ tài chính ngân hàng, y tế, phát triển nguồn nhân lực, khai thác mỏ và truyền thông.

Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN có hơn 100 tập đoàn thành viên, phần lớn trong số đó nằm trong danh sách 100 công ty hàng đầu của Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn.

 

Thanh Bình

11 Tháng Bảy 2016(Xem: 11450)
Làm lao động dễ hơn trở thành một ngư phủ lành nghề đi biển!
18 Tháng Tư 2016(Xem: 13369)