Bà Rịa: Kho ngầm lớn nhất Đông Nam Á sâu 200m

28 Tháng Tư 20218:29 SA(Xem: 6544)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ TƯ 28 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bà Rịa Vũng Tàu: Kho ngầm lớn nhất Đông Nam Á sâu 200m so với mực nước biển


27/04/2021


TTO - Lần đầu tiên kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng và sắp đi vào hoạt động ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Công trình dưới độ sâu từ hơn 100m đến gần 200m so với mực nước biển, với sức chứa khổng lồ 240.000 tấn.


image034Một góc kho ngầm chứa LPG có hình quả trứng - Ảnh: ĐÔNG HÀ


Những ngày này, công trình kho ngầm chứa LPG của Công ty TNHH hóa chất Hyosung Vina ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang hối hả thi công để kịp tiến độ. Đây là hạng mục quan trọng của dự án nhà máy sản xuất polypropylene do Hyosung Vina làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 1,35 tỉ USD.


Hầm chứa dưới lòng đất


Lúc chúng tôi đến miệng giếng thi công, hai chiếc thang vận, mỗi chiếc có tải trọng 50 tấn, đang lên xuống liên tục. Thang vận to lớn, chở nặng nhưng chạy êm ru. Người trên thang vận có cảm giác như không biết mình đang di chuyển. Trên thùng những xe ben từ lòng đất "chui" lên là những khối đá được lấy lên ở độ sâu gần 200m.


Trao đổi với chúng tôi, chủ đầu tư cho biết đến nay kho ngầm chứa LPG sắp hoàn thành với 95% khối lượng công việc đã xong. Dự kiến tháng 6-2021, kho ngầm chứa khí LPG sẽ được cô lập. Việc xuất - nhập khí LPG sẽ được thực hiện bởi hàng chục loại ống đặc chủng, máy bơm. Lúc đó, các đường xuống hầm đều được bịt lại, "niêm phong" bằng bốn "nút" bêtông dày 5m. Và mọi hoạt động liên quan đến kho ngầm đều giám sát bằng các cảm biến đo áp suất, địa chấn.


Trước đây, khu đất rộng hơn 60ha của dự án chỉ là vùng sình lầy. Nhưng đến những ngày cuối tháng 4-2021 này, các nhà máy, những bồn chứa khí, tháp tách khí đồ sộ đã mọc lên. Đặc biệt, ở sâu bên dưới cụm nhà máy ấy là hai kho ngầm chứa khí lớn nhất Đông Nam Á.


Vì sao phải thiết kế kho ngầm chứa LPG dưới lòng đất ở vùng sình lầy, ngập mặn? Theo giải thích của các chuyên gia đang thi công kho ngầm, khảo sát địa chất cho thấy khoảng từ mặt đất xuống sâu 60m là bùn, đất mềm. Nhưng từ 60m sâu xuống tiếp là đá granite cứng chắc. Ông Wie Chol Ryang - giám đốc điều hành kho ngầm - khẳng định kho ngầm này có độ an toàn gần như tuyệt đối, kể cả động đất, sóng thần hay núi lửa. Đó là điều kiện tiên quyết để Hyosung triển khai kho ngầm.


Nữ kỹ sư trẻ Phạm Thị Hồng - nhân viên điều hành của kho ngầm - cho chúng tôi biết thêm ngoài nằm ở dưới độ sâu từ hơn 110m đến gần 200m so với mực nước biển, được bao bọc bởi lớp đá cứng, kho ngầm còn được thiết kế, thi công theo hình dáng quả trứng để áp suất không tập trung vào một điểm mà phân bố đều. Cộng thêm các yếu tố kỹ thuật an toàn khác để LPG được cất chứa trong kho ngầm không bị rò rỉ ra ngoài.


Đặc biệt, khu vực này lại gần sông nước sâu để có thể làm cảng. Ông Wie Chol Ryang nói thêm kho ngầm này có tuổi thọ 50 năm và sau 50 năm nếu thay hệ thống đường ống và các bộ phận phụ trợ thì có thể kéo dài. Và đặc biệt, ông Kim Young Ki - phó tổng giám đốc Hyosung Vina - cho biết chi phí để xây dựng kho ngầm tiết kiệm hơn xây dựng kho nổi, trong khi hiệu suất sử dụng đất cao.


image036Kỹ sư Phạm Thị Hồng giới thiệu quy mô, nguyên lý hoạt động của kho ngầm chứa LPG - Ảnh: ĐÔNG HÀ


Dấu ấn Việt ở công trình tỉ đô


Chúng tôi đến công trình kho ngầm LPG được những kỹ sư trẻ người Việt giúp đỡ tận tình. Họ giới thiệu kho ngầm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án từ việc nhập khẩu về cảng, đưa vào kho ngầm rồi đến các nhà máy phối trộn, xuất đi.


Kỹ sư Phạm Thị Hồng mới tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, đã làm việc cho Hyosung Vina hơn một năm nay. Cô cho biết mình rất vui khi vượt qua các vòng thi tuyển của chủ đầu tư để đảm nhiệm vai trò vận hành kho ngầm. Tuy kho chưa hoạt động nhưng cô đã nắm rất sâu, rất kỹ những nguyên lý, nguyên tắc hoạt động, nhất là các điều kiện về an toàn.


Nữ kỹ sư này cho biết nhìn các đồng nghiệp đang điều khiển nhà máy polypropylene 1 hoạt động từ tháng 2-2020, cô thấy rằng các bạn kỹ sư trẻ Việt Nam làm việc rất tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư. Còn kỹ sư xây dựng Hoàng Trung (36 tuổi), người giám sát dự án kho ngầm cho Hyosung Vina, cho biết anh rất vui khi được làm việc tại một công trình hầm ngầm sâu dưới lòng đất.


Khách đến tham quan kho ngầm, anh Trung trở thành hướng dẫn viên. "Ít ai có vinh dự được chủ đầu tư nước ngoài tin tưởng giao cho giám sát thi công kho ngầm lớn thế này. Nên mình rất vui và tự hào khi được làm việc tại công trình có một không hai ở Việt Nam" - kỹ sư Trung tâm sự.


Nói về kỹ sư, công nhân người Việt, ông Wie Chol Ryang - người từng có kinh nghiệm thi công hai kho ngầm chứa khí ở Hàn Quốc từ hàng chục năm trước - cho biết nhân sự Việt rất chăm chỉ, thân thiện và có kỹ thuật tốt, nhất là kỹ thuật hàn chất lượng cao. Ông cũng rất thích người Việt vì hòa đồng và có tư duy, tính cách tương đồng người Hàn Quốc.


Công trình có nhiều cái nhất


image038Xe chở đá dưới kho ngầm - Ảnh: ĐÔNG HÀ


Kho ngầm chứa LPG gồm hai hầm khí đều có vòm mái và hình dáng như quả trứng. Trong đó, điểm sâu nhất của kho ngầm chứa khí propnane nằm ở độ sâu từ -150m tới -172m, đáy sâu nhất của kho là -192m so với mực nước biển. Kho này có sức chứa 170.000 tấn với 4 khoang chứa, chiều rộng mỗi khoang là 17m, chiều cao 22m.


Còn kho chứa khí butane nằm ở độ sâu từ -110m đến -132m, với điểm sâu nhất là -152m so với mực nước biển. Kho này có sức chứa 70.000 tấn với 2 khoang. Tổng chiều dài hầm của kho chứa gần 4,8km.


Đại diện Hyosung Vina khẳng định với kích cỡ và sức chứa này, kho ngầm LPG tại Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là lớn nhất Đông Nam Á.


Ngoài ra, trên mặt đất Hyosung còn xây dựng 10 bồn chứa khí, mỗi bồn có sức chứa 4.000 tấn. Đây cũng là bồn chứa khí lớn nhất thế giới vì đến nay các bồn cùng loại chỉ chứa được khoảng 1.000-2.000 tấn.


Để tạo ra các sản phẩm từ khí, chủ đầu tư đã nhập về Việt Nam và lắp đặt tại nhà máy một tháp tách khí cao gần 120m, có đường kính 10m. Đây cũng là tháp tách khí cao, lớn nhất thế giới.


Cách đào kho ngầm


Để đào kho ngầm chứa khí dưới lòng đất, trước tiên phải đào một đường hầm dùng để thi công. Đường hầm này sâu gần 100m và có đường kính 21m. Từ đường hầm thi công này, đào tiếp ra hai ngả và sâu xuống để tạo ra hai hầm chứa như đã nói ở trên.


Để ngăn và bịt giữa đường hầm thi công với đường hầm chứa khí, người ta đổ các lớp bêtông dày 5m. Sau đó đường hầm thi công sẽ được bơm nước vào. Cùng với đó, hai đường hầm để luồn các ống bơm xuống kho cũng được bơm đầy nước. Việc này để tạo cho hầm chứa khí được bao bọc xung quanh bằng nước.


Ngoài ra, người ta còn khoan, tạo các "rèm nước" xung quanh hầm. "Đó là để áp suất thủy tĩnh của nước xung quanh hầm lớn hơn áp suất của khí. Nhờ đó, khí không bị rò rỉ ra ngoài" - kỹ sư Hồng giải thích.


image040Toàn cảnh dự án nhà máy sản xuất Polypropylene, kho ngầm chứa LPG và bến cảng của Hyosung Vina - Ảnh: ĐÔNG HÀ chụp lại của Hyosung Vina


image042Tháp tách khí lớn nhất thế giới, bên cạnh là những bồn chứa hình quả cầu cũng lớn nhất thế giới - Ảnh: ĐÔNG HÀ


image044Thang vận có trọng tải 50 tấn đưa xe luôn xuống kho ngầm - Ảnh: ĐÔNG HÀ


image046Kỹ sư Hoàng Trung giới thiệu về kho ngầm tại thực địa cho quan khách - Ảnh: ĐÔNG HÀ


ĐÔNG HÀ
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16215)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25474)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16802)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15841)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16375)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15567)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16154)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19273)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18474)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17309)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15686)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15750)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15410)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15424)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17714)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15356)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19840)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19502)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.