Con tướng Võ Nguyên Giáp bị tố xấu chơi về quyền đồng tác giả của ông Hữu Mai

30 Tháng Ba 20219:25 SA(Xem: 6935)

VĂN HÓA ONLINE – VIỆT NAM - THỨ BA 30 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Con tướng Võ Nguyên Giáp bị tố xấu chơi về quyền đồng tác giả của ông Hữu Mai


VOA 29/03/2021


image009Các cuốn sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện.


Gia đình cố đại tướng Võ Nguyên Giáp không công nhận cố nhà văn Hữu Mai là đồng tác giả bộ hồi ký của đại tướng, một đại diện gia đình ông Hữu Mai cho biết, theo tường thuật trong những ngày gần đây của Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Nông Nghiệp Việt Nam và một số báo khác.


Theo tìm hiểu của VOA, trước khi lên tiếng với báo chí, ông Trần Hữu Bình, con trai cả của cố nhà văn Hữu Mai, đã giãi bày về vấn để kể trên thông qua trang Facebook cá nhân hôm 10/3.


Ông Trần Hữu Bình, cũng là một nhà văn với bút danh Bình Ca, cho hay người cha là nhà văn Hữu Mai đã dành 30 năm để viết bộ hồi ký cho đại tướng Võ Nguyên Giáp.


“Trong ‘Tổng tập hồi ký Võ Nguyên Giáp’ dày 1.358 trang thì phần cha tôi viết là 1.136 trang”, nhà văn Bình Ca thuật lại trên Facebook.


Thời gian gần đây, bộ sách hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện “không thể phát hành” vì “lý do khá đáng buồn”, vẫn theo lời kể của ông Bình Ca trên mạng xã hội.


Từ khi ông Hữu Mai qua đời hồi năm 2007, đại diện gia đình đại tướng là người con trai có tên Võ Điện Biên “đã không chấp nhận nhà văn Hữu Mai là đồng tác giả”, ông Bình Ca cho biết.


“Những năm cha tôi còn sống, nhuận bút vẫn được chia giữa ông và đại tướng theo tỷ lệ 50/50”, theo lời con trai của cố nhà văn Hữu Mai. Ông Bình Ca viện dẫn Luật Sở hữu Trí tuệ để nói rằng người cha của mình và đại tướng Giáp là đồng tác giả các cuốn hồi ký.


Tuy nhiên, về sau, ông Võ Điện Biên “không đồng ý ký vào hợp đồng xuất bản nếu trong đó có đại diện gia đình nhà văn Hữu Mai. Vì vậy các nhà xuất bản không thể in sách khi thiếu chữ ký cho phép của một trong hai đồng tác giả theo luật định”, ông Bình Ca chia sẻ thêm thông tin.


Đến tháng 6/2020, gia đình cố nhà văn Hữu Mai “vô tình được biết Nhà Xuất bản Thông tin Truyền thông đã in hai cuốn sách trong bộ hồi ký là ‘Đường tới Điện Biên Phủ’ và ‘Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử’, nhưng không xin phép gia đình nhà văn”, vẫn theo bài viết trên trang Facebook của ông Bình Ca .


Về sự việc này, phía nhà xuất bản giải thích với gia đình ông Bình Ca rằng họ đã xin ý kiến gia đình cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, và được ông Võ Điện Biên cho biết “không cần phải lấy ý kiến gia đình nhà văn Hữu Mai”.


“Điều đó khiến họ hiểu nhầm là gia đình Đại tướng đã được gia đình nhà văn ủy quyền thay mặt hai bên ký hợp đồng”, ông Bình Ca thuật lại.


image011Một triển lãm ảnh về đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội hôm 24/8/2011


Ông Bình Ca không đi vào chi tiết về những trao đổi giữa gia đình ông và nhà xuất bản, nhưng ông cho biết rằng sau khi nhà xuất bản nắm rõ bản chất sự việc và với thực tế là họ rất hiểu luật về quyền tác giả, “họ đã làm công văn xin lỗi gia đình chúng tôi, đồng thời gửi công văn tới gia đình Đại tướng đề nghị hủy hợp đồng 5 năm do việc ký kết giữa hai bên không theo đúng các quy định pháp luật. Nhà xuất bản cũng xin được khép lại câu chuyện và chúng tôi chấp thuận”.


Báo Tuổi Trẻ hôm 29/3 dẫn lời tiến sĩ Lưu Trần Luân, nguyên Ủy viên Hội đồng Biên tập Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, người từng được tiếp xúc khá nhiều với đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như tiếp tục có mối quan hệ với các con của Đại tướng, khẳng định tác giả của hồi ký là đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Tuy công nhận rằng nhà văn Hữu Mai có công trong bộ hồi ký và có quyền liên quan, một quyền có tính vĩnh viễn, hoặc là quyền tác giả "thứ cấp", nhưng tiến sĩ Luân có quan điểm rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp mới giữ quyền tác giả chính.


Vẫn ông Luân nói trong bài báo của Tuổi Trẻ rằng hai gia đình nên thể hiện trách nhiệm với nhau trong việc xuất bản bộ hồi ký và nhuận bút nên chia với tỉ lệ được thỏa thuận giữa hai nhà, không nhất thiết là 50/50 như trước đây.


Trong khi đó, về phía gia đình cố nhà văn Hữu Mai, con trai cả của ông là Bình Ca bày tỏ trên Facebook rằng “dù rất thiện chí và mong muốn bộ hồi ký của Đại tướng được tiếp tục in, nhưng gia đình chúng tôi cho rằng nó phải được phát hành theo đúng quy định của pháp luật, và tôn trọng quyền tác giả của nhà văn”.


Người con của cố nhà văn tiếp đến “đề nghị các nhà xuất bản có ý định xuất bản bộ hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp do cha tôi thể hiện tôn trọng quyền chính đáng và theo luật định này”.


Khi được VOA hỏi ông có suy nghĩ gì về sự việc gây tranh cãi nêu trên và về lời gợi ý của tiến sĩ Lưu Trần Luân về phương hướng giải quyết, ông Bình Ca nói:


“Những gì cần nói, gia đình chúng tôi đã nói cả rồi. Chúng tôi không muốn làm phức tạp thêm nữa vì mỗi người hiểu một kiểu. Tôi không muốn tranh luận nữa. Tôi chỉ nói những điều chúng tôi suy nghĩ và đã nói hết cả rồi. Gia đình bên kia chưa nói, hãy chờ lắng nghe họ nói thì tốt hơn”.


VOA cố gắng liên lạc với ông Võ Điện Biên, trưởng nam của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng không nhận được hồi đáp. Báo Tuổi Trẻ đưa tin hôm 29/3 rằng họ liên hệ với ông Biên ngày hôm trước nhưng ông Biên chỉ trả lời ngắn gọn là "việc này gia đình chưa có ý kiến".
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26257)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19269)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13928)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15812)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.