Phạm Bình Minh và Vương Nghị dự lễ cột mốc Móng Cái ở cầu Bắc Luân II; Trung cộng lại tập trận ở Hoàng Sa

24 Tháng Tám 20209:12 SA(Xem: 6497)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ HAI 24 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Phạm Bình Minh và Vương Nghị dự lễ cột mốc Móng Cái ở cầu Bắc Luân II; Trung cộng lại tập trận ở Hoàng Sa


(Văn Hóa Online tổng hợp)


24/8/2020


Phạm Bình Minh và Vương Nghị dự lễ kỷ niệm cột mốc Móng Cái ở cầu Bắc Luân II


image012

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham quan cột mốc 1369 (2) tại Việt Nam. Nguồn Vietnamnet.


Hôm 23/8/2020, tại cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Lễ kỷ niệm do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.


image013

Cầu Bắc Luân II nối TP.Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với TP.Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc).Nguồn Dân Việt.


image014

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại vạch phân quản cầu Bắc Luân I, sang phía Việt Nam.


image015image016

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ký tên vào cột mốc và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bên cột mốc biên giới.


+++++++++++++++++++++++++


Cầu Bắc Luân I và II


image017

Cầu Bắc Luân I khoảng năm 1898. Ảnh tài liệu.


image018


Cầu Bắc Luân I: Vào năm 1957, khởi công xây dựng lại cây cầu. Cầu dài 111m, gồm 5 nhịp xi măng cốt thép, cao 22,2m, mặt cầu rộng 7m, đường dành cho người đi bộ rộng 1,5m, độ cao tiêu chuẩn của mặt cầu là 102,2m. Điểm đầu cầu bên Trung Quốc chếch k657+11.09; điểm đầu cầu Việt Nam chếch k658+35.91. Ngày 1-9-1992 bắt đầu khởi công xây dựng, trải qua hai năm thi công. Ngày 17-4-1994, cây cầu được thông xe. Bá Khang (sưu tầm)


 image019

Cầu Bắc Luân II: Sáng 19/3/2019, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phối hợp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan cầu Bắc Luân II bắc qua sông Ka Long,cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung cộng) . Nguồn VNews


image020

Sáng ngày 19/3/2019, lễ thông quan cầu Bắc Luân II cây cầu nối thành phố Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) với thành phố Đông Hưng, Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức diễn ra. Cầu Bắc Luân II bắc qua sông Ka Long, cách cầu Bắc Luân I khoảng 3,2 km về phía hạ lưu. Cầu dài 618 m, rộng 27,7m, khoang thông thuyền rộng 50m, cao 7m, có thể chịu được động đất cấp 7.


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM


Cầu Bắc Luân I


image021

Cầu Bắc Luân xưa (Ảnh tư liệu)


image022

Cây cầu ngày trước sử dụng phần khung bằng sắt (Ảnh tư liệu)


image022

Cầu nhiều lần bị phá hỏng và được xây, sửa lại (ảnh tư liệu)


image023

Một góc cầu Bắc Luân I ngày nay. Ngày 1 tháng 9 năm 1992 bắt đầu khởi công xây dựng, trải qua hai năm thi công tới ngày 17 tháng 4 năm 1994 cây cầu được thông xe.


Theo báo Quảng Ninh Cập nhật lúc 06:11, Thứ Tư, 16/01/2013 (GMT+7)


Cầu Bắc Luân I là cây cầu nối liền hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và Bắc Luân của Trung Quốc.


image024

Cầu Bắc Luân I.Nguồn báo Quảng Ninh.


Theo tài liệu còn lưu giữ được, đầu năm 1898, cây cầu bắt đầu được khởi công xây dựng. Sau khi chiến tranh Trung - Pháp kết thúc, Pháp ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc), phía Pháp sẽ chịu trách nhiệm về kỹ thuật và cung cấp sắt thép, Trung Quốc chịu trách nhiệm về kinh phí và nhân công, hai bên cùng hợp tác xây dựng cây cầu sắt bắc qua sông Bắc Luân nối liền Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc).


Cây cầu có chiều dài 118m; toàn bộ kết cấu trên dưới của mặt cầu và trụ cầu đều bằng sắt thép, có 3 trụ và 4 làn đường, mỗi trụ cầu đều được xây bằng kết cấu bê tông. Cây cầu này thi công trong hai năm thì hoàn thành. Sau khi xây dựng xong còn có quy định: 3 năm tổng bảo dưỡng 1 lần, 1 năm kiểm tra sửa chữa sơ bộ một lần, hai bên cùng chịu trách nhiệm phí sửa chữa. Trải qua hàng chục thập kỷ, phần khung sắt của cây cầu bị gỉ và hao mòn dần. Những tấm thép lót của mặt cầu đã bị thủng.


Trong năm 1957, việc khởi công xây dựng lại cây cầu được hai bên đưa ra thảo luận và quyết định hợp tác thiết kế. Cầu dài 111m, gồm 5 nhịp xi măng cốt thép, cao 22,2m, mặt cầu rộng 7m, đường dành cho người đi bộ rộng 1,5m, độ cao tiêu chuẩn của mặt cầu là 102,2m. Điểm đầu cầu bên Trung Quốc chếch k657+11.09; điểm đầu cầu Việt Nam chếch k658+35.91. Tổng dự toán đầu tư là 582.000 Nhân dân tệ. Hai bên lan can cầu lắp hệ thống đèn chiếu sáng.


Ngày 17-11-1957, cây cầu chính thức được khởi công. Ngày 25-5-1958, lễ khánh thành cây cầu Hữu Nghị Bắc Luân, ông Trần Nhữ Đường, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và ông Đỗ Mẫn, Chủ tịch tỉnh Hải Ninh (Việt Nam) cùng cắt băng khánh thành.


Ngày 1 tháng 9 năm 1992 bắt đầu khởi công xây dựng lại, trải qua hai năm thi công tới ngày 17 tháng 4 năm 1994 cây cầu được thông xe./


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


W.DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng


image025


Lý Kiến Trúc phỏng vấn Gs Nguyễn Văn Canh phản biện Đại sứ Lê Công Phụng


image026


Chưa thấy công bố nội dung Hiệp ước cửa biển sông Bắc Luân và thác Bản Giốc


image027


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa


Minh Trung


23/08/2020  Thanh Niên


Hoàn Cầu thời báo hôm qua dẫn thông báo từ Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) cho hay từ 0 giờ ngày 24.8 đến 24 giờ ngày 29.8 sẽ có cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông


image028

Một cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Weibo


Thông báo nêu 8 tọa độ giới hạn khu vực diễn tập và cấm tàu thuyền. Sau khi nhập các tọa độ được nêu vào Google Maps, PV Thanh Niên phát hiện có 3 vị trí nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nếu những vị trí này chính xác, điều này cho thấy Trung Quốc tiếp tục ngang ngược có hoạt động quân sự phi pháp ở Hoàng Sa.


Cách đây gần 2 tuần, một bức ảnh được đăng trên mạng xã hội cho thấy dường như có một chiếc oanh tạc cơ H-6J của Trung Quốc đậu phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trước đó, từ ngày 1 - 5.7, quân đội Trung Quốc đã ngang nhiên tập trận xung quanh Hoàng Sa./


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngay sau kỷ niệm hiệp ước biên giới với Việt Nam, Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa


VOA 24/08/2020


image029


Một đội tàu Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 12/2016


Trung Quốc thông báo tập trận từ ngày 24 đến 30/8/2020 ở gần quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp với Việt Nam, chỉ một ngày sau khi hai nước kỷ niệm rầm rộ 20 năm thực thi Hiệp ước Biên giới trên đất liền.


Theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, được Nhân Dân Nhật Báo của nước này đăng lại, các điểm tập trận có tọa độ ở vùng đông nam đảo Hải Nam và đông bắc quần đảo Hoàng Sa.


Cục hải sự Hải Nam cũng cảnh báo tàu thuyền không có phận sự phải đi lại cách các điểm tập trận 5 hải lý (gần 9,3 kilomet).


Ở thời điểm bản tin này được đăng, Việt Nam chưa thể hiện thái độ chính thức. Trước đó, khi Trung Quốc tập trận ở phía bắc Hoàng Sa từ ngày 1 đến 5/7, Hà Nội đã nhanh chóng phản ứng. Theo đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay hôm 2/7 rằng họ đã “giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai”.


Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Nam Việt Nam, vào đầu năm 1974. Nước Việt Nam thống nhất sau đó, nay mang tên chính thức là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền về quần đảo.


Chỉ một ngày trước khi cuộc tập trận bắt đầu, hôm 23/8/2020, các quan chức cao cấp của Trung Quốc và Việt Nam làm lễ kỷ niệm trọng thể 20 năm ngày ký Hiệp ước Biên giới đất liền giữa hai nước. Buổi lễ được tổ chức tại cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Việt Nam - Đông Hưng, Trung Quốc.


Các báo Việt Nam cho hay hai quan chức hàng đầu chủ trì lễ kỷ niệm là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.


Về phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nói việc hai nước ký kết Hiệp ước Biên giới năm 1999 và hoàn thành công tác phân giới cắm mốc năm 2008 đánh dấu việc lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước “đã hoạch định được đường biên giới trên đất liền một cách khoa học, chính xác”, khép lại quá trình 36 năm đàm phán.


Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá rằng “đây là kinh nghiệm quý báu của hai nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ”.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị được báo chí Việt Nam dẫn lời phát biểu rằng “việc hai bên giải quyết ổn thỏa các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ sẽ là kinh nghiệm quý báu để giải quyết vấn đề trên biển”.


Còn theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi ra sau buổi lễ, ông Vương đã thúc giục Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông.


“Chúng ta phải phát huy cách giải quyết thành công các vấn đề biên giới trên bộ để tìm cách sớm dàn xếp các tranh chấp trên biển … Hai nước có khả năng và sự thông thái để tiếp tục đàm phán về các vấn đề trên biển”, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ phức tạp gấp nhiều lần các vấn đề trên bộ, và cuộc tập trận đang diễn ra của Trung Quốc càng nêu bật lên sự phức tạp này.


Dù hai nước đã phân định được Vịnh Bắc Bộ từ năm 2000, nhưng họ vẫn bế tắc về vùng biển cửa vịnh sau hàng chục năm đàm phán, do khác biệt quan điểm và mấu chốt nhất là tranh chấp về quần đảo Trường Sa, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với VOA.


“Phải giải quyết được vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mới giải quyết được các tranh chấp liên quan. Đây là vấn đề rất khó. Việc đàm phán có thể kéo dài hàng chục năm, nếu không nói là hàng trăm năm”, tiến sĩ Hiệp nhận định.


Nhìn vào lời thúc giục đàm phán do Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra, nhà nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak đánh giá rằng Trung Quốc muốn Việt Nam đàm phán song phương, không quốc tế hóa và không để các quốc gia bên ngoài tham gia, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ ngày càng tăng lên.


Ông Hiệp cho rằng ý định này của Trung Quốc sẽ có ít tác dụng vì nước này tiếp tục hành động không nhất quán, vẫn gây sức ép hoặc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà cuộc tập trận ở gần Hoàng Sa trong tuần này là một ví dụ nữa.


“Việt Nam nhận thức được sự bất nhất của Trung Quốc, và Hà Nội có hành động riêng để bảo vệ lợi ích của mình. Đó là phát huy nội lực và thúc đẩy quan hệ với các nước có chung nhận thức chiến lược, như Mỹ chẳng hạn. Tuy nhiên, những diễn biến này làm cho tranh chấp Việt Nam-Trung Quốc càng trở nên khó giải quyết hơn”, tiến sĩ Hiệp nói với VOA.

10 Tháng Hai 2022(Xem: 3469)
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4400)